“Mã giao dịch ngân hàng” cụm từ thường được nhắc đến khi khách hàng thực hiện các giao dịch. Liệu bạn đã hiểu rõ về mã giao dịch ngân hàng hay chưa? Làm thế nào để kiểm tra mã giao dịch ngân hàng nhỉ? Hãy cùng Topsanfx nghiên cứu về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!
Contents
Mã giao dịch ngân hàng là gì?
Mã giao dịch ngân hàng là mã số mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng khi họ thực hiện giao dịch chuyển khoản thành công trên Internet/Mobile Banking. Ý nghĩa của mã số này là để nhận diện giao dịch đã được hoàn thành, đồng thời giúp ngân hàng thống kê được các giao dịch mà khách hàng thực hiện trên hệ thống.
Mỗi một giao dịch (bao gồm chuyển khoản, thanh toán hóa đơn, nhận tiền chuyển khoản từ tài khoản khác,…) đều sẽ có một mã riêng. Nhờ có mã số này khách hàng có thể kiểm tra lại những giao dịch đã thực hiện khi cần thiết.
Mã giao dịch của các ngân hàng thường sẽ bắt đầu bằng FTхххххххххххх được gán tự động cho mỗi giao dịch. Như đã đề cập ở trên, mã số này sẽ là duy nhất và không có bất kỳ sự trùng khớp nào với mã khác. Có những ngân hàng như VP Bank, Techcombank sử dụng mã (FT), tuy nhiên cũng có các ngân hàng không dùng mã này.
Số tài khoản ngân hàng là gì? Hướng dẫn cách mở và sử dụng
Vai trò của mã giao dịch ngân hàng
Mã giao dịch sẽ có vai trò quan trọng nếu như giao dịch chuyển tiền của khách hàng bị lỗi. Nhân viên sẽ dựa vào mã giao dịch ngân hàng để chứng minh rằng giao dịch này đã thực hiện. Còn trường hợp khách hàng không có mã này thì sẽ không thể kiểm tra được giao dịch thực hiện trước đó.
Mã xác thực giao dịch và mã giao dịch giống hay khác nhau?
Nhiều khách hàng thường nhầm lẫn và cho rằng hai loại mã này là một. Tuy nhiên, hai mã này khác nhau hoàn toàn.
Mã giao dịch ngân hàng | Mã xác thực (mã OTP) |
Mã giao dịch là mã số được cung cấp ngay sau giao dịch chuyển tiền hoặc thanh toán thành công.
Mã này dùng để chứng minh giao dịch thành công và được lưu trữ trên hệ thống tại ngân hàng. |
Mã xác thực là mã số được ngân hàng cung cấp trước khi khách hàng thực hiện chuyển khoản, thanh toán.
Mã này được xem là hàng rào bảo mật cuối cùng khi thực hiện giao dịch online. Do đó, khách hàng tuyệt đối không cung cấp mã OTP cho người khác. |
Thao tác kiểm tra mã giao dịch ngân hàng
Mã giao dịch ngân hàng MB Bank
Cách để kiểm tra mã giao dịch ngân hàng MB Bank khi bạn có sử dụng Internet Banking như sau:
Bước 1: Bạn vào ứng dụng và đăng nhập tài khoản
Bước 2: Tại màn hình chính, bạn bấm chọn “Xem tài khoản ngay”
Bước 3: Tiếp đến chọn “Tài khoản nguồn” và chọn khoảng thời gian mà bạn muốn tra cứu.
Mã giao dịch Vietcombank
Cấu trúc mã giao dịch Vietcombank là MBVCBxxxx. Để tra cứu mã giao dịch, bạn hãy đăng nhập vào tài khoản VCB Digibank trên điện thoại hoặc website. Sau đó, nhấn vào xem “lịch sử giao dịch tài khoản” và nhấn xem “chi tiết giao dịch” là đã xem được mã giao dịch.
Mã giao dịch ngân hàng Vietinbank
Cấu trúc mã giao dịch Vietinbank là GDххххххххх. Khách hàng có thể kiểm tra mã bằng cách đăng nhập vào iPay Vietinbank, chọn mục “Dịch vụ thẻ” và bấm xem “Lịch sử tài khoản”. Sau đó chọn vào giao dịch muốn kiểm tra để xem lại mã.
Cách tra cứu mã giao dịch ngân hàng đối với các ngân hàng khác cũng tương tự như trên. Khách hàng có thể đăng nhập vào ứng dụng trên điện thoại hoặc truy cập vào website của ngân hàng để có thể kiểm tra mã giao dịch khi cần thiết nhé.
Kết luận
Bài viết trên Topsanfx giải đáp khái niệm và vai trò của mã giao dịch ngân hàng. Đồng thời phân biệt mã giao dịch với mã xác thực để khách hàng không bị nhầm lẫn. Mong rằng qua bài viết này bạn sẽ biết cách kiểm tra mã giao dịch ngân hàng. Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết!
Bài viết liên quan:
Điểm tín dụng CIC là gì? Cách tra cứu điểm tín dụng nhanh nhất
Thẻ MasterCard là gì? Chức năng chính của thẻ Mastercard
Thẻ ghi nợ (Debit Card) là gì? Phân biệt thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng