Trong năm ngoái, tàu chở dầu có 4 bồn chứa khi đốt tự nhiên hóa lỏng của Nga – Grand Aniva, có lộ trình di chuyển giữa mỏ khí đốt ở phía đông nước Nga với các kho chức ở Nhật Bản và Đài Loan. Tuy nhiên, chỉ sau 2 ngày Nga đổ bộ vào Ukraine, con tàu đã chuyển hướng sang Trung Quốc.
Lộ trình sau khi thay đổi đã tăng lên thêm 3 sân bóng. Từ đó có thể thấy được Tổng thống Vladimir Putin vấn có thể tìm được người mua năng lượng của mình đến từ châu Á dù vẫn đang chịu các lệnh trừng phạt từ phương Tây.
Hồi 14/04/2022, ông Putin đã tuyên bố rằng họ sẽ chuyển hướng xuất khẩu từ phương Tây sang các nước có nền kinh tế đang phát triển ở miền nam và miền đông. Hiện tại, hai nước tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới là Trung Quốc và Ấn Độ là mục tiêu bất khả dĩ của Nga.
Tuy nhiên, để bán được năng lượng cho Trung Quốc và Ấn Độ thì Nga cần hạ giá năng lượng của mình xuống để cân bằng lợi ích với hai nước này. Họ cần một mức giá xứng đáng với những rủi ro và chi phí mà họ phải đối mặt. Ngoài ra, Nga cũng cần quan tâm hơn đến các kế hoạch lâu dài và nâng cấp cơ sở hạ tầng để đáp ứng cho sự thay đổi.
Để chuyển hướng bán khí đốt tự nhiên từ châu Âu sang châu Á cần phải có những đường ống vận chuyển và những cảng biển chuyên dụng. Chúng có nhiệm vụ vận chuyển và hóa lỏng khí tự nhiên để gửi lên tàu khi cần vận chuyển bằng đường thủy.
Thế nhưng, các nhà cung cấp dịch vụ bảo hiểm từ chối cung cấp dịch vụ cho tàu hàng của Nga, các ngân hàng cũng không đồng ý cho các công ty vận chuyển vay trong thời gian dầu được vận chuyển. Lý do cho các điều trên là các lệnh trừng phạt về tài chính của phương Tây. Vì vậy, các công ty dầu mỏ, người mua ở Ấn Độ đang yêu cầu Nga phải giảm giá năng lượng cho họ. Đây được xem như một khoản bù đắp cho chi phí và rủi ro mà họ phải đối diện.
Việc xuất khẩu than đến Trung Quốc có thể thực hiện bằng đường bộ và ít ghi gặp trở ngại về hậu cần. Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu than chỉ bằng 1/10 so với xuất khẩu dầu mỏ và 1/4 so với khí đốt.
Bên cạnh đó, các lệnh trừng phạt của phương Tây đang nhắm vào các giao dịch bằng đồng USD. Điều này cũng làm giảm nhu cầu của Trung Quốc đối với khoáng sản Nga.
“Ngày nay, ngay cả những nhà kinh doanh than tư nhân của Trung Quốc cũng không muốn đụng đến than của Nga do lo ngại lệnh trừng phạt”, Zhou Xizhou, chuyên gia lĩnh vực năng lượng đang làm việc tại S&P Global, cho biết.