Mô hình nến Nhật là loại biểu đồ được các nhà đầu tư phổ biến nhất. Topsanfx.com sẽ chia sẻ những kiến thức về mô hình nến Nhật cũng như các mô hình nến cơ bản.
Contents
- 1 Nguồn gốc mô hình nến Nhật
- 2 Mô hình nến Nhật là gì?
- 3 Đặc trưng cơ bản của mô hình nến Nhật
- 4 Cách đọc nến Nhật
- 5 Ưu – nhược điểm của mô hình nến Nhật
- 6 5 Loại nến Nhật cơ bản
- 7 Các mô hình nến cơ bản
- 8 Biểu đồ nến Nhật theo khung thời gian
- 9 Biểu đồ nến Nhật được sử dụng nhiều nhất trong thị trường tài chính nào?
- 10 Kết luận
Nguồn gốc mô hình nến Nhật
Mô hình nến Nhật được phát minh lần đầu vào thế kỷ 16 bởi doanh nhân có tên Homma Munehisa nhằm phục vụ giao dịch bán gạo của mình, sau đó dần hoàn thiện thành mô hình nến. Khi Steve Nison biết đến nến Nhật năm 1991, ông đã đưa kỹ thuật phân tích này vào sách “Kỹ thuật biểu đồ hình nến Nhật Bản” và phát triển rộng rãi.
Mô hình nến Nhật là gì?
Được xuất hiện lần đầu tại Nhật Bản, mô hình nến Nhật là một loại mô hình dùng để diễn tả xu hướng tăng giảm của giá trong khung thời gian nhất định. Trong Forex và Crypto nói riêng và môi trường phân tích tình hình tài chính, mô hình này được sử dụng thường xuyên.
- Mô hình nến Morning Star và mẹo giao dịch hiệu quả nhất
- Mô hình nến thứ 3 – Chiến lược đơn giản để chốt lời
- Cách giao dịch với mô hình nến Pin Bar
- Mô hình nến Three Buddha Top / Bottom – Ba đỉnh / Ba đáy
Đặc trưng cơ bản của mô hình nến Nhật
Thân nến và bóng nến là hai thành phần cơ bản phải có của một cây nến Nhật. Giá đóng – mở cửa, giá cao – thấp nhất là các thông số đáng nên chú ý. Nến Nhật có 2 màu đặc thù là xanh và đỏ. Khi bạn quan sát một cây nến, thấy giá đang tăng thì đó là cây nến xanh và ngược lại cây nến đỏ sẽ biểu thị cho giá đang giảm.
Cách đọc nến Nhật
Muốn đọc đúng và chính xác chúng ta cần phải quan sát đến bóng nến và thân nến. Dựa vào hình minh họa dưới đây, chúng ta sẽ phân tích rõ hơn:
Dựa vào màu sắc: nhìn vào màu sắc trên thân nến cho ta biết giá tăng hay giảm
- Nếu bạn thấy màu xanh lá nghĩa là giá tăng và áp lực mua vào cao hơn.
- Nếu bạn thấy màu đỏ nghĩa là giá giảm và áp lực bán ra cao hơn.
Đối với phần thân nến
- Đặc thù của phần này cho chúng ta biết mức chênh lệch giá lúc mở cửa và đóng cửa.
Đối với phần bóng nến
- Phần đuôi nến cho biết sức mạnh bên mua trong phiên giao dịch
- Phần đuôi nến cho biết sức mạnh bên bán trong phiên giao dịch
Ưu – nhược điểm của mô hình nến Nhật
Những ưu điểm sẽ được xét từ cả một đồ thị nến và nhược điểm thì chỉ từ bản thân mỗi cây nến.
Ưu điểm:
- Nếu kết hợp chỉ báo kỹ thuật và mô hình nến Nhật sẽ giúp nhà đầu tư có thể mạo hiểm vào lệnh tại vị trí đỉnh hoặc đáy để tìm kiếm lợi nhuận cao hơn so với các tín hiệu vào lệnh chỉ áp dụng mỗi chỉ báo kỹ thuật.
- Mô hình nến Nhật biểu hiện được xu hướng giá trong tương lai. Ngoài ra, mô hình này còn có khả năng chỉ ra được các tín hiệu để có thể nhận biết được xu hướng sắp tới của giá.
- Mô hình này khá dễ dàng phân biệt cho các nhà đầu tư. Như đề cập ở trên, ta có thể dựa vào màu sắc và phần bóng nền.
