IEO là một hình thức huy động vốn được rất nhiều nhà đầu tư lựa chọn vì độ an toàn cao của nó. Vậy IEO là gì? IEO có điểm khác biệt nào khi so với ICO và IDO? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Contents
Khái niệm IEO
IEO là viết tắt của cụm từ Initial Exchange Offering, là hình thức bán token/ tiền điện tử trên nền tảng của một sàn giao dịch tiền số. Khác với ICO, đây là một dự án được một sàn giao dịch tiền điện tử đứng ra quản lý và đại diện pháp luật. Dự án này là một đợt gọi vốn của một công ty khởi nghiệp.
Vì các token được bán trên các sàn giao dịch, vì vậy, các nhà phát hành phải chi trả một khoản phí tương ứng với phần trăm số token bán trong đợt gọi vốn. Sau khi đạt được thỏa thuận với các sàn giao dịch, token của đợt IEO sẽ được bán trên sàn giao dịch đó cùng với các đồng coin hoặc token khác. Ngoài ra, sau khi đợt IEO kết thúc, đồng tiền đó cũng sẽ được niêm yết trên sàn giao dịch đã chào bán trước đó.
Để mua được các đồng được phát hành bằng hình thức IEO, người mua phải tạo tài khoản trên sàn giao dịch chào bán, sau đó nạp tiền vào ví của sàn để mua các đồng token. Người mua phải làm như vậy là vì họ không thể chi phối các đồng IEO như các đồng ICO trên smart contract.
Các điểm mạnh của IEO
Bảo vệ an toàn, ít lừa đảo
Các sàn giao dịch IEO đều có tích hợp với việc quản lý các hợp đồng thông minh. Vì vậy, các nhà phát hành có thể yên tâm về việc bảo mật cho các giao dịch chéo. Bên cạnh đó, để mua được ICO trên các sàn giao dịch thì người mua phải trả qua nhiều bước bảo mật và xác minh danh tính.
Các chuyên gia của các sàn giao dịch luôn nghiên cứu, phân tích các dự án IEO một cách rất kỹ lưỡng trước khi đưa nó lên sàn giao dịch của họ. Vì vậy, các nhà giao dịch có thể khá yên tâm về mức độ an toàn của các dự án.
Có thêm nhiều người dùng từ các sàn giao dịch
Khi các sàn giao dịch hỗ trợ các dự án IEO, họ cũng sẽ thu hút thêm cho mình một lượng khách hàng có quan tâm đến dự án. Đó có thể là một hình thức Marketing cho sàn giao dịch vô cùng hiệu quả. Nếu dự án đó thành công, các nhà đầu tư có thể kiếm được cho mình một khoản lợi nhuận. Nhờ vào đó, các sàn giao dịch cũng có thể tăng sự uy tín cho mình và thu được một khoảng doanh thu từ người dùng.
Hầu hết Token sẽ được lên sàn niêm yết
Gần như mọi đồng tiền được sinh ra từ các dự án sẽ được các sàn giao dịch hỗ trợ để niêm yết giao dịch. Từ đó, giá trị của Token được tăng lên, ngoài ra, khối lượng giao dịch trên thị trường cũng sẽ được tăng lên.
IEO có vẻ là một lời giải vô cùng hiệu quả cho các dự án ICO vì các chi phí danh cho việc phát hành chỉ chiếm một phần nhỏ so với doanh số mà dự án này đem lại. Chi phí niêm yết trên các sàn giao dịch có thể lên đến 20 BTC, tuy nhiên, các sàn giao dịch có thể giảm đến 10% từ các Token.
