Mô hình Bump và Run là mô hình đảo chiều hình thành sau khi nhà đầu cơ quá mức khiến giá tăng nhanh, mô hình này thường được ứng dụng trong thị trường tăng và thị trường giảm của Bulkowski. Bài viết của Topsanfx ngày hôm nay sẽ chia sẻ đến bạn đọc cách ứng dụng Mô hình Bump và Run vào giao dịch.
Contents
Mô hình Bump và Run là gì?
Bump và Run là mô hình đảo chiều trong thị trường ngoại hối giúp nhà đầu tư phát hiện những tín hiệu kết thúc của một xu hướng này và sự hình thành của một xu hướng mới. Mô hình Bump và Run có hai phần gồm:
- Phần đầu là một xu hướng rõ ràng có các đỉnh hoặc đáy của xu hướng nối thành một đường trendline, và cũng chính là đường trendline chính.
- Phần thứ hai là một đoạn vượt bậc giá gọi là BUMP ra khỏi đường Trendline. Đoạn nhảy vọt này chỉ là một sự tăng giá đột biến. Đối với giai đoạn này, xu hướng giá tạo thành một đường trendline mới dốc hơn đường trendline đã hình thành lúc ban đầu.
Theo lý thuyết, tín hiệu để nhà đầu tư có thể tìm cơ hội vào lệnh là thời điểm Trendline chính gặp Breakout (run).
Mô hình Bump và Run có tính chất đảo ngược mạnh mẽ và chủ yếu xuất hiện tại các khung thời gian lớn như daily. Nhưng nếu thiết lập chính xác mô hình này cũng có thể hoạt động tốt trên các biểu đồ có khung thời nhỏ hơn.
Các dạng mô hình Bump và Run
Hiện nay, mô hình Bump và Run có hai dạng chính là Bullish và Bearish.
Mô hình Bump và Run Bearish – đảo chiều giảm
Mô hình Bump và Run bearish bắt đầu với một xu hướng đang tăng. Nhưng, một xu hướng tăng mạnh mẽ hơn xuất hiện trên biểu đồ – the bump. Tới giai đoạn đạt mức cao mới, hành động giá sẽ đảo chiều, kiểm tra lại đường hỗ trợ và phá vỡ mạnh.
Việc phá vỡ đường xu hướng là một tín hiệu của – the Run, nhà đầu tư sẽ kiếm được lợi nhuận đáng kể nếu bắt đúng thời cơ vào lệnh.
Mô hình Bump và Run Bullish – Đảo chiều tăng
Ngược lại với mô hình Mô hình Bump và Run Bearish, mô hình Bullish bắt đầu với một xu hướng giảm, đột nhiên xuất hiện một xu hướng giảm tương đối mạnh trên biểu đồ – the Bump, Khi hình thành các đáy, hành động giá sẽ đảo chiều, chạm đến xu hướng giảm và phá vỡ để bắt đầu một xu hướng tăng mới – the Run.
5 cách xác nhận mô hình Bump và Run
Thành phần của mô hình Bump và Run khá khác biệt. Vì thế, nhà đầu tư cần kiểm tra thật kỹ mẫu hình trước khi tiến hành giao dịch.
- Góc của xu hướng chung: đầu tiên nhà đầu tư cần xác định một xu hướng chính của thị trường, độ nghiêng của đường xu hướng nằm trong khoảng từ 30 đến 45 độ trên biểu đồ giao dịch.
- Góc của Bump: đường Bump trên biểu đồ có dốc hơn, đây là một xu hướng có xung lực mạnh vì thế dốc của Bump nằm trong khoản từ 45 đến 60 độ trên biểu đồ (trader có thể dùng công cụ đo góc để test)
- Khối lượng giao dịch: khối lượng là điều cần thiết khi ứng dụng mô hình này. Trong xu hướng đầu tiên (xu hướng hình thành Bump) khối lượng giao dịch thường thấp. Tiếp đó Bump xuất hiện trên biểu đồ và khối lượng xu hướng tăng lên. Khiến giá tăng tốc nhanh, tạo một xu hướng Bump rõ ràng trên biểu đồ với một đường dốc gần như là thẳng đứng.
- Kích thước mô hình Bump và Run: Một khía cạnh không kém phần quan trọng trong mô hình Bump và Run là kích thước của xu hướng Bump so với xu hướng đang tăng trước đó.
S1 là kích thước đầu tiên có khoảng cách dọc giữa đỉnh của hành động giá trước Bump và đường xu hướng đầu tiến có độ dốc từ 30-45 độ.
S2 là kích thước thứ hai có khoảng cách dọc giữa đỉnh Bump và xu hướng đầu tiên tạo dốc 30 – 45 độ.
Tiếp đó, trader cần so sánh hai kích thước này, để xác nhận độ chính xác của mẫu hình này, S2 có kích thước ít nhất gấp đôi kích thước của S1 (S2 = 2 x S1)
- Xác nhận mẫu hình “Bump và Run Reversal”
Việc xác nhận thực tế của mô hình đi kèm với sự đột phá của đường xu hướng đầu tiên (đường 30-45 độ), Khi Bump được hình thành, giá dự kiến di chuyển về đường xu hướng. Khi chạm đường xu hướng, hành động giá sẽ do dự trong khoảng thời gian xung quanh đường xu hướng này. Nếu mô hình rõ ràng, trader có thể thấy một sự phá vỡ xuyên qua đường xu hướng. Sự phá vỡ xuất hiện, sẽ xác nhận độ chính xác của mô hình, đây là thời điểm tốt để trader giao dịch.
Ví dụ về mô hình Bump và Run
Theo ví dụ minh họa, bạn có thể thấy một xu hướng tăng, cùng xem xét tính hợp lệ của chúng:
- Có xu hướng tăng 30 độ (màu xanh lá cây)
- Giá tăng mạnh với đường trend dốc 60 độ, tạo Bump (đường xanh dương)
- Khối lượng giao dịch giảm trong thời gian bám sát trên đường 30 độ, trong ký hiệu ô vuông có thể thấy các khối lượng đang tăng trong thời gian tạo Bump
- Đo 2 kích thước, xác nhận được kích thước Bump (S2) lớn gấp đôi S1.
- Đây là mô hình Bump và Run bởi hành động giá đảo ngược và phá vỡ xu hướng, đường xu hướng đầu (thể hiện trong vòng tròn đỏ trên biểu đồ).
Bài viết cung cấp thông tin và cách ứng dụng mô hình Bump và Run, hy vọng chúng có ích với bạn. Chúc bạn giao dịch thành công!