Những nhà đầu tư mới bắt đầu tìm hiểu về giao dịch chứng khoán sẽ cần phải tìm hiểu về những loại lệnh trong chứng khoán. Bài viết dưới đây, Topsanfx sẽ đem đến cho bạn những thông tin chi tiết về lệnh ATC, nguyên tắc và cách sử dụng lệnh ATC trong chứng khoán. Cùng theo dõi bài viết với Topsanfx nhé!
Contents
Lệnh ATC là gì trong chứng khoán?
Lệnh ATC viết tắt là At The Close, được hiểu là lệnh mua hoặc bán chứng khoán được thực hiện ngay tại thời điểm đóng cửa phiên giao dịch.
Lệnh ATC sẽ được đặt vào 15 phút cuối cùng của phiên giao dịch (từ 14h30 đến 14h45) hay còn gọi là phiên ATC. Lệnh mua và bán sẽ không được khớp ngay lập tức mà sẽ được tập hợp trong khoảng thời gian 15 phút và sau đó được sắp xếp theo cả chiều mua và bán. Tiếp đến sẽ co khớp xem tại mức giá nào thì khối lượng giao dịch lớn nhất thì sẽ chốt giá đó làm giá đóng cửa (giá ATC).
>> Lệnh PLO là gì? Hướng dẫn cách đặt lệnh PLO trong chứng khoán
Đặc điểm của ATC trong chứng khoán
Lệnh ATC trong chứng khoán có những đặc điểm sau đây:
- Không áp dụng trên sàn UPCOM và chỉ áp dụng cho sàn HNX và HoSE (ký hiệu giao dịch là U)
- Chỉ có hiệu lực trong khoảng thời gian từ 14h30 đến 14h45.
- Được ưu tiên trước lệnh giới hạn (LO) khi so khớp lệnh.
- Nếu lệnh đã đặt không được thực hiện hết hoặc không được giao dịch sẽ tự động bị hủy sau khi giá đóng cửa được xác định.
- Không có mức giá cố định cho giá giao dịch của lệnh ATC
- Lệnh sẽ được nhập vào hệ thống trong thời gian khớp lệnh định kỳ từ 10h15 đến 10h30.
Nguyên tắc khớp lệnh ATC trong chứng khoán
Lệnh ATC sẽ được thực hiện theo các nguyên tắc sau:
Ưu tiên về giá: Lệnh được ưu tiên thực hiện trước sẽ thuộc về lệnh mua với mức giá cao hơn, hoặc lệnh bán với mức giá thấp hơn.
Ưu tiên về thời gian: Hệ thống sẽ ưu tiên nhập lệnh sớm hơn nếu lệnh mua và lệnh bán được thực hiện chung một mức giá.
Khi mức giá đóng cửa đã được xác định thì các lệnh giao dịch sẽ được nhập vào hệ thống. Tuy nhiên, mức giá chính xác sẽ không được hiển thị mà chỉ hiển thị dòng chữ ATC.
Ví dụ về lệnh ATC
Giả sử chỉ có giá ATC và 5 mức giá, khối lượng mua và bán như bảng dưới đây. Mức giá có khối lượng khớp lớn nhất chính là giá ATC.
Khối lượng MUA | Giá | Khối lượng BÁN |
100.000 | ATC | 50.000 |
120.000 | 39 | 80.000 |
90.000 | 40 | 100.000 |
100.000 | 41 | 150.000 |
70.000 | 42 | 120.000 |
80.000 | 43 | 100.000 |
Trước hết, chúng ta cần phải xác định được tổng khối lượng chấp nhận mua và bán ở mỗi mức giá.
Với lệnh mua thì sẽ ưu tiên người mua với giá cao. Chúng ta sẽ tính khối lượng chấp nhận mua như sau:
- Tại mức giá 43: Có 100.000 cổ phiếu đặt mua với giá ATC sẽ chấp nhận mua ở mức giá này. Cộng với 80.000 cổ phiếu chấp nhận mua tại mức giá 43. Vậy tổng khối lượng chấp nhận mua tại mức giá 43 là 18.000.
- Tại mức giá 42: Có 100.000 cổ phiếu đặt mua với giá ATC sẽ chấp nhận mua ở mức giá này, thêm 80.000 cổ phiếu chấp nhận mua tại mức giá 43 cũng sẽ chấp nhận mua ở giá 42. Cùng với 70.000 cổ phiếu chấp nhận mua đúng giá 42. Vậy tổng khối lượng chấp nhận mua tại mức giá 42 là 250.000.
- Áp dụng cách tính như trên, ta sẽ tính được tổng khối lượng chấp nhận mua ở các mức giá 41,40,39.
Với lệnh bán thì sẽ ưu tiên người bán với giá thấp. Chúng ta sẽ tính khối lượng chấp nhận bán như sau:
- Tại mức giá 39: Có 50.000 cổ phiếu bán với giá ATC sẽ chấp nhận bán tại mức giá 39, tính thêm 80.000 cổ phiếu chấp nhận bán tại mức giá 39. Vậy tổng khối lượng chấp nhận bán tại mức giá 39 là 130.000
- Tại mức giá 40: Có 50.000 cổ phiếu bán với giá ATC, cùng với 80.000 cổ phiếu chấp nhận bán tại giá 39 sẽ đồng ý bán với giá 40, tính thêm 100.000 cổ phiếu chấp nhận bán ở mức 40. Vậy tổng khối lượng chấp nhận bán ở giá 30 là 230.000
- Áp dụng cách tính như trên, ta sẽ tính được tổng khối lượng chấp nhận bán ở các mức giá còn lại.
