Mô hình Evening Star là một mẫu mô hình nến được cấu tạo bởi ba nến (không giống như những mô hình nến khác thường được hình thành bởi 1 nến hoặc 2 nến). Trong đó có một nến tăng lớn, một nến nhỏ có thể giảm hoặc tăng (không quan trọng về màu sắc), và 1 nến còn lại là nến giảm lớn.

Mô hình nến Evening Star là mẫu nến đảo chiều giảm, chúng thường xuất hiện tại đỉnh của một xu hướng tăng giá, mô hình nến Evening Star gần giống phiên bản kế tiếp của mô hình Bearish Harami.
Contents
Đặc điểm cấu tạo của mô hình Evening Star
Có tên là Evening Star – sao ban chiều bởi chúng giống như những ngôi sao vậy, sau những tia nắng rực rỡ màn đêm sẽ buông xuống và những ngôi sao lấp lánh bắt đầu thay thế cho những ánh sáng ban ngày.

Nhìn vào mô hình nến Evening Star nhà đầu tư có thể thấy những đặc điểm như sau:
- Nến thứ nhất là một nến tăng cỡ lớn
- Nến thứ hai là một cây nến khá nhỏ gần bằng nến Doji hay nến con xoay spinning top. Cây nến này có thân ngắn hay gần như không có thân tựa như các cây nến Doji, nhằm kìm hãm sức mạnh đang tăng của phe mua, tạo một thế cân bằng cho cả hai bên bán và mua.
- Nến thứ ba là một nến giảm lớn, có giá đóng cửa nằm trọn trong một cây nến đầu tiên, hoặc cũng có thể có độ dài ít nhất bằng 1/2 so với thân nến xanh tăng thứ nhất. Nhằm chứng minh phe bán đang ngấp nghé áp đảo phe mua, giành quyền kiểm soát sau khi đã tạo được sự cân bằng từ cây nến thứ hai.
Bên cạnh đó, nhà đầu tư cũng nên lưu ý những đặc điểm sau:
- Nến càng dài, lực đảo chiều càng lớn
- Nến hình thành một khoảng Gap giữa nến thứ nhất và thứ hai đồng nghĩa tỷ lệ đảo chiều xu hướng sẽ mạnh mẽ hơn.
- Có những khoảng Gap giữa nến thứ hai và ba có tỷ lệ đảo chiều được củng cố.
- Nến thứ ba càng giảm mạnh khi so với nến đầu tiên thì sự đảo chiều được khẳng định.
- Trong mô hình nến Evening Star nhà đầu tư chỉ nên quan tâm đến kích thước thân nến, không cần chú ý đến bóng nến.
Cách vào lệnh với mô hình Evening Star

Để giao dịch với mô hình Evening Star nhà đầu tư cần mài dũa tính kiên nhẫn để chờ đợi sự hình thành của mô hình này. Vì vậy, trader có thể tìm kiếm điểm Entry vào lệnh ở phía dưới cây nến thứ ba, sau đó nến này sẽ được hình thành, tiếp tục cắt lỗ trên râu nến của cây nến thứ 1 từ 1-2 pip.
Lưu ý: trong khi giao dịch trader sẽ gặp phải những tình huống như nến 3 gần bao trùm cả nến 1 và nến 2, trong trường hợp này bạn có thể xem đây là mô hình đảo chiều siêu mạnh và có mức rủi ro tương đối thấp.
Mặc khác, trong trường hợp nến thứ 3 không bao trùm được nến thứ 1 và thứ 2, có thân nến dài vừa phải thì khả năng đây là một giao dịch đầy rủi ro. Như đã nói, cây nến thứ 3 là nến dùng để xác nhận quyền áp đảo của phe mua với phe bán. Nhưng thân nến thứ 3 ngắn, cho tín hiệu phe bán không đủ lực, nhà đầu tư cần quan sát thêm tín hiệu từ cây nến thứ 4 để xác nhận đây có phải là nến từ chối không, sau đó Buy và vào lệnh sẽ bớt rủi ro hơn.
Ví dụ về giao dịch mô hình Evening Star

Trong vị dụ trên, nhà đầu tư có thể thấy cặp EUR/USD trong khung thời gian M5, có nến 1 , nến 2, nến 3 theo đánh dấu chính là mô hình nến Evening Star. Thực tế, chiều dài của nến thứ 3 chưa thể bao trọn nến xanh số 1 nhưng độ dài của nó đã vượt quá 50% so với nến số 1, trader có thể quan sát đây là tín hiệu cho thấy một sự đảo chiều xu hướng mạnh mẽ chuẩn bị diễn ra. Nhà đầu tư chỉ giao dịch trên khung M5 thôi nhưng EUR đã giảm đến 40 pip.
Lưu ý khi ứng dụng mô hình Evening Star

Tóm lại, mô hình nến Evening Star là một mô hình nến đảo chiều vô cùng quan trọng nhưng nó chỉ thực sự đúng cho một thị trường có xu hướng tăng. Nhà đầu tư cần chờ mô hình này hình thành thì mới nên tiến hành giao dịch. Lưu ý, nến thứ 2 trong mô hình này phải là một nến doji hoặc một nến tăng nhỏ. Nến thứ 3 trong mô hình nến Evening Star phải có thân nến gần bằng nến tăng, hay bằng độ dài của nến thứ 3, đủ lớn để bao trọn nến 1 và 2, điều này cho thấy một xu hướng giảm giá mạnh, nhà đầu tư chuẩn bị đặt lệnh Sell và chờ đợi thành công.
>>>Xem thêm: Mô hình nến đảo chiều