Để giao dịch thuận lợi hơn trong thị trường ngoại hối, nhà đầu tư cần trang bị kiến thức về cách đọc hiểu, phân tích biểu đồ giá hay chart. Nhà đầu tư có thể dựa vào biểu đồ để xác định xu hướng giá (xu hướng thị trường). Bài viết của topsanfx ngày hôm nay, muốn chia sẻ đến nhà đầu tư về một thuật ngữ đặt biệt có tên Horizontal line và cách ứng dụng nó vào giao dịch.
Contents
Biểu đồ dạng đường (Line chart) là gì?
Biểu đồ dạng đường hay Line chart là loại biểu đồ thể hiện tần số dao động giá và khối lượng giao dịch dưới dạng một đường thẳng (liền nét).
Line chart là một dạng cơ bản trong các dạng biểu đồ, thường được ứng dụng trong giao dịch tài chính, mô tả giá đóng cửa của thị trường chứng khoán theo một thời gian cụ thể. Bên cạnh đó, có thể ứng dụng biểu đồ đường trên hầu hết khung thời gian.
Horizontal line là gì?
Horizontal line là một dạng Line chart. Horizontal line hay đường nằm ngang được ứng dụng trong lĩnh vực tài chính và kinh tế.
Đặc điểm của Horizontal line
Đối với phân tích kỹ thuật, các đường ngang truyền tải một phần của biểu đồ dạng đường, line chart thể hiện sự chuyển động của giá theo thời gian và Horizontal line forex biểu thị thang thời gian, trục dọc biểu thị thang giá.
Nhà đầu tư có thể thêm các đường ngang và dọc vào biểu đồ. Lúc này các đường dọc thường sử dụng để xác định khoảng thời gian nến xuất hiện. Còn đường ngang có vai trò như công cụ giao dịch thiết yếu để trader xác định ngưỡng hỗ trợ và kháng cự.
Hoặc đường ngang cũng thường được ứng dụng phân tích ngang, tại đây những đường ngang sẽ có công dụng so sánh giá trị của giá cả theo thời gian.
Phân tích chiều ngang là điều cực kỳ quan trọng trong phân tích cơ bản. Nhà đầu tư có xu hướng so sánh các báo cáo có sức ảnh hưởng hay công khai theo thời gian.
Ngoài ra, Horizontal line cũng là một phần của đường cung và cầu. Khi đó tại biểu đồ sẽ thể hiện giá là đường thẳng đứng và cầu là đường nằm ngang.
Horizontal line và Trendline
Đường xu hướng (Trendline) là gì?
Đường xu hướng trendline được sử dụng trong phân tích kỹ thuật, được vẽ dọc theo xu hướng để đại diện cho mức hỗ trợ hoặc kháng cự, tùy thuộc vào hướng của xu hướng. Đường xu hướng là những đường dễ nhận biết mà các nhà giao dịch vẽ trên biểu đồ để kết nối một loạt các mức giá với nhau.
Chúng được sử dụng như một chỉ báo về xu hướng tức thời và cho biết khi nào hướng giá thay đổi.
Sự khác biệt giữa Horizontal line và Trendline
1. Góc
Sự khác biệt đầu tiên và rất rõ ràng chính là góc của các đường.
- Horizontal line: gốc 0 độ, song song với đường thời gian (trục hoành)
- Trendline: Góc của đường xu hướng thay đổi liên tục nằm trong khoảng 0 độ đến 89.99 độ gần với đường thẳng đứng (có góc 90 độ). Nhưng thực tế các đường xu rất ít khi có góc 89.99 độ. Trendline từ 5 đến 60 độ là phổ biến nhất. Bên cạnh đó, đường thẳng đứng không có công dụng rõ ràng trong việc xác định xu hướng (trừ khi nó được ứng dụng trên biểu đồ nhằm ghi nhớ một mốc thời gian cụ thể hay một phần của hành động giá).