Các điểm yếu của IEO
Đa số lượng Token IEO bị thâu tóm, nắm giữ
Theo thường lệ, số Token được bán ra trong đợt IEO chỉ là một phần trong tổng số được phát hành. Phần còn lại sẽ thuộc sở hữu của nhóm phát triển đồng Token và các cá mập. Nếu sau khi được bán ra, các Token này lên giá thì những người nắm giữ nhiều sẽ thu được lợi nhuận khủng. Ngược lại, nếu Token mất giá thì họ sẽ bán tháo ra thị trường khiến giá càng giảm nhưng họ vẫn thu được một phần tiền.
Giá bị thao túng
Đây là một hậu quả khác khi phần lớn số Token trên thị trường là do các ông lớn nắm giữ. Theo đó, họ hoàn toàn có thể điều chỉnh giá theo ý muốn của mình để đem lại lợi ích nhiều nhất. Điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến các nhà đầu tư nhỏ lẻ khác.
Phân biệt IEO và ICO, IDO
IEO và ICO
ICO là từ viết tắt của Initial Coin Offering, là một hình thức dùng để gọi vốn từ cộng đồng. Ở sự kiện ICO, các nhà đầu tư sẽ mua các đồng coin của dự án bằng một khoản tiền tương ứng. Chúng có nhiều nét tương đồng với nhau, tuy nhiên, chúng vẫn có sự khác biệt. Đó chính là nằm ở bên thứ 3 – trung gian của dự án.
- Với ICO, các nhà đầu tư sẽ kết nối và làm việc trực tiếp với chủ dự án, người phát hành đồng Token. Điều đó đồng nghĩa với việc tất cả các quá trình từ KYC hay AML đến mua đồng coin/token đều sẽ là các giao dịch trực tiếp giữa người mua với chủ dự án.
- Với IEO, các sàn giao dịch sẽ đứng ra làm trung gian cho người mua và người bán. Nhà phát hành sẽ tìm đến các sàn giao dịch để chào bán Token và nhà đầu tư cũng sẽ tìm đến các sàn giao dịch để mua Token.
Khi muốn tham gia mua token được bán trong các IEO, các nhà giao dịch phải mở một tài khoản trên sàn giao dịch có IEO. Sau đó tiến hành KYC/AML và chuẩn bị sẵn các đồng tiền tệ trong tài khoản để sẵn sàng mua các Token khi được mở bán.
Xem thêm: ICO là gì?
IEO và IDO
IDO là từ viết tắt của Initial DEX Offering. Các chủ dự án sẽ huy động vốn bằng các chào bán Token trên các AMM phân tán. IDO thường có 2 pool, 1 dành cho cộng đồng, 1 dành cho các nhà đầu tư hiện đang giữ các token nền tảng như POLS, DAO,…
Các nhà đầu tư có thể phân biệt dự án IEO và IDO thông qua đối tượng trung gian của dự án.
- Với IDO, sàn giao dịch trung gian giữa người bán với người mua sẽ là sàn phân tán (DEX)
- Với IEO, trung gian sẽ là các sàn giao dịch tập trung (CEX).
Thông thường, bán token qua IDO sẽ dễ hơn IEO nhiều.
Một điểm tương đồng giữa IDO và IEO là các nhà đầu tư sẽ dùng đồng Token của các sàn giao dịch để mua các token trong IDO hoặc IEO. Các IDO sàn giao dịch khá thông dụng là Polkastarter, DAO Maker, CardStarter, Solanium,…
Lợi thế của của IEO khi so sánh với ICO, IDO
Với ICO
- Tính an toàn và tập trung cao. Các sàn giao dịch sẽ là bên thứ 3, trung gian giữa chủ dự án và nhà đầu tư, vì vậy, các dự án sẽ được thẩm định và đảm bảo tính an toàn bởi các sàn giao dịch này. Ngoài ra, các nhà đầu tư cũng không cần tốn nhiều thời gian đi tìm kiếm dự án và nghiên cứu nó.