Nhược điểm:
- Khi phân tích mô hình nến Nhật, ta cần phải phối hợp xem xét trên nhiều khung thời gian riêng biệt để có thể nhìn nhận rõ hơn và chính xác hơn những hành vi của giá.
- Bản thân của một nến Nhật không thể nào thể hiện được các mức giá của phiên giao dịch cụ thể, mà chỉ thể hiện được xu hướng của giá. Chính vì lẽ đó, các nhà đầu tư cần có cái nhìn tổng quát, bao trùm để xác định đúng xu hướng của giá.
5 Loại nến Nhật cơ bản
Đây là dạng đơn giản nhất, nếu dựa vào phần cấu tạo cũng như tâm lý tôi nói ở trên, thì từ 1 mẫu nến chuẩn sẽ sản sinh ra các mẫu nến khác gồm:
Nến Tiêu Chuẩn
- Hình dạng: Thân và râu nến cân xứng, không dài không ngắn
- Đặc Tính: Ôn hòa, không có tranh chấp.
- Tên khác:
- Ý nghĩa: chỉ cho biết thị trường tăng khi nến xanh hoặc giảm khi nến đỏ
Nến Cường Lực
- Hình Dạng: chỉ có thân nến, không có râu
- Đặc tính: Phe mua áp đảo (Nến Xanh) hoặc Phe bán áp đảo (Nến Đỏ)
- Tên khác: Maruboza
- Ý nghĩ: Thị trường sẽ đảo chiều nếu xuất hiện cây nến này.
Nến Râu Dài Phía Dưới
- Hình Dạng: Không có râu trên thân nến, râu dưới dài gấp 2,3 lần độ dài thân
- Đặc tính: đảo chiều, một phe áp đảo muốn đẩy giá nhưng bị phe kia cản lại.
- Tên khác: Hammer, Hanging man
- Ý nghĩa: cuối xu thế giảm, cuối xu hướng tăng.
Nến Râu Dài Phía Trên
- Hình Dạng: râu trên dài gấp 2 hoặc 3 lần phần thân nến
- Đặc tính: Đảo chiều, phe mua mạnh tìm cách đẩy giá, nhưng bị phe bán tạm thời ngăn lại
- Tên khác: Nến Inverted Hammer (búa ngược), nến Shooting Star
- Ý nghĩa: cuối xu thế giảm, cuối xu hướng tăng
Nến do dự, nến chữ thập
- Hình Dạng: thân nến mỏng như gạch ngang cùng với 2 râu tạo thành chữ thập
- Đặc tính: Trung lập, phe mua bán cân bằng nhau
- Tên khác: con xoay Spinning Tops, nến Doji
- Ý nghĩa: không vào lệnh ngay lập tức, phải chờ thêm 1 cây nến hình thành để đoán xu hướng tiếp theo là gì
Các loại nến Nhật cơ bảnLưu ý: đây chỉ là tên gọi chung nhất dựa trên cấu tạo nến. Trong biểu đồ nến Nhật, mỗi dạng trên sẽ có những biến thể khác nhau. Tuy nhiên, nhằm giúp trader mới đơn giản hoá mọi thứ, nên chúng tôi gộp vậy để tránh trường hợp các bạn bị “tẩu hoả nhập ma”.
Về mặt bản chất, các nến Nhật đều được sinh ra từ cây nến tiêu chuẩn, trong suốt quá trình giao dịch, biến động giữa 2 phe sẽ hình thành 4 dạng mẫu nến kể trên. Hãy quan sát hình ảnh dưới đây để hiểu rõ hơn:
Các mô hình nến cơ bản
Các mô hình nến đảo chiều
Mô hình nến đảo chiều cung cấp tín hiệu thị trường có thể đang trong xu hướng tăng hoặc giảm. Từ đó giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định mua hoặc bán.
Mô hình nến đảo chiều tăng giá
Mô hình nến đảo chiều tăng gồm một số mô hình dưới đây:
- Mô hình nến nhấn chìm tăng:Mô hình nến nhấn chìm tăng giá: mô hình này sẽ xuất hiện ở đáy của xu hướng giảm. Nghĩa là, áp lực mua đang gia tăng. Hiện tại, xu hướng đang có sự đảo chiều do có nhiều người mua hơn và đẩy giá lên cao. Dựa vào hình minh họa bên dưới, có thể thấy mô hình này sẽ gồm 2 nến và nến màu xanh nhấn chìm hoàn toàn nến màu đỏ. Nến màu xanh càng ngày càng lớn cho thấy người mua đang tích cực tham gia vào thị trường.
