Hợp đồng tương lai là một loại chứng khoán phái sinh, cơ bản đây là một lời hứa mua bán một tài sản trong tương lai và các nhà giao dịch có thể mua bán những lời hứa này. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu rõ hơn về sản phẩm tài chính phổ biến này.
Contents
Hợp đồng tương lai là gì?
Hợp đồng tương lai (Future Contract) là một thỏa thuận pháp lý để mua hoặc bán một tài sản cụ thể vào một thời gian nhất định với mức giá trong tương lai được xác định trước. Người mua thực hiện nghĩa vụ mua và nhận tài sản khi hợp đồng hết hạn. Người bán thực hiện nghĩa vụ cung cấp và giao tài sản khi hết hạn hợp đồng. Tài sản cơ bản của loại hợp đồng này thường là hàng hóa, cổ phiếu, trái phiếu hoặc tiền tệ.
Hợp đồng tương lai cung cấp cho doanh nghiệp mức độ chắc chắn về giá của tài sản trong tương lai. Điều này cho phép họ lập kế hoạch tốt hơn và thu lợi nhuận từ những thay đổi giá dự kiến của các tài sản.
Cách hoạt động của hợp đồng tương lai
Khi một nhà giao dịch mua một hợp đồng tương lai, họ đang thực hiện nghĩa vụ mua tài sản theo giá đã thỏa thuận khi hợp đồng hết hạn. Và khi một nhà giao dịch bán một hợp đồng tương lai, họ sẽ có nghĩa vụ bán tài sản đó với giá đã thỏa thuận vào ngày hết hạn đã được thỏa thuận trên hợp đồng.
Tất cả hợp đồng tương lai đều phải có ngày hết hạn, ngày mà tài sản cơ sở phải được giao trong tương lai.
Các nhà sản xuất hàng hóa thường sử dụng hợp đồng tương lai để đảm bảo giá sản phẩm trước khi bán vì đó là cách để chốt giá tài sản trong thời gian dài, giữ cho giá ổn định. Nhưng hầu hết các nhà kinh doanh bán lẻ mua sản phẩm tài chính này với ý định bán lại với giá cao hơn và kiếm lời.
Ví dụ về hợp đồng tương lai
Giả sử một nhà sản xuất dầu cần bán sản phẩm, họ có thể sử dụng hợp đồng tương lai để làm điều đó. Bằng cách này, nhà sản xuất có thể chốt mức giá mà họ sẽ bán và sau đó giao dầu cho người mua khi hợp đồng tương lai đến hạn.
Tương tự, một công ty cần dầu cho các hoạt động sản xuất của mình. Công ty này lập kế hoạch trước về lượng dầu mua mỗi tháng. Bằng cách sử dụng hợp đồng tương lai, công ty biết trước giá mà họ sẽ trả và ngày nhận được sản phẩm từ nhà sản xuất.
Ưu điểm và nhược điểm của hợp đồng tương lai
Ưu điểm
- Các nhà đầu tư có thể suy đoán về xu hướng giá của tài sản thông qua hợp đồng tương lai.
- Các công ty sản xuất có thể bảo vệ giá nguyên liệu thô hoặc sản phẩm mà họ bán khỏi các biến động giá bất lợi ở tương lai.
- Yêu cầu số tiền ký quỹ ban đầu ít.
Nhược điểm
- Đòn bẩy tài chính được cung cấp trong giao dịch nên nhà giao dịch cũng có nguy cơ mắc rủi ro cao hơn
- Vì hợp đồng tương lai ấn định giá tài sản cố định nên bạn có thể phải bỏ lỡ các cơ hội biến động giá có lợi.
Đầu tư hợp đồng tương lai như thế nào?
Đầu tư vào hợp đồng tương lai hoặc bất kỳ công cụ tài chính nào khác đều cần đến nhà môi giới. Các nhà môi giới cung cấp quyền truy cập vào các sàn giao dịch và thị trường nơi các sản phẩm này được giao dịch.
Tương đối dễ dàng để bắt đầu giao dịch, bạn chỉ cần mở tài khoản với các nhà môi giới này và chọn sản phẩm đầu tư, có thể là hợp đồng tương lai tiền tệ hoặc hàng hóa tùy vào nhu cầu của bạn.
Để chọn một nhà môi giới phù hợp với nhu cầu bản thân có thể là một quá trình khá khó khăn nhưng bạn cần hết sức hết sức cẩn trọng để chọn được sàn giao dịch uy tín.
Về bản chất, giao dịch hợp đồng tương lai cũng giống các loại sản phẩm tài chính khác. Bạn chỉ cần nạp một số tiền ký quỹ ban đầu để mở vị thế giao dịch. Lãi hoặc lỗ của vị thế sẽ dao động trong tài khoản khi giá của hợp đồng di chuyển.
Ký quỹ ban đầu và đòn bẩy tài chính được xem là rủi ro của hợp đồng tương lai trong giao dịch. Hai công cụ này giúp bạn tăng vị thế giao dịch hơn nhiều lần so với số tiền thật bạn bỏ ra và cũng tiềm ẩn rủi ro thua lỗ lên gấp nhiều lần. Đòn bẩy càng lớn sẽ thu về lợi nhuận càng lớn nhưng khả năng mất mát đi kèm cũng càng lớn.
Qua bài viết này hy vọng các bạn đã hiểu về hợp đồng đồng tương lai cũng như cơ chế hoạt động của công cụ phái sinh này.
>>>Xem thêm: Đầu tư CFD là gì?