- Thu hút người dùng và một lượng doanh thu lớn. Các sàn giao dịch khi đứng ra tổ chức IEO sẽ thu hút được nhiều người dùng quan tâm đến sự kiện đó. Từ đó sẽ có thể Marketing cho sàn giao dịch một cách hiệu quả. Tuy nhiên, các sàn giao dịch cần đảm bảo chất lượng của các đợt IEO vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của sàn.
- Tiết kiệm chi phí IEO và Marketing. Khi gọi vốn bằng IEO, các chủ dự án sẽ gọi vốn với hình thức tập trung hơn và sẽ có độ lan tỏa hơn. Khi gọi vốn trên các sàn giao dịch, dự án IEO sẽ nhờ được vào độ nổi tiếng của các sàn giao dịch tiếp cận được nhiều người hơn. Ngoài ra cũng sẽ đỡ được chi phí niêm yết Token trên các sàn giao dịch.
Với IDO
Trên thị trường, số lượng các dự án IDO giả hay lừa đảo rất nhiều do đặt tính gọi vốn phân tán của nó. Các chủ dự án có thể đăng ký và tổ chức IDO một cách dễ dàng.
Chính vì thế, IEO được đánh giá là an toàn hơn cho các nhà đầu tư. Ngoài ra, IEO cũng trở nên thú vị hơn nhờ sự bảo chứng của các sàn giao dịch lớn trên thế giới như Binance hay FTX.
Với sự mở bán ồ ạt của của các IDO, các nhà đầu tư có xu hướng bị bội thực bởi chúng. Ngược lại, các dự IEO lại khá ít và chất lượng cao hơn nên sẽ có một sức hút nhất định đối với công chúng.
Quy trình đầu tư IEO
Bước 1: Tìm hiểu và kiểm tra thông tin dự án
Các nhà giao dịch cần phải kiểm tra kỹ các thông tin cơ bản của dự án như nội dung dự án, chủ dự án, nhà đầu tư của dự án, độ uy tín của dự án,…
Nghiên cứu sâu hơn, các nhà giao dịch nên nghiên cứu đến độ tiềm năng của dự án, chỉ số ROI mà dự án có thể đem lại, có nên giữ đồng Token đó trong một thời gian dài hay không,…
Bước 2: Nghiên cứu sàn giao dịch tổ chức dự án IEO
Mỗi sàn giao dịch đều sẽ có mỗi điều kiện, mỗi quy định khác nhau và các loại tiền mà sàn đó chấp nhận. Bên cạnh đó, độ uy tín của sàn giao dịch cũng là một điều mà các nhà giao dịch cần lưu ý. Sự hiệu quả của các đợt IEO trước trên sàn giao dịch đó sẽ là một điểm mà nhà đầu tư cần xem xét trước khi ra quyết định.
Bước 3: Đăng ký tài khoản, xác thực danh tính (KYC)
KYC hay Know Your Customer là một quá trình để thu thập các thông tin nhằm xác nhận được danh tính của khách hàng. Thông thường, các thông tin đó sẽ bao gồm: ảnh chân dung, số chứng minh/căn cước/Passport, địa chỉ,…
Quá trình KYC được áp dụng nhằm mục đích nhận diện những người không đủ tiêu chuẩn tham gia. Mỗi đơn vị sẽ có những tiêu chuẩn khác nhau.
Đây là một bước quan trọng và hầu như sàn giao dịch nào cũng yêu cầu đối với các khách hàng muốn tham gia sự kiện IEO.
Bước 4: Kiểm tra đồng tiền được dùng trong IEO
Thông thường, các đồng token của sàn giao dịch sẽ là tiền tệ sử dụng trong IEO của sàn đó. Ví dụ như Binance Launchpad sẽ dùng đồng BNB của họ. Tuy nhiên, nhiều sàn giao dịch vẫn có thể sử dụng các đồng Stablecoin như USDC hay USDT làm tiền cho IEO.