- Mô hình nến búa: còn có tên tiếng Anh là Hammer. Đây là một mô hình tín hiệu đảo chiều mạnh mẽ. Khi thấy nến này xuất hiện nghĩa là trong tương lai gần giá của cặp tiền tệ sẽ có xu hướng đổi chiều.Bởi vì nó có thân nhỏ và đuôi dài giống như cái búa nên được gọi là nến búa. Phần trên không có bóng hoặc có rất nhỏ. Ngược lại, phần dưới lại rất dài, thậm chí gấp 2 đến 3 lần. ở cuối xu hướng giảm của thị trường nến Hammer sẽ xuất hiện.
- Mô hình nến Doji Sao Mai: Mô hình này gồm một nến đỏ, một nến xanh và một nến doji. Nến doji là loại có thân nhỏ, có giá đóng cửa gần bằng với giá mở cửa. Nến này có tín hiệu là thị trường đang do dự.
Mô hình nến đảo chiều giảm giá
- Mô hình nến nhấn chìm giảm: ngược lại hoàn toàn với mô hình nến nhấn chìm tăng giá. Nó sẽ xuất hiện ở đỉnh của xu hướng tăng. Nghĩa là, áp lực bán đang gia tăng. Đối với nến nhấn chìm giảm giá thông thường sẽ kích hoạt sự đảo chiều xu hướng hiện tại. Dựa vào hình minh họa bên dưới, mô hình này cũng gồm 2 nến và nến màu đỏ sẽ nhấn chìm hoàn toàn nến màu xanh.
- Mô hình Mây Đen Bao Phủ: Khi xu hướng thị trường đang tăng, nếu có một nến tăng mạnh, tiếp đến là một nến có giá đóng cửa cao hơn nửa của thân nến tăng liền trước, thì đây là tín hiệu bán cho các nhà đầu tư.
- Mô hình nến Nhật Sao Băng: Ngược lại với mô hình nến búa, Mô hình nến Nhật Sao Băng thể hiện thị trường đang có xu hướng giảm và thường xuất hiện tại đỉnh của xu hướng tăng. Mô hình này cho biết phe gấu đã kiểm soát tốt tình hình đẩy giá của phe bò và bắt đầu một xu hướng giảm.
Các mô hình nến đảo chiều đặc biệt mà trader nên biết
Mô hình nến tiếp diễn
- Mô hình nến tiếp diễn giảm giá 3 bước: Mô hình này có cây nến đầu là một cây nến giảm mạnh, các cây nến tiếp theo là nến tăng có thân nhỏ và nằm trong thân của nến 1. Cuối cùng là cây nến giảm mạnh có giá đóng cửa thấp hơn giá đóng cửa của cây nến đầu tiên.
- Mô hình nến Gap tăng Tasuki: Mô hình nến này có nến đầu tiên là nến tăng. Nến tiếp theo là nến tăng giá có thân nhỏ và khoảng trống giá giữa nến đầu tiên và nến cuối cùng. Cuối cùng là một cây nến giảm giá có giá đóng cửa phía trên thân nến 1 và giá mở cửa nằm trong thân nến 2.
Biểu đồ nến Nhật theo khung thời gian
Biểu đồ nến Nhật tập hợp từ nhiều cây nến, khung thời gian khác nhau sẽ có biểu đồ hiển thị khác nhau, trong đó khung thời gian giao dịch phổ biến nhất như hình sau
Khung thời gian càng nhỏ thì lượng nến sẽ càng nhiều hơn, tương tự việc bạn phóng to biểu đồ.
Biểu đồ nến Nhật được sử dụng nhiều nhất trong thị trường tài chính nào?
Mô hình nến Nhật thể hiện trực quan, dễ hiểu, kịp thời với những sản phẩm có tính nhạy cảm về giá cao như Forex, Vàng, Tiền Điện Tử, Cổ Phiếu…Đối với nhà đầu tư nước ta, nến Nhật phù hợp cho phong cách giao dịch lướt sóng, giao dịch có khung thời gian nhỏ. Tất cả các nền tảng giao dịch, sàn giao dịch đều có biểu đồ nến Nhật,
Kết luận
Trên đây là những kiến thức về mô hình nến Nhật cũng như các dạng mô hình nến thường gặp trong Forex. Topsanfx.com hy vọng bài viết này sẽ hữu ích và hỗ trợ cho các trader trong quá trình phân tích thị trường. Chúc các bạn một ngày giao dịch thuận lợi.
Mô hình nến Window – Tìm hiểu về 2 biến thể của mô hình cửa sổ