Mô hình CAPM là một công cụ có thể giúp các doanh nghiệp và nhóm tài chính xác định mối quan hệ giữa lợi tức đầu tư bắt buộc đối với một khoản đầu tư và các rủi ro liên quan. Để hiểu rõ hơn về mô hình này, hãy cùng Topsanfx theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Contents
Giới thiệu chung về mô hình CAPM
Mô hình CAPM là gì?
CAPM là từ viết tắt của Capital Asset Pricing Model, được hiểu là mô hình định giá tài sản vốn. Mô hình này được các nhà đầu tư dùng để tính toán lợi nhuận kỳ vọng từ một khoản đầu tư, xác định giá cho các chứng khoán riêng lẻ, chẳng hạn như cổ phiếu.
Mô hình định giá tài sản vốn được coi là một phần cốt lõi của tài chính doanh nghiệp và ngân hàng đầu tư, giúp xem xét mối quan hệ giữa rủi ro của khoản đầu tư và rủi ro vốn có của thị trường nói chung.
Nguồn gốc của mô hình CAPM
Mô hình định giá tài sản vốn được Jack Treynor, William F.Sharpe, John Lintner, Jan Mossin nghiên cứu và đơn giản hóa (1963 – 1964) dựa trên nền tảng nghiên cứu trước đó về lý thuyết đa dạng hóa danh mục đầu tư hiện đại của Harrt Markowitz (1952).
Đối tượng sử dụng mô hình định giá tài sản vốn là ai?
Mô hình CAPM được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của ngành tài chính
- Các nhà đầu tư có thể sử dụng mô hình CAPM để đánh giá và so sánh những tài sản đầu tư khác nhau trong quá trình quản lý nguồn vốn
- Các chủ ngân hàng đầu tư, công ty tài chính hoặc những nhà quản lý tài sản có thể áp dụng mô hình định giá tài sản vốn để xác định xem khoản đầu tư nào đó có đáng để mạo hiểm hay không, hoặc dùng để phân tích xem danh mục đầu tư hoạt động tốt hay không tốt.
- Các nhà phân tích tài chính có thể dùng mô hình này để đánh giá cũng như đưa ra đề xuất đầu tư cho khách hàng của mình.
Những giả định khi xây dựng mô hình CAPM
Một số giả định được sử dụng bao gồm:
Giả định thị trường hoàn hảo: Tức là thị trường sẽ không tính phí giao dịch, không thuế, được phép bán khống, có thể vay và cho vay với lãi suất phi rủi ro.
Không có bất kỳ nhà đầu tư lớn nào có thể ảnh hưởng đến giá cả: Giá của chứng khoán trên thị trường sẽ không bị ảnh hưởng bởi một nhà đầu tư lớn nào và tất cả các nhà đầu tư đều có thể được tiếp cận thông tin như nhau.
Các khoản đầu tư được chia nhỏ một cách vô hạn: Mô hình CAPM sẽ được biểu diễn dưới các hàm liên tục, không rời rạc, để việc chạy mô hình diễn ra thuận tiện nhất và kết quả cũng không tác động đáng kể đến kết luận chung.
Mức e ngại rủi ro: Nhà đầu tư sẽ đòi hỏi lợi nhuận kỳ vọng cao hơn để có thể chấp nhận một mức độ rủi ro cao hơn. Họ sẽ tự do chọn lựa danh mục đầu tư theo sở thích cá nhân và khẩu vị rủi ro của bản thân.
Kế hoạch nắm giữ tài sản trong một kỳ tại cùng một khoản thời gian: Mô hình CAPM chỉ áp dụng trong một giai đoạn cụ thể, và toàn bộ quyết định của nhà đầu tư sẽ được thực hiện trong giai đoạn đó.
Tất cả nhà đầu tư đều có chung kỳ vọng về cơ hội đầu tư
Công thức CAPM và ví dụ
Công thức mô hình định giá tài sản vốn có dạng như sau:
R = Rf + [B x (Rm – Rf)]
Trong đó:
- R là tỷ lệ lợi nhuận kỳ vọng của khoản đầu tư
- Rf là tỷ suất sinh lợi phi rủi ro
- B là hệ số beta của khoản đầu tư
- Rm là tỷ suất sinh lợi kỳ vọng của thị trường
- (Rm – Rf) được gọi là phần bù rủi ro.
Xét ví dụ sau:
- Phiên bản beta cho cổ phiếu ACB là 1,75.
- Lợi tức trái phiếu kho bạc 10 năm hiện tại
- Lãi suất phi rủi ro Rf là 4%.
- Lợi nhuận kỳ vọng Rm của thị trường chung là 15%.
