Layer 2 là được đánh giá là một trong những giải pháp hữu hiệu nhất dành riêng cho các hệ thống blockchain. Vậy bản chất của Layer 2 là gì, tầm quan trọng của giải pháp này như thế nào? Cùng topsanfx tìm hiểu ngay bài viết sau đây nhé!
Contents
Layer 2 là gì?
Layer 2 là một giải pháp được phát triển và kế thừa các đặc tính cơ bản của layer 1. Chúng sẽ được xây dựng dựa trên blockchain của Layer 1 (Ethereum). Việc tạo lập nên giải pháp này nhằm mục đích mở rộng các hệ thống, cải thiện tốc và tối ưu hóa được chi phí giao dịch.
- Hold coin là gì? Chiến lược Hold coin hiệu quả
- Trade Coin là gì? Trade Coin như thế nào cho người mới bắt đầu
- AMM là gì? Công cụ tạo lập thị trường tự động hoạt động như thế nào?
- Blockchain Explorer là gì? Các Blockchain Explorer phổ biến hiện nay
Ý nghĩa của Layer 2 trong các giao dịch
Layer 2 có đặc điểm như thế nào?
Về bản chất thì Layer 2 sẽ được thiết lập dựa trên các nền tảng của Layer 1 với tốc độ xử lý dữ liệu cực kỳ nhanh chóng. Bởi thế mà Layer 2 luôn được nhiều người dùng mong đợi cũng như đánh giá cao. Một trong những đặc điểm nổi bật nhất khiến Layer 2 tạo nên nhiều thị hiếu cho mọi người dùng chính là tính bảo mật được kế thừa từ Layer 1 Ethereum.
Ý nghĩa của Layer 2
Để mở rộng Ethereum chúng ta có thể áp dụng rất nhiều giải pháp khác nhau. Ví dụ như các chuỗi Layer 1 Solana, Binance Smart Chain, … hay các sidechain, … Tuy nhiên, nếu đánh giá tổng quát thì Layer 2 vẫn được xem là một trong những giải pháp hàng đầu có thể khắc phục tối ưu các vấn đề mở rộng này.
Hơn hết, Ethereum vẫn là các blockchain với nhiều tính năng đột phá nhất thời điểm hiện tại. Nổi bật nhất là Olympus DAO, Uni Swap v3, … Do đó việc hình thành nên Layer 2 sẽ đóng một vai trò khá quan trọng cho việc mở rộng. Khi đó Layer 2 sẽ còn hỗ trợ xử lý các giao dịch một cách tối ưu, giảm thiểu sự tắc nghẽn. Đặc biệt là những chuỗi hệ thống có quy mô hoạt động lớn.
Trước đó là các mảnh ghép khác của DeFI như Aggregator, lãi suất cố định (Fixed rate). Tất cả những dự án đó đều trở thành quy chuẩn để dự án ở các chain khác copy và điều này chứng tỏ rằng, số lượng và chất lượng nhà phát triển (Developers) trên Ethereum vẫn vượt xa các chain khác.
Layer 2 giải quyết các vấn đề gì?
Tốc độ xử lý giao dịch
Để tạo nên sự thu hút cho nhiều đối tượng người dùng thì tốc độ luôn là một trong những nhân tố khá quan trọng. Sự chậm lại trong các giao dịch gây ra bởi việc sử dụng phương pháp đồng thuận Proof of work (Pow) là vấn đề mà Layer 1 Ethereum đang phải đối mặt.
Ethereum hiện tại đang xử lý các giao dịch với tốc độ 20-30 TPS (20 đến 30 giao dịch mỗi giây) – một tốc độ khá khiêm tốn khi so sánh với các giao thức Lớp 1 khác.
Để khắc phục những điều này Layer 2 đã được hình thành để cải thiện tốc độ giao dịch. Tất cả người dùng để dễ dàng tham gia làm validator xác nhận hoa hồng nhờ cơ chế động thuận Proof of stake (Pos).
Phí gas
Người dùng phải trả chi phí quá cao vì có quá nhiều cá nhân sử dụng mạng Ethereum và cơ chế Pow. Khi hệ thống quá tải, người dùng sẽ tăng chi phí giao dịch để cạnh tranh với nhau, điều này làm tăng phí.
