Trong số tất cả các mô hình đảo chiều mà chúng ta có thể sử dụng trong giao dịch Forex, mô hình cái nêm là một trong số các mô hình giá được nhà giao dịch yêu thích nhất. Mô hình này có thể mang lại lợi nhuận khổng lồ cùng với các điểm vào lệnh chính xác cho nhà giao dịch dài hạn.
Contents
Mô hình cái nêm là gì?
Mô hình cái nêm (Wedge) là một mô hình giá được hình thành bằng cách hội tụ các đường xu hướng trên biểu đồ giá.
Mô hình cái nêm báo hiệu sự đảo chiều giá tăng hoặc giảm, thời gian hình thành nêm càng lâu thì đột phá tiếp theo càng dễ xảy ra.
Các loại mô hình cái nêm
Mô hình cái nêm hướng lên (Rising Wedge)
Mô hình cái nêm hướng lên là một hành động giá dễ nhận biết, được hình thành khi thị trường hợp nhất hai đường hỗ trợ và kháng cự. Để tạo thành một cái nêm hướng lên, đường hỗ trợ và kháng cự đều phải hướng lên trên và đường hỗ trợ phải dốc hơn kháng cự.
Giống như mô hình Vai – Đầu – Vai hay Tam giác, mô hình cái nêm thường dẫn đến đột phá giá. Trong trường hợp nêm hướng lên, sự bứt phá này thường là giảm.
Nêm tăng dần có thể xảy ra ở cả thị trường tăng hoặc giảm:
- Khi thị trường đang trong xu hướng tăng, mô hình nêm hướng lên là dấu hiệu cho thấy các nhà giao dịch đang xem xét lại động thái tăng giá
- Khi thị trường giảm, mô hình là khoảng tạm dừng ngắn hạn trước khi bắt đầu giảm một lần nữa
Cách giao dịch với mô hình cái nêm hướng lên
Vào lệnh: Điểm vào lệnh xuất hiện khi đường hỗ trợ của nêm hướng lên bị phá vỡ. Có hai phương pháp vào lệnh phổ biến:
- Chờ cây nến đóng cửa bên dưới đường hỗ trợ trước khi đặt lệnh
- Mở vị thế bán ngay sau khi giá phá vỡ đường hỗ trợ, bất kể nến đóng cửa hay chưa
Stop loss: dừng lỗ được đặt ở đỉnh của nêm hướng lên và nằm trên đường kháng cự.
Take profit: mục tiêu lợi nhuận lấy đúng bằng chiều cao của mô hình
Mô hình cái nêm hướng xuống (Falling Wedge)
Mô hình cái nêm hướng xuống hay còn được gọi là mô hình nêm giảm giá, là một động thái giá dễ nhận biết được hình thành khi thị trường hợp nhất giữa hai đường hỗ trợ và kháng cự. Để tạo thành một nêm hướng xuống, đường hỗ trợ và kháng cự phải hướng xuống dưới trong khi đường kháng cự phải dốc hơn đường hỗ trợ.
Mô hình cái nêm hướng xuống về cơ bản hoàn toàn ngược lại với nêm hướng lên. Vì vậy, nó cũng thường dẫn đến các đột phá và dẫn đến động thái tăng giá của thị trường.
- Khi thị trường đang có xu hướng tăng, sự xuất hiện của mô hình cái nêm hướng xuống có thể là khoảng thời gian tạm dừng ngắn hạn trước khi xu hướng tăng tiếp tục.
- Khi thị trường giảm, mô hình nêm hướng xuống là dấu hiệu cho thấy các nhà giao dịch đang xem xét lại hành vi mua của mình.
Cách giao dịch với mô hình cái nêm hướng xuống
Nhà giao dịch có thể tận dụng phân tích kỹ thuật mô hình nêm hướng xuống để phát hiện các điểm vào lệnh.
Vào lệnh: Khi giá phá vỡ và đóng cửa bên trên đường kháng cự là thời điểm vào điểm hợp lý.
Stop loss: dừng lỗ có thể được đặt dưới đáy gần điểm vào lệnh nhất,
Take profit: mục tiêu lợi nhuận cũng tương tự như mô hình cái nêm hướng lên, chính là chiều cao của mô hình.
Mô hình cái nêm mở rộng (Broadening Wedge)
Mô hình cái nêm mở rộng đặc trưng bởi sự biến động giá ngày càng tăng và được vẽ như hai đường xu hướng phân kỳ, một đường tăng và một đường giảm. Nó thường xảy ra sau khi giá có một đợt tăng hoặc giảm đáng kể.
Sự hình thành mô hình cái nêm mở rộng xảy ra khi thị trường đang có sự bất đồng cao độ giữa các nhà đầu tư về mức giá thích hợp của một tài sản trong một khoảng thời gian ngắn. Người mua ngày sẵn sàng mua với giá cao hơn trong khi người bán tìm thấy sẵn sàng chốt lời. Điều này tạo ra một loạt các đỉnh tạm thời cao hơn và một loạt các đáy thấp hơn trong thời gian ngắn. Khi kết nối các đỉnh và đáy này thì đường xu hướng tạo thành một mô hình mở rộng trông giống như một cái loa hoặc tam giác đối xứng ngược.
Cách giao dịch với mô hình cái nêm mở rộng
Cũng giống như 2 mô hình cái nêm phía trên, bạn cần chờ điểm đột phá xác nhận. Bạn có thể giao dịch điểm breakout đã xác nhận hoặc chờ đợi một cú pullback để chắc chắn hơn.
Tùy thuộc vào từng nhà giao dịch mà họ thích phương pháp vào lệnh nào vì mỗi phương pháp đều có ưu điểm và nhược điểm, vì vậy hãy chọn phương pháp phù hợp nhất với bạn.
Mô hình cái nêm mở rộng thường không xuất hiện quá thường xuyên nhưng khi chúng xuất hiện sẽ là một dấu hiệu tuyệt vời để phát hiện sự cạn kiệt của thị trường có xu hướng.
Lợi thế và hạn chế của mô hình cái nêm
Lợi thế
- Xảy ra thường xuyên trong thị trường tài chính
- Giúp nhà giao dịch có thể thiết lập các điểm vào lệnh, dừng lỗ, chốt lời rõ ràng
- Mang đến cơ hội giao dịch sinh lời cao
Hạn chế
- Nhà giao dịch mới tham gia thị trường sẽ khó có thể nhận diện
- Cần sử dụng kết hợp cùng chỉ báo kỹ thuật để đảm bảo xác nhận mô hình
- Dễ nhầm lẫn với các loại mô hình khác và thường bị xác định sai.