Ta tính được tỷ lệ lợi nhuận kỳ vọng trên một cổ phiếu như sau:
R = 4% (tỷ lệ phi rủi ro) + (1,75 (beta) x (15%-4%))
Vậy, tỷ lệ lợi nhuận kỳ vọng của chúng ta là: 23,25%
Các thành phần của mô hình CAPM
Tỷ lệ lợi nhuận kỳ vọng
Lợi nhuận kỳ vọng được hiểu là khoản tiền sinh lời từ một khoản đầu tư trong một khoảng thời gian nhất định. Khoản lợi nhuận này có thể là âm hoặc dương (dương nếu đầu tư sinh lời, âm nếu đầu tư thua lỗ)
Tỷ lệ lợi nhuận kỳ vọng của tài sản phi rủi ro
Bất kể loại tài sản đầu tư là gì đi chăng nữa thì nó cũng sẽ tồn tại những rủi ro nhất định. Trong đó, trái phiếu chính phủ được xem là khoản đầu tư có rủi ro thấp nhất. Vì thế, lợi nhuận của tài sản phi rủi ro sẽ được xét theo lãi trái phiếu chính phủ (trong khoảng thời gian 10 năm).
Hệ số rủi ro (Beta)
Hệ số beta (ký hiệu β) được xem là những hệ số rủi ro trong lĩnh vực đầu tư. Đây là những công cụ được sử dụng để tính toán được mức độ rủi ro của một cổ phiếu. Hay những khoản danh mục đến từ các nhà đầu tư hiện nay.
Xét theo hình học, mối quan hệ giữa lợi nhuận kỳ vọng cổ phiếu và hệ số β sẽ được biểu diễn bằng đường thẳng (đường thẳng này được gọi là đường thị trường chứng khoán SML – Security Market Line)
- Trường hợp hệ số β = 0: Có nghĩa là lợi nhuận kỳ vọng của chứng khoán có β = 0 => Đó là lợi nhuận không rủi ro vì trong trường hợp này E(Ri) = Rf + 0[E(Rm) – Rf] = Rf
- Trường hợp hệ số β = 1: Lợi nhuận kỳ vọng của chứng khoán có β = 1 chính là lợi nhuận kỳ vọng của thị trường vì trong trường hợp này E(Ri) = Rf + 1 [E(Rm) – Rf] = E(Rm)
- Quan hệ giữa lợi nhuận cổ phiếu và hệ số rủi ro β của nó là quan hệ tuyến tính được diễn tả bởi đường thẳng SML có hệ số góc là Rm – Rf
Khoản gia tăng bù đắp thị trường (Rm-Rf)
Phần bù rủi ro thị trường có công thức sau:
Lợi nhuận kỳ vọng trung bình của thị trường – Lãi suất phi rủi ro
- Giá cổ phiếu có thể sẽ tăng hoặc giảm, rất khó để dự báo trước trong ngắn hạn. Vì thế lợi nhuận kỳ vọng trung bình của thì trưởng có khả năng âm hơn. Nhà đầu tư sẽ cần thực hiện phân tích đường thị trường chứng khoán (SML) trong khoảng thời gian dài hơn để có thể giải quyết những thay đổi ngắn hạn trong phòng bù rủi ro vốn cổ phần.
- Phần bù rủi ro thị trường có thể thay đổi từ 4% – 5.5%
Đánh giá mô hình CAPM
Ưu điểm của Capital Asset Pricing Model
- Đơn giản, dễ áp dụng: Công thức CAPM rất đơn giản, nhà đầu tư có thể dễ dàng sử dụng để tính toán
- Có thể áp dụng được cho nhiều danh mục đầu tư
- Có tính đến cả yếu tố rủi ro thị trường
Nhược điểm của Capital Asset Pricing Model
- Không hoàn toàn chính xác nếu nhà đầu tư thực hiện ủy thác đầu tư, đầu tư dưới góc độ của nhiều nhà phân tích, tại những nước khác nhau, bởi lẽ điều này sẽ tạo ra kỳ vọng lợi nhuận khác nhau cho cùng một tài sản.
- Hệ số Beta chỉ là ước tính, bởi lẽ beta 3 năm sẽ khác 5 năm. Beta ước tính từ lợi nhuận hàng ngày cũng sẽ không giống với Beta ước tính từ tiền lãi hàng tháng. Tức là cùng một tài sản có thể có mức Beta có thể khác nhau, dẫn đến kết quả tính của mô hình cũng thay đổi.
Ứng dụng mô hình CAPM
Mô hình CAPM được sử dụng để
- Định giá tài sản và mô hình tài chính
- Ước tính, xác định mức lợi nhuận kỳ vọng của khoản đầu tư.
- Đánh giá mức độ hiệu quả của danh mục đầu tư hiện tại.
- Giúp nhà đầu tư dễ dàng đưa ra các quyết định mua/bán hoặc giữ tài sản như cổ phiếu, trái phiếu, …
- Điều chỉnh, thay đổi, xây dựng một danh mục đầu tư hiệu quả.
Lời kết
Mô hình CAPM là một trong những mô hình được sử dụng rộng rãi để tính toán rủi ro và lợi nhuận liên quan đến việc đầu tư vào cổ phiếu. Hy vọng bài viết trên mang đến cho bạn những thông tin hữu ích. Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết cùng Topsanfx.
Bài viết liên quan:
Cổ phiếu tốt – Cách nhận biết để đầu tư
Mô hình vai đầu vai là gì? Cách vận dụng mô hình này trong chứng khoán