Trung bình, mỗi giao dịch trên Ethereum phải trả chi phí giao dịch trung bình là $15 – $40 – quá đắt khi so sánh với các chuỗi khối cấp 1 khác: Avalanche ($0,3), Solana ($0,0015), Binance Chain ($0,01)…
Các giải pháp Layer 2 hiện đang vượt trội so với các giải pháp Layer 1 của Ethereum về chi phí giao dịch, chẳng hạn như Arbitrum ($0,75) và Optimism ($0,28).
Giao thức đồng thuận không hiệu quả
Mặc dù kỹ thuật PoW an toàn nhưng nó rất khó. Bản chất của cơ chế đồng thuận PoW yêu cầu các công cụ khai thác sử dụng sức mạnh tính toán để giải quyết các thuật toán phức tạp, do đó xác minh các giao dịch và tạo nên 1 block.
Điều này khiến cho tổng chi phí vận hành cao, tiêu tốn thời gian và tài nguyên. Bởi thế nên cơ chế cũ này mới dần được loại bỏ không sử dụng.
Các giải pháp Layer 2 phổ biến hiện nay
Rollups
Rollups được xem là một giải pháp hỗ trợ các giao dịch được tạo nên từ các chuỗi chính ra bên ngoài chuỗi. Sau đó sẽ xử lý chúng trên một lớp Rollup riêng và lúc này dữ liệu sẽ được “cuộn lại” trong 1 khối duy nhất để gửi lên chuỗi Layer 1 để xác minh tính xác thực.
Điều đáng nói là cấu trúc của Rollups lại khá giống với cấu trúc của Plasma. Khi sử dụng giải pháp này chúng ta sẽ dễ dàng nhận được những ưu điểm cơ bản sau đây:
- Tạo nên tốc độ giao dịch tối ưu và nhanh chóng nhất với 100 giao dịch/mỗi giây.
- Có khả năng tăng lên 500 tps trong tích tắc.
- Smart contract được tích hợp trên giải pháp Rollups này hoàn toàn không yêu cầu gas (trừ các phí tổng hợp).
Giải pháp Rollup này còn được phân loại thành 2 giải pháp khác nữa Optimistic Rollup và Zero-knowledge Rollup.
Optimistic Rollups
Optimistic Rollups tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà phát triển thực hiện chạy EVM (các mẫu hợp đồng EVM) không sửa đổi. Cũng như các giao dịch khác trên Ethereum của Layer 2. Khi đó các giao dịch này vẫn nhận được các khoản lợi về bảo mật của Layer 1 trên Ethereum.
Optimistic Rollups sẽ mang đến nhiều ưu điểm nổi bật sau đây:
- Nhà phát triển có thể sử dụng các chức năng tương tự như trên nền tảng Ethereum Layer 1 bởi giải pháp này tuân thủ theo EVM và Solidity.
- Tạo nên một môi trường giao dịch an toàn khi những dữ liệu đều được Layer 1 lưu trữ.
Zero-knowledge Rollup (Zk Rollup)
Zero-knowledge Rollup luôn đảm bảo giúp cho mọi giao dịch đều được diễn ra tối ưu nhất. Hơn hết, giải pháp này sẽ tạo nên các Validity Proof (bằng chứng hợp lệ) là SNARK để xác minh tính hợp lệ của các giao dịch. Đa số các giao dịch này sẽ đều được gửi lên các chuỗi chính có Validity Proof. Phương pháp này sẽ giúp cho dữ liệu được giảm đi góp phần tối ưu được thời gian, chi phí gas.
Theo nhiều đánh giá thì Zero-knowledge Rollup rất khó bị tấn công và thời gian hoàn thiện nhanh chóng bởi các xác minh được gửi từ chuỗi chính.
Plasma
Plasma cho phép tạo nên nhiều chuỗi khối con child chain với cấu trúc hoạt động độc lập. Mặc khác, Plasma còn được biết đến là một framework xây dựng DApps. Nhờ đó mà có thể dễ dàng mở rộng trên các nền tảng Ethereum (đề xuất bởi Vitalik Buterin và Joseph Poon).
Khi sử dụng giải pháp Plasma chúng ta sẽ nhận được các lợi ích cơ bản sau đây:
- Khoản chi phí giao dịch thấp không quá cao với các thông lượng blockchain tăng.
