Hashrate được xem là một trong những chỉ số quan trọng trong quá trình đánh giá xu hướng của Bitcoin. Vậy cụ thể hơn Hashrate là gì? Tầm quan trọng của hashrate trong crypto như thế nào? Cùng topsanfx tìm hiểu ngay bài viết giải đáp sau đây nhé!
Contents
Hashrate là gì?
Hashrate (tỷ lệ băm) là đơn vị được sử dụng để tính toán, giải thuật toán trên máy tính nhằm để mã hóa các dữ liệu (hashing). Đại diện cho khả năng bảo mật cũng như hạn chế sự tấn công tổng thể của mạng. Mọi quá trình mã hóa này sẽ được thực hiện dựa trên một hàm băm có các hệ thống mạng lưới đi kèm theo cơ chế Proof of Work.
- DAO là gì? Những mặt hạn chế của DAO trong Crypto
- Layer 2 là gì? Những mặt hạn chế của giải pháp Layer 2
- Masternode là gì? Những lợi ích và rủi ro của Masternode
- Sidechain là gì? Những sự thật ít ai biết đến về Sidechain
Những cơ chế đồng thuận này sẽ bao gồm SHA-256 của Bitcoin, Ethash của Ethereum, Equihash của Zcash,… Hiểu đơn giản thì những Hashrate sẽ thể hiện rõ được tần suất tham gia vào mạng Bitcoin của các máy đào như thế nào.
Hashing là gì?
Thuật ngữ Hashing được biết đến là một quá trình chuyển đổi đầu vào gồm các ký tự có kích thước không cố định. Mục đích của hoạt động này là nhằm tạo ra các đầu sở hữu kích thước cố định hơn. Thực tế, Cryptographic Hash Function (hàm băm mật mã hóa) chính là các phần cốt lõi của cryptocurrency.
Những cơ chế này sẽ giúp cho blockchain và các chuỗi phân tán có thể tối ưu hóa được các tính năng bảo mật dữ liệu ở mức cao nhất. Miễn đầu vào không thay đổi thì các thuật toán Hashing cũng sẽ cùng đưa ra một đầu. Thông thường thuật toán này sẽ được thiết kế như các hàm băm (hash) một chiều và rất khó khăn trong việc chuyển đổi ngược lại.
Cách xác định Hashrate
Đơn vị đo Hashrate
Tỷ lệ băm sẽ được xác định dựa trên đơn vị Hash/giây (ký hiệu: H/s) là chủ yếu. Nhưng thời gian sau đó, sự phát triển vượt bậc của nền công nghệ đã tạo nên nhiều đơn vị đo khác nhau và mỗi đơn vị đó sẽ được quy ước cụ thể như sau:
- 1 kH/s là 1.000 hash mỗi giây.
- 1 MH/s là 1.000.000 hash mỗi giây.
- 1 GH/s là 1.000.000.000 hash mỗi giây.
- 1 TH/s là 1.000.000.000.000 hash mỗi giây.
- 1 PH/s là 1.000.000.000.000.000 hash mỗi giây.
- 1 EH/s là 1.000.000.000.000.000.000 hash mỗi giây.
Chuyển đổi tỷ lệ các đơn vị Hash rate
- 1 MH/s = 1.000 kH/s.
- 1 GH/s = 1.000 MH/s = 1.000.000 kH/s.
- 1 TH/s = 1.000 GH/s = 1.000.000 MH/s = 1.000.000.000 kH/s.
Hướng dẫn cách đo lường Hashrate
Để dễ dàng đo lường được Hashrate, chúng ta có thể áp dụng các phương thức cơ bản như sau:
- Cách đo lường Hashrate một máy đáo: Mặc dù, Hashrate là một chỉ số nhưng chúng lại rất khó để xác định bằng các công thức. Khi đó, để đo lường được chúng đòi hỏi bạn phải dùng các phần cứng như phần cứng đích để đo bao nhiêu băm mỗi giây. Nếu muốn đo Hashrate của chính máy đào bạn có thể sử dụng trực tiếp các máy tính Hashrate.
- Cách đo lường Hashrate của mạng lưới Bitcoin: Để đo được các thông tin này đòi hỏi các máy đào phải xác nhận được danh tính khi khai thác nhưng đây là điều rất khó khăn. Do đó, để đo lường được chúng người ta sẽ so sánh số khối được phát hiện trong 24h với số khối mong đợi.
Cách thức hoạt động của hàm băm (Hash)
Mặc dù kích thước đầu ra của các hàm băm đều sẽ khác nhau nhưng kích thước của chúng sẽ luôn cố định, không thay đổi. Ví dụ:
- Thuật toán SHA-256 chỉ có thể tạo ra các kết quả đầu ra có kích thước 256 bit.
- Thuật toán SHA-1 sẽ luôn tạo ra một kết quả đại diện có kích thước 160-bit.
Để dễ dàng hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng ta có thể chạy thử từ “Binance” và “binance” qua thuật toán băm SHA-256.
Dựa trên minh chứng này, chúng ta hoàn toàn có thể nhận thấy được nếu một chữ cái viết hoa thay đổi sẽ ảnh hưởng đến các giá trị băm. Nhưng hiện tại chúng ta đang sử dụng SHA-256 nên kích thước kết quả đầu ra cố định là 256-bit (hoặc 64 ký tự). Lưu ý, cho dù có chạy từ bất kỳ khởi điểm nào qua thuật toán này nhiều lần thì 2 kết quả trên vẫn giữ nguyên.
SHA (Secure Hash Algorithms) là thuật toán băm bảo mật có khả năng tập hợp được các hàm băm mật mã hóa gồm các hàm băm SHA-0, SHA-1 và các nhóm hàm băm SHA-2 và SHA-3. SHA-256 cùng với SHA-512 và các hàm băm khác, thuộc về nhóm hàm băm SHA-2. SHA-2 và SHA-3 là các nhóm hàm băm bảo mật.
Tầm quan trọng của Hashrate trong crypto
Hàm băm truyền thống sẽ đóng một vai trò khá quan trọng trong việc tra cứu, quản lý cơ sở dữ liệu cũng như phân tích các tệp lớn. Đối với các hàm băm mật mã sẽ được sử dụng rộng rãi hơn trong việc bảo mật các thông tin. Trong Bitcoin, các hàm băm này sẽ là một phần cốt lõi quan trọng cho việc đào Bitcoin cũng như tạo nên các địa chỉ mới.
Bởi thế mà hàm băm luôn được đánh giá là công cụ mạnh mẽ trong quá trình xử lý các thông tin lớn.
Không những thế, Hashing còn được xem là một quy trình hữu ích trong hệ thống blockchain. Blockchain Bitcoin có một số hoạt động sử dụng quy trình hashing, hầu hết các hoạt động đó là trong quá trình mining.
Lời kết
Tóm lại, Hashrate thực sự là một chuỗi công nghệ khá quan trọng có nhiều tác động đến lĩnh vực tiền điện tử. Để dễ dàng đưa ra các quyết định đầu tư hữu hiệu nhất đòi hỏi bạn cần nên nghiên cứu rõ về vấn đề này.
Xem thêm