Mô hình giá Rouding Top/Bottom (mô hình đáy tròn) là mô hình giá gồm nhiều mẫu nến liên tục hình thành một hình vòm, hai mép hai bên xấp xỉ bằng nhau, khi nối hai mép này nhà giao dịch có đường kháng cự, khi giá phá vỡ đường này giá sẽ được đẩy mạnh. Nhà giao dịch có thể vào lệnh tại thời điểm này.
Trong mô hình đáy tròn, giá bắt đầu bằng một xu hướng giá giảm sau khi nó đạt được một điểm hỗ trợ. Tại thời điểm giá đạt đến điểm hỗ trợ, Thì chúng sẽ bắt đầu dịch chuyển theo một xu hướng cao hơn. Khi mô hình này được hoàn thành sẽ tcó hình dáng như chữ cái “U” cùng một đường xu hướng theo sau mức giá thấp.
Ngoài ra, mô hình đáy tròn cũng có khả năng được theo sau một đáy tròn khác hình thành đáy đôi khi giá chống lại một xu hướng tăng. Thông thường, trong một đáy tròn, có khả năng sẽ tạo ra một sự đảo chiều, các nhà giao dịch cần tìm cách chọn những vị thế mua tại mức hỗ trợ nhằm kiếm lợi nhuận trong tương lai gần.
Contents
- 1 Mô hình giá Rouding Bottom
- 2 Mô hình giá Rouding Top
- 3 Mục tiêu giá
- 4 Những đặc điểm về mô hình giá Rounding Top/Bottom
- 5 Ví dụ minh họa về mô hình giá Rounding Bottom cùng sự phá vỡ lên trên
- 6 Ví dụ minh họa về mô hình giá Rounding Top cùng sự phá vỡ xuống dưới
- 7 Ví dụ minh họa về mô hình giá Rounding Top cùng sự phá vỡ lên trên
Mô hình giá Rouding Bottom
Mô hình giá Rounding bottom hay mô hình dĩa, là một mô hình giao dịch trong thời gian dài được thể hiện qua biểu đồ tuần. Trước khi mô hình Rounding Bottom hình thành là một xu hướng tăng (chiếm khoảng 62% tổng thời gian). Sau đó giá bắt đầu giảm, đây là quá trình rạo lõm, tiếp đó lại hồi giá tăng lại tạo dốc, kết quả cuối cùng là hình thành một chữ U hay như một cái chén. Phần phía bên trái của cái chén, sẽ xuất hiện thêm một mô hình, được gọi là “môi trái” và phần bên phải của cái chén được gọi là “môi phải”.
Thông thường, giá sẽ chạm môi phải và môi trái tương đối bằng nhau, sau đó giá bắt đầu đi ngang hoặc hồi lại giảm xuống hình thành vùng tích lũy giá. Theo nghiên cứu của Bulkowski (2005), một tín hiệu mua xuất hiện khi giá dừng lại trên đường kháng cự, và cũng nối từ môi trái đến vùng tích lũy sau môi phải ( đôi khi môi phải không có), giá ở môi trái được xem là tương đương với đường kháng cự.
Mô hình giá Rouding bottom mức tăng trung bình sau phá vỡ
Theo Bulkowski (2005), mô hình giá Rouding Bottom có mức tăng trung bình sau phá vỡ là khoảng 43% (trước khi giá có đợt điều chỉnh 20%). Và theo Kirkpatrick & Dahlquist (2010) nhận định rằng mô hình giá Rounding Bottom hay xuất hiện hơn mô hình Rounding Top.
Mô hình giá Rouding Top
Mô hình Rounding Top trái ngược hoàn toàn với mô hình giá Rounding Bottom. thông thường xu hướng giá trước khi hình thành mô hình là xu hướng tăng. Giá bắt đầu dịch chuyển lên, sau đó giảm dần lực và mở rộng đến một điểm nhất định sau đó đi ngang, sau đó lại giảm xuống và tạo dốc xuống, kết quả cuối cùng là hình thành một cái vòm gần giống chữ “U” đảo ngược. Giá sẽ kết thúc sự giảm dần của nó tại môi phải, và giá ở mô phải và trái bằng nhau.
Mô hình Rouding Top có thể phá vỡ theo hai hướng (tăng và giảm)
- Mô hình giá Rouding bottom mức giảm trung bình sau phá vỡ xuống dưới
Mô hình giá Rouding bottom xoa mức giảm trung bình sau phá vỡ chiếm khoảng 47% tổng thời gian, breakout xuống dưới xuất hiện khi xu hướng giá vượt xuống dưới vùng hỗ trợ của môi phải.
- Mô hình giá Rouding bottom mức tăng trung bình sau phá vỡ lên trên
Sự phá vỡ phía trên (chiếm khoảng 53% tổng thời gian) xuất hiện khi giá tăng sau môi phải và bắt đầu vượt đỉnh cao nhất của mô hình này. Theo Bulkowski (2005) mô hình này có mức tăng trung bình sau phá vỡ lên trên là 37% còn đối với phá vỡ xuống dưới là 19%.
Mục tiêu giá
Thông thường, mục tiêu giá của mô hình Rounding sẽ tính bằng cách lấy độ cao của mô hình cộng/ trừ với mức giá phá vỡ.
