Mô hình giá Key Reversal (KR) – Đảo chiều chủ chốt là một dạng khác của nến đảo chiều Reversal Bar, nhưng mô hình này cung cấp tín hiệu đảo chiều rõ ràng, cụ thể và độ tin cậy ổn định hơn.
Contents
Mô hình giá Key Reversal (KR) – Đảo chiều chủ chốt
Như đã nói, Mô hình giá Key Reversal (KR) – Đảo chiều chủ chốt là một dạng khác của nến đảo chiều Reversal Bar, nhưng mô hình này cung cấp tín hiệu đảo chiều rõ ràng, cụ thể và độ tin cậy ổn định hơn.
- Nến đảo chiều chủ chốt tăng hay Bullish Key Reversal có giá mở cửa hiện tại thấp hơn giá mở của cây nến trước đó, tuy nhiên giá đóng cửa hiện tại lại cao hơn giá đóng của cây nến trước đó.
- Ngược lại, nến đảo chiều chủ chốt giảm hay Bearish Key Reversal, có giá mở cửa hiện tại cao hơn giá mở của nến trước đó, tuy nhiên giá đóng cửa hiện tại lại thấp hơn giá đóng của cây nến trước đó.
Mô hình giá Key Reversal (KR) có ý nghĩa gì?
Mô hình Key Reversal sau một xu hướng tăng
Tâm lý giao dịch của mô hình KB được phân tích đơn giản như sau: trong một xu hướng tăng, giá mở cửa cao hơn và hình thành một đỉnh mới (có nghĩa là người mua đã và đang thau tóm thị trường), tuy nhiên và cuối phiên giao dịch đó giá lại giảm xuống dưới mức đáy của phiên trước đó.
Nhà giao dịch mua không thể duy trì giá tại vùng đỉnh cao hơn, đồng thời cũng không có khả năng giữ giá nằm trên mức thấp nhất của phiên giao dịch trước. Mô hình key reversal đã hình thành đáy thấp hơn, đây là một tín hiệu cảnh báo mạnh mẽ, một xu hướng đảo chiều sẽ xảy ra.
Mô hình Key Reversal sau một xu hướng giảm
Sự hình thành của mô hình này tương tự sự tiếp diễn của xu hướng giảm (tạo đáy thấp hơn đáy trước) tuy nhiên đến cuối phiên giao dịch giá sẽ hình thành đỉnh cao hơn, cho tín hiệu cảnh báo nhà đầu tư một xu hướng đảo chiều sẽ xảy ra.
Đặc điểm mô hình giá Key Reversal (KR)
Ví dụ minh họa cho KB sau một xu hướng tăng
Biểu đồ minh họa phía trên mô hình Key Reversal của S&P 500 ETF (SPY) đang hình thành tại đỉnh của xu hướng tăng. Trong biểu đồ một xu hướng tăng mạnh đang diễn ra, sau đến thanh chìa khóa đảo chiều đã tạo ra khoảng vượt giá tăng lên, giá mở cửa nằm trong mức giá cao hơn đỉnh của phiên giao dịch ngày hôm trước, tạo ra một đỉnh cao hơn.
Nhưng, tâm lý giao dịch tại thị trường đã thay đổi, giá đóng cửa nằm ở mức giá thấp hơn đáy của phiên giao dịch ngày hôm qua, tại đây bắt đầu một chuỗi gồm các đáy thấp liên tiếp.
Ví dụ minh họa cho KB sau một xu hướng
Biểu đồ minh họa cho mô hình Key Reversal của DowJones Industrial Average ETF (DIA) xuất hiện đáy sau một tháng giảm xuống. Giá mở cửa thấp hơn đáy của phiên giao dịch ngày hôm trước, chúng tiếp diễn xu hướng giảm hình thành những đáy khác thấp hơn. Bởi thế, thị trường có khả năng vẫn dịch chuyển theo xu hướng giảm đó.
Nhưng, nhà đầu tư mua đã nhảy vào tác động làm giá đóng cửa đạt mức cao hơn đỉnh của phiên giao dịch ngày hôm trước, tại đó hình thành đỉnh cao hơn. Giá tiếp tục tạo ra những khoảng trống (gap) tăng vào ngày tiếp theo, hình thành 2 thanh giá có đỉnh cao dần, vẫn tiếp tục hình thành các khoảng trống tăng.
Cách giao dịch đơn giản với mô hình Key Reversal (KR)
Đối với mô hình Key Reversal sau xu hướng tăng
Mô hình giá Key Reversal nằm tại đỉnh trong một xu hướng tăng xuất hiện giá đang tạo những đỉnh cao hơn, các đáy cao hơn, tiếp đó là một thanh giá có đỉnh cao hơn đỉnh của phiên giao dịch ngày hôm trước, bình thường mức giá mở cửa sẽ cao hơn đỉnh của ngày hôm qua, còn đáy và giá đóng cửa lại thấp hơn đáy của ngày trước đó.
Đối với mô hình Key Reversal sau xu hướng giảm
Mô hình gía Key Reversal nằm tại đáy của một xu hướng giảm bắt đầu khi giá đang xuất hiện những đỉnh thấp hơn và đáy thấp hơn, tiếp đó là một thanh giá có mức giá thấp nhất có thể thấp hơn cả mức đáy đạt được từ phiên giao dịch ngày hôm trước, thực tế giá mở cửa thường thấp hơn đáy của hôm trước, hình thành đỉnh và giá đóng cửa sẽ cao hơn đỉnh của ngày trước đó.
Bài viết cung cấp thông tin về Mô hình giá Key Reversal – đảo chiều chủ chốt. Hy vong chúng có ích với bạn. Chúc bạn giao dịch thành công!
>>>Xem thêm: Kênh xu hướng là gì?