Bước 5: Mua IEO
Nếu may mắn được tham dự IEO, người dùng có thể làm theo các bước mà sàn giao dịch hướng dẫn để mua được token của dự án. Tiếp theo, tùy thuộc và chiến lược giao dịch đã đặt ra mà các nhà đầu tư quyết định bán hay giữ lại.
Đầu tư vào IEO có rủi ro gì?
Bất kỳ hình thức đầu tư nào cũng sẽ có những rủi ro của nó, IEO cũng không ngoại lệ. Tất cả các bên tham gia vào IEO đều sẽ có những rủi ro riêng.
Đối với nhà đầu tư
Không ai dám chắc chắn về khả năng giữ giá hoặc tăng giá của Token. Sau khi kết thúc IEO và đồng tiền được niêm yết trên sàn giao dịch vẫn có khả năng bị mất giá hoặc lợi nhuận không đạt như kỳ vọng.
Ví dụ: Giá của đồng FTT đang ở mức $50. Nếu muốn tham gia vào IEO của sàn FTX, các nhà đầu tư cần stake ít nhất là 150 FTT, khoảng $7,500 – một con số khá khủng.
Tuy nhiên, cơ hội trúng không phải là 100%, vì vậy, khi stake 150 FTT để đổi lấy cơ hội tham gia IEO trên FTX thì nhà đầu tư phải chờ thêm 15 ngày để Unstake. Nếu trong thời gian đó, FTT mất giá thì các nhà đầu tư phải chịu cảnh lỗ.
Bên cạnh đó, khi tổ chức IEO không đồng nghĩa với việc sản phẩm đã được hoàn thành. Nếu sau khi hoàn tất IEO và token được niêm yết trên sàn giao dịch nhưng nó vẫn chưa được hoàn thiện thì rất có khả năng bị dump.
Đối với chủ dự án
IEO là một dự án giúp các chủ dự án gọi vốn và quảng bá thương hiệu một cách vô cùng hiệu quả. Thế nhưng, khi gọi vốn bằng IEO, dự án sẽ phải cấp cho sàn giao dịch quyền “kiểm soát một phần”.
Nghĩa là, đối với các dự án IEO, các sàn giao dịch có quyền quyết định giá của Token và thời điểm niêm yết Token trên sàn giao dịch. Thậm chí, sàn còn có thể khống chế giá của Token.
Ngoài ra, các sự kiện IEO trên sàn giao dịch sẽ tập trung các quyền lực vào sàn. Với các quyền trên, giá mà các dự án phải bỏ ra để gọi vốn trên sàn giao dịch là không nhỏ. Nếu dự án IEO không thành công, các chủ dự án rất có thể sẽ rơi vào tình thế khó khăn tài chính.
Đối với sàn giao dịch
Các sàn giao dịch vẫn có nguy cơ chịu thiệt hại từ các dự án. Cụ thể, nếu đó là các dự án lừa đảo thì ngoài các nhà đầu tư bị lừa thì các sàn giao dịch cũng bị ảnh hưởng uy tín của họ.
Tiêu chuẩn đánh giá sàn IEO
Có 4 tiêu chuẩn tốt nhất mà các nhà đầu tư có thể căn cứ để đánh giá một sàn giao dịch IEO.
Độ uy tín
Tiêu chí luôn đặt lên đầu tiên khi chọn sàn giao dịch đó chính là sự uy tín của sàn. Sàn có uy tín cao thì sự uy tín và độ an toàn của dự án càng cao.
Các sự kiện IEO sẽ liên quan trực tiếp đến sàn, vì vậy, các sàn giao dịch sẽ kiểm tra, lựa chọn rất cẩn thận để đảm bảo an toàn và uy tín cho họ.
Volume giao dịch
Trên thực tế, số volume trên CoinGecko hay CoinMarketCap mà các nhà đầu tư xem mỗi ngày có rất nhiều số liệu giả. Con số thực tế rất khác. Ngoài ra, trên thị trường cũng có rất nhiều sàn giao dịch đưa ra con số giả cho khối lượng giao dịch trên sàn của họ. Các nhà đầu tư nên cẩn thận và không nên tham gia IEO trên các sàn giao dịch đó.
