GDP (Gross Domestic Product) chỉ số sản phẩm quốc nội được dùng để đo lường sự phát triển của một đất nước, đây là một chỉ số mà tất cả nhà đầu tư ngoại hối đều quan tâm. Và Mỹ là quốc gia có chỉ số GDP ảnh hưởng toàn thế giới.
Contents
GDP là gì?
GDP – Tổng sản phẩm quốc nội hay tổng sản phẩm nội địa là chỉ số phản ánh tổng giá trị của hàng hóa, dịch vụ được sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng của một quốc gia hay trong một vùng lãnh thổ cụ thể.
GDP tổng sản phẩm quốc nội là thước đo mức độ tăng trưởng của nền kinh tế của một đất nước đang phát triển hay suy thoái.
Bất cứ một quốc gia nào muốn duy trì một nền kinh tế phát triển ổn định bắt buộc phải có một GDP cao, nó phải ánh tình hình việc làm của công dân, sự ổn định về tiền tệ cùng những phát triển vượt bậc.
Cách tính chỉ số tổng sản phẩm quốc nội
Có nhiều phương pháp tính chỉ số tổng sản phẩm quốc nội – GDP như sau:
Tính chỉ số tổng sản phẩm quốc nội theo phương pháp chi tiêu
Với phương pháp này thì tổng số tiền mà từng hộ gia đình tại một quốc gia dùng để chi tiêu vào nhu phẩm hàng hóa (ăn uống, đi lại, tiêu dùng,…) sẽ là chỉ số GDP của đất nước đó. Và chỉ số tổng sản phẩm quốc nội được tính theo công thức:
Y = C + I + G + (X – M)
Trong đó:
- Y là chỉ số GDP – tổng sản phẩm quốc nội
- I là tổng đầu tư trong nước từ tư nhân ( trong đó có chi phí các doanh nghiệp sử dụng để mua trang thiết bị, công xưởng hoặc vật liệu xây dựng, tiền sử dụng để mua nhà cho các hộ gia đình, hàng tồn kho của các doanh nghiệp có nghĩa là được đưa vào kho và chưa thể bán được)
- C là tổng chi phí của các hộ gia đình được sử dụng trong việc mua hàng hóa và dịch vụ ( không bao gồm chi phí mua nhà cửa hoặc xây dựng nhà mới)
- G là khoản chi tiêu của chính phủ dành cho các cấp trong bộ máy hoạt động của chính phủ từ trung ương đến địa phương, trong đó có quốc phòng an ninh, y tế, giáo dục, luật pháp, cầu cống, đường sá,… Chi tiêu của chính phủ không bao gồm các khoản nợ trợ cấp cho người nghèo hay người già tàn tật,…
- X-M là giá trị xuất khẩu (X) và giá trị nhập khẩu (M)
Tính chỉ số tổng sản phẩm quốc nội với phương pháp thu nhập
Phương pháp thu nhập là tổng các khoản: tiền lương, tiền lãi, tiền thuế của một đất nước đây là phương pháp chỉ số tổng sản phẩm quốc nội hay tổng chi phí sản xuất cuối cùng của xã hội. Được tính theo công thức sau:
GDP = W + R + i + Pr + Ti + De
Trong đó:
- W: là tiền lương
- R: là tiền thu được từ việc cho thuê tài sản
- i: là tiền lãi
- Pr: là lợi nhuận
- Ti: là thuế gián thu ròng
- De: là phần khấu hao tài sản cố định
Tính chỉ số tổng sản phẩm quốc nội với phương pháp giá trị gia tăng
- VA là ký hiệu của giá trị gia tăng của một doanh nghiệp
- GO là ký hiệu giá trị gia tăng của ngành
- GDP là ký hệu giá trị tăng thêm của một nền kinh tế
Ta có công thức tính GDP theo phương pháp giá trị gia tăng như sau:
GO = ∑ VAi (i=1, 2, 3,…, n)
Trong đó:
- VAi là giá trị gia tăng của một doanh nghiệp trong ngành i
- n là tổng doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế cần tính
Lưu ý: Những kết quả tính từ các công thức trên đều đưa ra cùng một kết quả và đó là chỉ số tổng sản phẩm quốc nội của một quốc gia.
GDP – tổng sản phẩm quốc nội của Mỹ – nền kinh tế của đất nước dẫn đầu thế giới
Theo thống kê vào cuối năm 2019, chỉ số GDP của nước Mỹ đạt khoảng 97,2 nghìn tỷ đô ( chiếm 25% tổng GDP của toàn cầu) nhưng dân số của quốc gia này chỉ có 4.3% trong quy mô dân số của toàn cầu.
Trong đó chỉ có bốn bang New York, Texas, Florida và California nếu đước tách riêng biệt thì được lọt vào top 17 quốc gia có nền kinh tế phát triển vững mạnh nhất thế giới. Đây là những con số chứng minh cho tất cả chúng ta thấy vì sao nước Mỹ lại trở thành nền kinh tế đứng đầu thế giới và đồng Đô la cũng trở thành đồng tiền chung của toàn cầu.
Trên thực tế nếu xét theo chỉ số GDP thì Mỹ đang dẫn đầu thế giới, nhưng Mỹ chưa phải là đất nước giàu nhất. Bởi sự chênh lệch về thu nhập của quốc gia này là quá lớn, khi mà Bill Gates, Warren Buffett và Jeff Bezos lại chiếm đến 50% gía trị thu nhập trên tổng thu nhập của đất nước. Qatar hiện đang là đất nước dẫn đầu về sự giàu mạnh.
Hy vọng bài viết này có ích với bạn. Chúc bạn giao dịch thành công!
>>>Xem thêm: Lạm phát là gì?