Nhưng theo nghiên cứu Bulkowski (2005) đã đưa ra một công thức tính có mức độ chính xác cao hơn.
- Mô hình giá Rounding Bottom – phá vỡ lên trên:
Giá môi phải + ((giá môi phải – giá thấp nhất mô hình)x 57%)
- Mô hình giá Rounding Top – phá vỡ lên trên:
Giá cao nhất mô hình + ((giá cao nhất mô hình – giá môi phải) x 61%)
- Rounding Top – phá vỡ xuống dưới:
Giá môi phải – ((giá cao nhất mô hình – giá môi phải) x 24%)
Những đặc điểm về mô hình giá Rounding Top/Bottom
Dưới đây là những đặc điểm giúp nhà đầu tư có thể làm tăng độ hiệu quả mô hình Rounding Top/Bottom:
- Thông thường, những mô hình cao mang lại hiệu quả tốt hơn.
- Mô hình Rounding Bottom nằm trong khoảng 1/3 cao nhất của biên độ giá thứ năm sẽ tốt nhất.
- Mô hình Rounding Top sẽ đem lại những kết quả tích cực khi có lực phá vỡ mạnh.
- Mô hình Rounding Bottom ở trong khoảng 1/3 thấp nhất của biên độ giá thứ năm sẽ đem lại những tín hiệu tích cực hơn.
Ví dụ minh họa về mô hình giá Rounding Bottom cùng sự phá vỡ lên trên
Trên đây là biểu đồ tuần minh họa của Mid-Cap 400 ETF (MDY) về một mô hình giá Rounding Bottom. Mô hình Rouding Bottom hình thành sau một xu hướng tăng. Tạo một đỉnh cao trong xu hướng tăng – môi trái của mô hình. Khi xu hướng giá bắt đầu giảm, rồi lại đi ngang, tiếp đó tăng lên. Trong mô hình giá Rounding Bottom, giá không thường xuyên tăng tại mức giá bằng giá tại môi trái, chúng sẽ đi ngang nhằm tích lũy hay hồi về phía dưới. Và sau khi giá breakout, dừng lại dưới đường kháng cự được tạo ra bởi môi trái, môi phải sẽ kích hoạt tín hiệu mua.
Trong ví dụ này, tín hiệu mua xuất hiện, tuy nhiên giá lại đi xuống về lại mức kháng cự bốn ngày tiếp theo. Điều này xảy ra khoảng 40% tổng thời gian. Sau khi hồi trở lại, giá lại tiếp diễn dịch chuyển tăng, áp dụng công thức của Bulkowski, nhà giao dịch lấy độ cao mô hình x 57% cộng giá phá vỡ, trader sẽ có một lệnh sinh lợi nhuận, vì giá đã lũy một lần nữa, hình thành một mô hình hình chữ nhật đứng.
Ví dụ minh họa về mô hình giá Rounding Top cùng sự phá vỡ xuống dưới
Trên đáy là biểu đồ tuần minh họa mô hình Rounding Top sau một xu hướng tăng của Financial SPDR (ETF), theo quan sát trader có thể thấy sự phá vỡ xuống dưới sau đó. Xu hướng giá tăng sau đó dịch chuyển chậm lại, sau đó đảo chiều đi xuống hình thành chữ U đảo ngược. Giá chạm mức bằng giá môi trái sau đó đi ngang.
Nhưng, đến khi giá giảm mạnh vượt xuống đường hỗ trợ, xuất hiện tín hiệu bán. Cho dù thanh giá đã xuyên xuống đường hỗ trợ môi phải, và có giá đóng cửa thấp nhất phía dưới đường hỗ trợ, áp dụng công thức mục tiêu giá, trader lấy độ cao của mô hình này trừ đi giá phá vỡ (hay lấy độ cao mô hình) nhân 24% sau đó lại trừ giá phá vỡ, sẽ cho kết quả lợi nhuận.
Ví dụ minh họa về mô hình giá Rounding Top cùng sự phá vỡ lên trên
Trên đây là biểu đồ tuần minh họa về mô hình Rouding Top sau một xu hướng tăng của Mid-Cap 400 ETF (MDY) sau đó là một xu hướng tăng tiếp diễn. Giá breakout lên trên mô hình ghi nhận khi giá đóng tại đỉnh cao nhất của mô hình Rounding Top. Áp dụng công thức tính mục tiêu giá của Bulkowski (2005), nhà giao dịch lấy độ cao của mô hình (Đỉnh cao nhất nhưng phải trừ môi trái) nhân 61% sau đó cộng thêm giá phá vỡ, đây là một lệnh giao dịch sinh lời.
Nhìn chung để ứng dụng được mô hình giá Rounding top/ bottom nhà giao dịch cần thật sự hiểu về nó, sau đó làm quen dần với việc giao dịch cùng mô hình này thông qua tài khoản demo. Hãy giao dịch đi giao dịch lại đến khi bạn thật sự đã hiểu rõ về nó, trước khi tham gia trading chính thức nhé, đây là cách bạn bảo vệ vốn của mình thật an toàn.
Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc hết bài viết này. Chúc bạn có một ngày giao dịch may mắn!