- Chi phí đôi khi chỉ bằng 0 đối với các giao dịch giữa hai chủ thể bất kỳ (lưu ý hai người dùng phải kết nối với các chuỗi plasma).
State channels
State channels cho phép nhiều chủ thể có thể thực hiện được các giao dịch ngoài chuỗi (off-chain) với tần suất cao nhưng người dùng chỉ cần gửi 2 giao dịch sang các chuỗi gốc Layer 1. Hiện nay trên thị trường có hai loại channel phổ biến là State Channel và Payment Channel (chỉ có 1 nhánh nhỏ).
Tuy nhiên so với những giao diện trên thì State channels vẫn tồn tại một vài những nhược điểm nhỏ:
- Chủ thể tham gia vào giải pháp channel cần phải được biết trước.
- Khoản tiền giao dịch phải được khóa vào 1 ví multisig nhất định.
Từ những điểm hạn chế nêu trên mà Channels chỉ được sử dụng cho các smart contract chung chung.
Những điểm hạn chế của Layer 2
Mặc dù Layer 2 sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội giúp cải thiện hệ thống cũng như mọi giao dịch. Tuy nhiên bên cạnh đó thì Layer 2 vẫn vướng phải một số những điểm hạn chế cơ bản sau đây.
Phí giao dịch cao
Theo các đánh giá khách quan trên thị trường hiện nay thì Layer 2 có mức chi phí khá cao. So với các nền tảng khác thì chi phí Layer 2 được cho rằng là khá đắt. Đặc biệt là các khoản phí để di chuyển các tài sản từ hệ thống Layer 1 sang Layer 2.
Chưa có nhiều đột phá
Thực tế thì các đồng coin Layer 2 còn khá mới mẻ so với thị trường hiện nay. Như đã được chia sẻ tại các danh mục nêu trên thì Layer 2 có nhiều ưu điểm nhưng vẫn chưa thực sự đột phá. Mặc khác, các Div dường như vẫn chưa có thể phát triển thuận tiện trên các nền tảng Layer 2 như trên Layer 1. Tuy nhiên trong tương lai thì những vấn đề này hoàn toàn vẫn có thể khắc phục dễ dàng.
Thanh khoản bị phân mảnh
Sự xuất hiện của Layer 2 ngày càng phổ biến nó hoàn toàn tương tự như việc phân mảnh thanh khoản. Mặc dù thực tế thì chưa có nhiều giải pháp hữu hiệu về Cross-chain bridge. Vấn đề này sẽ gây nên nhiều hệ lụy nghiêm trọng bởi tính thanh khoản có thể được đánh giá là huyết mạch của thị trường giao dịch.
Cơ hội đầu tư trong mảng Layer 2
Trong tương lai, Layer 2 sẽ có nhiều tiềm năng phát triển nhanh tạo nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư. Trong số đó đáng kể đến là những cơ hội tiềm năng sau đây:
- Trong tương lai, layer gốc như Ethereum sẽ hoạt động như một lớp bảo mật. Đặc biệt, mọi hoạt động của người dùng sẽ diễn ra trên các nền tảng Layer 2 là chủ yếu => Tạo cơ hội cho các layer 2 phát triển mạnh mẽ nhất.
- Mặc khác, Ethereum là hệ sinh thái sở hữu vốn hóa cao nhất thị trường hiện nay, khi giải pháp layer 2 nào hiệu quả thì sẽ hút được rất nhiều dòng tiền từ Ethereum layer 1.
- Vốn hóa các nền tảng layer 2 hiện tại đang còn khá bé, tiềm năng tăng trưởng xx là rất cao vì các giải pháp đang mang lại tính hiệu quả về chi phí và tốc độ giao dịch.
Lời kết
Nhìn chung Layer 2 thực sự là một giải pháp rất tối ưu và được nhiều người dùng khá kỳ vọng. Nó được xem là một phần khá quan trọng để có thể triển khai mở rộng các blockchain Layer 1. Tính đến thời điểm hiện tại thì dự án phát triển Layer 2 nổi bật nhất chính là giải pháp Rollups. Hy vọng những nội dung mà topsanfx cung cấp nêu trên sẽ mang đến cho bạn nhiều kiến thức có giá trị về hệ thống blockchain.
Xem thêm