Sau khi tính ta có được bảng dưới đây:
Tổng khối lượng chấp nhận mua | Khối lượng MUA | Giá | Khối lượng BÁN | Tổng khối lượng chấp nhận bán |
100.000 | ATC | 50.000 | ||
560.000 | 120.000 | 39 | 80.000 | 130.000 |
440.000 | 90.000 | 40 | 100.000 | 230.000 |
350.000 | 100.000 | 41 | 150.000 | 380.000 |
250.000 | 70.000 | 42 | 120.000 | 500.000 |
180.000 | 80.000 | 43 | 100.000 | 600.000 |
Bước tiếp theo, chúng ta sẽ so sánh để xác định được tổng khối lượng có thể khớp tại mỗi mức giá.
Tại mức giá 39, tổng khối lượng chấp nhận mua là 560.000 – tổng khối lượng chấp nhận bán chỉ có 130.000 do đó khối lượng khớp tối đa sẽ là 130.000 cổ phiếu. Tương tự như vậy ta sẽ tính được tổng khối lượng khớp tại các mức giá còn lại.
Tổng khối lượng khớp lớn nhất là 350.000 ở mức giá 41. Vì thế 41 sẽ được dùng làm giá đóng cửa (giá ATC).
Tổng khối lượng chấp nhận mua | Khối lượng MUA | Giá | Khối lượng BÁN | Tổng khối lượng chấp nhận bán | Tổng khối lượng khớp |
100.000 | ATC | 50.000 | |||
560.000 | 120.000 | 39 | 80.000 | 130.000 | 130.000 |
440.000 | 90.000 | 40 | 100.000 | 230.000 | 230.000 |
350.000 | 100.000 | 41 (Giá đóng cửa/ giá ATC) | 150.000 | 380.000 | 350.000 |
250.000 | 70.000 | 42 | 120.000 | 500.000 | 250.000 |
180.000 | 80.000 | 43 | 100.000 | 600.000 | 180.000 |
Tóm lại:
- Những người đặt lệnh mua ở giá ATC, 43, 42, 41 sẽ mua đủ số cổ phiếu với mức giá 41.
- Những người đặt lệnh bán ở giá ATC, 39, 40 cũng sẽ bán được cổ phiếu với mức giá 41. Còn những ai đặt lệnh bán ở giá 41 thì chỉ khớp được 120.000 cổ phiếu, khối lượng phiếu còn lại sẽ bị hủy, lệnh nào được đặt sớm nhất sẽ khớp, còn những lệnh đặt sau sẽ bị hủy hoặc chờ đến phiên ATO.
Cách đặt lệnh ATC
Khi đặt lệnh ATC, các nhà đầu tư sẽ không cần nhập mức giá mà chỉ cần “chọn lệnh ATC và nhập khối lượng cần mua/bán”.
Lưu ý: Trước khi đặt lệnh ATC, nhà đầu tư cần xác định khối lượng cổ phiếu muốn mua bằng cách lấy tổng số tiền có trong tài khoản đem chia cho giá trần của phiên đó. Việc này sẽ giúp đảm bảo tiền trong tài khoản đủ để thanh toán khi được khớp.
Ưu và nhược điểm của lệnh ATC
Ưu điểm của lệnh ATC
- Do lệnh ATC được ưu tiên khớp lệnh vào cuối phiên giao dịch, nhờ đó các nhà đầu tư sẽ có khả năng nắm bắt được giá đóng cửa.
- ATC được coi như công cụ để giành quyền mua hoặc bán vào cuối phiên giao dịch. Lệnh ATC sẽ được sử dụng để tranh mua khi giá khớp lệnh thấp, hoặc tranh bán nếu giá khớp lệnh cao.
- Giúp nhà đầu tư hạn chế mua hoặc bán trong phiên khớp lệnh giá đóng cửa, bởi lẽ sau khi xác định giá đóng cửa, lệnh ATC chưa được giao dịch sẽ tự động bị hủy.
- Là cơ hội để nhà đầu tư có thể mua hoặc bán với mức giá tốt nhất vào cuối phiên giao dịch.
Nhược điểm của lệnh ATC
- Lệnh ATC sẽ không được hủy hoặc chỉnh sửa
- Khó để có thể kiểm soát được giá khớp vì lệnh ATC không tham giao vào quá trình xác định giá khớp lệnh
- Cần phải tính toán kỹ trước khi sử dụng lệnh ATC để không rơi vào trường hợp mua với giá cao hoặc bán với giá thấp
Một số thuật ngữ liên quan đến lệnh ATC
Giá ATC là gì?
Giá ATC là giá đặt mua hoặc đặt bán tại thời điểm đóng cửa phiên giao dịch.
Phiên ATC là gì?
Thuật ngữ phiên ATC dùng để gọi phiên giao dịch trong đó có lệnh ATC khớp lệnh xác định giá đóng cửa.
Cổ phiếu ATC là gì?
Cổ phiếu ATC được hiểu là loại cổ phiếu được đặt mua và bán theo lệnh ATC.
Giá cổ phiếu ATC là gì?
Giá cổ phiếu ATC được hiểu là giá đặt mua hoặc bán cổ phiếu được giao dịch với lệnh ATC.
Lời kết
Mặc dù lệnh ATC có thể giúp nhà đầu tư thu lợi nhuận khi tranh thủ thực hiện giao dịch vào cuối giờ, tuy nhiên, việc lạm dụng lệnh ATC khi chưa có nhiều kinh nghiệm, chuyên môn sẽ rất nguy hiểm. Hy vọng bài viết trên mang đến cho bạn những thông tin hữu ích. Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết.
Bài viết liên quan:
Tìm hiểu các loại lệnh trong chứng khoán
Khớp lệnh chứng khoán là gì? Các phương thức khớp lệnh chứng khoán
Thị giá cổ phiếu là gì? Thị giá cổ phiếu phụ thuộc vào yếu tố nào?