2. Điểm hỗ trợ hoặc kháng cự
Ngưỡng hỗ trợ hay khác cự là sự khác biệt thứ hai của Horizontal line và trendline.
- Horizontal line: có thể được đặt lệnh ở bất kỳ mức hỗ trợ hay kháng cự nào mà nhà đầu tư phán đoán là quan trọng. Đường nằm ngang có một điểm giá (điểm hỗ trợ và kháng cự). Một đường nằm ngang có thể có nhiều điểm kháng cự và hỗ trợ tiềm năng.
- Trendline: cần có nhiều lần chạm tới kháng cự và hỗ trợ mới được xem là có giá trị. Phải thực hiện ít nhất 2 lần chạm. Ba lần chạm trở lên được xem là tốt nhất, một đường xu hướng có 3 lần chạm trở lên là cơ sở tạo kênh xu hướng.
3. Giao dịch với Horizontal line và Trendline
Horizontal line và Trendline đều được ứng dụng cho các giao dịch Breakout. Để giao dịch hiệu quả với Horizontal line và Trendline nhà giao dịch cần lưu ý các vấn đề sau đây:
- Đường xu hướng dốc (hơn 40 độ)
Tại đây, hành động giá đang dịch chuyển nhiều chỉ báo động lượng. Khi trendline phá vỡ các chỉ báo động lượng tạm nghỉ, nhưng đó chỉ là tín hiệu ngưng tạm thời. Bên cạnh đó, giá cũng là một yếu tố cốt lõ để điều chỉnh góc của trendline.
Những đường Trendline có thể là phương pháp tương đối dễ ứng dụng để kiếm lợi nhuận. Một số đường xu hướng dốc hơn có thể cung cấp tín hiệu đảo chiều.
Nhà đầu tư có thể kiếm được thêm lợi nhuận khi xác định đầu tư vào hướng ngược lại.
- Đường xu hướng ít dốc (từ 10 đến 40 độ)
Tại đây, hành động giá dịch chuyển ở một góc cân bằng nhưng yếu hơn so với đường xu hướng dốc hơn 40 độ, thị trường không có nhiều khởi sắc. Sự phá vỡ của trendline từ 10 đến 40 độ là tín hiệu cho thấy sự kết thúc của một đợt chuyển động để điều chỉnh giá.
Tuy nhiên, các trendline này còn nhiều khoảng trống về đáy hoặc đỉnh. Đây là lý do khiến breakout của đường này thường ít biến động. Cần dừng lỗ chặt chẽ hơn sẽ có cơ hội kiếm lợi nhuận.
- Đường xu hướng nông (0-10 độ)
Hành động giá dịch chuyển ở một góc yếu, thị trường di chuyển khỏi đáy hay đỉnh. Breakout của trendline có sự khác biệt, đỉnh và đáy tương đối gần nhau. Để giao dịch hiệu quả trader nên tiếp cận các giao dịch đơn giản.
- Horizontal line (đường ngang – 0 độ)
Tại đây, hành động giá đã phá vỡ ngưỡng hỗ trợ và kháng cư, có nghĩa là một trong hai điểm này đang nằm ngoài trendline. Mặc dù một hỗ trơ và kháng cự bị phá vỡ nhưng có một hỗ trợ khác nằm trên/dưới nó gây nhưng biến động bất ngờ. Sự phá vỡ đường Horizontal line gây nhiều biến động, tạo những chuyển động lên và xuống bất ngờ.
Các breakout thường có xu hướng quay trở lại Horizontal line bởi không đủ động lực thị trường. Với Horizontal line sẽ hiệu quả hơn nếu trader lựa chọn giao dịch tại điểm breakout lần hai hoặc cứ tiếp tục trading. Breakout sẽ trở lại và bull back có khả năng xảy ra.
Bài viết cung cấp thông tin về Horizontal line và những lưu ý khi ứng dụng Horizontal line vào giao dịch thực tế, Chúc bạn giao dịch thành công!