Khả năng chọn lọc dự án
Các nhà đầu tư khi tìm IEO cũng chính là tìm nơi để đầu tư tiền vào đó hay cụ thể hơn là đầu tư tiền vào các sản phẩm, dự án mà các sàn giao dịch đang giới thiệu. Vì thế, cách chọn lựa dự án của sàn giao dịch cũng chính là một điều cần được quan tâm. Tốt nhất là nếu sàn giao dịch đó đã có tổ chức các IEO thì hãy tham khảo mức độ thành công của các dự án đó.
Tokenomics được thiết kế tốt
Rất nhiều sàn giao dịch lớn hiện nay đã có riêng một đồng Token cho mình. Có thể kể đến như BNB của Binance hay HT của Huobi,… Mỗi khi IEO diễn ra, các sàn sẽ yêu cầu các nhà đầu tư dùng token của họ để mua Token của dự án. Vì vậy, sau khi IEO được hoàn tất, nếu Tokenomics không tốt, không có giá trị sử dụng, Token sàn sẽ bị dump.
Ngoài ra, một số sàn sẽ thiết kế Token của họ theo dạng Transaction Mining, với những sàn giao dịch như thế, các nhà đầu tư cần phải cẩn thận và suy nghĩ kỹ trước khi tham gia vào IEO.
Chiến lược đầu tư IEO
Bất kỳ một sự đầu tư nào cũng cần có một chiến lược đầu tư đúng đắn để mang lại hiệu quả cao và đảm bảo an toàn. Với IEO, có 2 chiến lược đầu tư như sau:
Đầu tư vào Token của sàn giao dịch
Trong khoảng thời gian trước, những năm 2018 – 2019, giá trị vốn hóa của các đồng token sàn là rất nhỏ, vì thế, các nhà giao dịch có thể sử dụng chiến lược mua trước hoặc mua ở thời điểm sàn sắp ra mắt IEO. Lí do là vì:
- Các nhà đầu tư sẽ mua Token sàn để tham gia IEO, đẩy giá Token lên.
- Các nhà giao dịch theo tin tức cũng sẽ mua các đồng Token đó.
Kết quả chung của 2 trường hợp trên là giá Token sàn đều sẽ tăng lên.
Tuy nhiên, gần đầu, vốn hóa của Token sàn cũng tăng lên cao, cụ thể: BNB có vốn hóa $50B, FTT $17B, OKB $4.5B,… Do đó, mong muốn giá các Token này tăng lên nhờ sàn mở IEO là không thể, vì vậy, lợi nhuận khi sử dụng chiến lược này không còn cao. Chỉ còn một cách mạo hiểm chính là dùng đòn bẩy.
Đầu tư vào Token của dự án IEO
Khi đầu tư vào Token này sẽ có 2 trường hợp:
Nếu trúng IEO, các nhà giao dịch có thể suy nghĩ đến việc xả bớt token trở về mức hòa vốn sau khi kết thúc, sau đó tiếp tục giữ đến khi có thể đạt được lợi nhuận mình muốn.
Nếu không trúng, các nhà giao dịch vẫn có cơ hội mua token do những người mua được xả ra. Đôi khi sẽ mua được với giá tốt hơn giá mua trực tiếp.
Lời kết
Bất kể hình thức đầu tư nào cũng sẽ có những lợi ích và rủi ro riêng của nó. Các nhà đầu tư luôn phải nghiên cứu và suy nghĩ một cách kỹ lưỡng để đưa ra cho mình một quyết định thật sáng suốt.
Trên đây là thông tin về IEO, cách phân biệt IEO với ICO và IDO. Rất mong bài viết có thể đem lại những thông tin bổ ích cho bạn. Chúc bạn thành công!