Lợi suất đáo hạn (YTM) là một trong những nội dung khá quan trọng trong lĩnh vực đầu tư trái phiếu. Vậy lợi suất đáo hạn là gì? Công thức tính lợi suất đáo hạn được quy định như thế nào? Cùng topsanfx tìm hiểu ngay bài viết phân tích chi tiết sau đây nhé!
Contents
Lợi suất đáo hạn là gì?
Lợi suất đáo hạn (Yield to Maturity – YTM) là lợi nhuận phần trăm của trái phiếu được nắm giữ cho đến ngày đáo hạn. Lãi suất này là lãi suất hòa vốn trung bình của một trái phiếu nếu chọn mua trái phiếu ở một thời điểm và trái phiếu này sẽ được giữ lại cho đến hạn thanh toán.
- Trái phiếu chiết khấu là gì? Mua TPCK có rủi ro hay không?
- Thị trường tài chính là gì? Vai trò của thị trường tài chính
- Trái phiếu xanh là gì? Các quy định phát hành trái phiếu xanh
- Kỳ hạn trái phiếu là gì? Ý nghĩa của kỳ hạn trái phiếu trong đầu tư
Lưu ý, lãi suất đáo hạn không giống như lãi suất hiện tại bởi chúng có thể cao hơn hoặc thấp hơn. Ngoài ra, niêm yết lợi suất này cũng có thể khác với lợi suất thực sự của các nhà đầu tư khi đáo hạn. Vì chúng luôn được giả định tái đầu tư tiền lãi với lợi suất niêm yết hiện tại.
Công thức tính lợi suất đáo hạn
Trong đó:
- C: Số tiền lãi suất coupon hàng năm
- P: Giá thị trường của trái phiếu
- n: Số năm thực tế cho đến khi trái phiếu đáo hạn
Ví dụ, Bạn mua 1 trái phiếu với mệnh giá 100.000 đồng, đáo hạn sau 2 năm, lãi suất là 8%/năm, được bán với giá hiện tại là 103.000 đồng. Vậy lợi suất đến hạn là 6,36%.
Ý nghĩa của lợi suất đáo hạn
Lợi suất đáo hạn (YTM) luôn có nhiều ý nghĩa trên thị trường tài chính hiện nay như:
- Lợi suất này là một lãi suất hoàn vốn do đó việc xác định lợi suất đáo hạn cũng được thực hiện trên phương pháp nội suy hoặc phương pháp thử.
- Là đại lượng để đo lường mức sinh lời của trái phiếu.
- Việc tính toán YTM vừa được dùng để xác định tiền lãi hiện tại vừa được dùng để tính toán các khoản lỗ/lãi mà nhà đầu tư sẽ gặp phải khi giữ trái phiếu cho đến thời điểm đáo hạn.
Mặt hạn chế của YTM là gì?
Bên cạnh những ý nghĩa nổi bật mà YTM mang đến thì lợi suất đáo hạn vẫn còn tồn tại nhiều điểm hạn chế như sau:
- Nếu tiền lãi trái phiếu này được tái đầu tư ở lợi suất đáo hạn thì nhà đầu tư phải đối mặt với lãi suất tương lai thấp hơn YTM ngay lúc mua trái phiếu. Đây được xem là rủi ro tái đầu tư.
- Nếu trái phiếu được giữ cho đến ngày đáo hạn: Nếu trái phiếu không giữ đến ngày đáo hạn thì chắc chắn sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro có thể bán trái phiếu với giá thấp hơn giá mua. Điều này sẽ khiến cho giá trị lợi tức nhận được sẽ thấp hơn lợi tức đáo hạn.
Một số câu hỏi liên quan
So sánh lợi suất đáo hạn và lợi suất cuống phiếu
Từ các kiến thức nêu trên chúng ta có thể hiểu rằng YTM là các tỷ lệ sinh lợi hiệu quả được xác định dựa trên giá trị thị trường thực tế của loại trái phiếu đó. Nếu xác định theo mệnh giá thì lợi suất và lãi suất cuống phiếu (coupon) dường như đều bằng nhau.
Chẳng hạn, nếu nhà đầu tư bán trái phiếu mà mình đang sở hữu với giá trị gia tăng đạt 20.000 vnd. Thì khi đó lợi suất trái phiếu sẽ bằng 30.000 (tiền lãi hàng năm) : 120.000 (tiền bán trái phiếu thực tế) x 100 = 25%.
Tuy nhiên, nếu lãi suất thị trường tăng nhưng giá trái phiếu mà bạn đang sở hữu lại giảm xuống 98.000 vnd thì khi đó lợi suất thì hoạt động bán trái phiếu với giá chiết khấu là:
30.000 : 98.000 x 100 = 30,61 %
Dựa trên kết quả chúng ta có thể nhận thấy mối quan hệ nghịch đảo giữa hai lợi suất đáo hạn và giá trị trên thị trường của trái phiếu.
Đo lường lợi suất trái phiếu như thế nào?
Lợi suất trái phiếu thường sẽ bị tác động bởi giá trái phiếu và được tính theo công thức:
Lợi suất trái phiếu = tiền lãi hàng năm / giá trái phiếu
Lời kết
Trên đây là toàn bộ những thông tin chi tiết về lợi suất đáo hạn của trái phiếu. Mong rằng những kiến thức mà topsanfx cung cấp sẽ mang đến cho bạn nhiều kiến thức có giá trị.
Xem thêm