Mô hình nến Nhật là loại biểu đồ được các nhà đầu tư phổ biến nhất. Topsanfx.com sẽ chia sẻ những kiến thức về mô hình nến Nhật cũng như các mô hình nến cơ bản.
Contents
Nguồn gốc mô hình nến Nhật
Vào thế kỷ 16, ông Homma Munehisa áp dụng mô hình nến Nhật vào các giao dịch gạo của mình và sau đó dần phát triển nên hệ thống mô hình nến. Năm 1991, Steve Nison đã đưa các mô hình nến của chính chủ Homma Munehisa vào sách “Kỹ thuật biểu đồ hình nến Nhật Bản”.

Mô hình nến Nhật là gì?
Được xuất hiện lần đầu tại Nhật Bản, mô hình nến Nhật là một loại mô hình dùng để diễn tả xu hướng tăng giảm của giá trong khung thời gian nhất định. Trong Forex và Crypto nói riêng và môi trường phân tích tình hình tài chính, mô hình này được sử dụng thường xuyên.
Đặc trưng cơ bản của mô hình nến Nhật
Thân nến và bóng nến là hai thành phần cơ bản phải có của một cây nến Nhật. Giá đóng – mở cửa, giá cao – thấp nhất là các thông số đáng nên chú ý. Nến Nhật có 2 màu đặc thù là xanh và đỏ. Khi bạn quan sát một cây nến, thấy giá đang tăng thì đó là cây nến xanh và ngược lại cây nến đỏ sẽ biểu thị cho giá đang giảm.
Cách đọc nến Nhật
Muốn đọc đúng và chính xác chúng ta cần phải quan sát đến bóng nến và thân nến. Dựa vào hình minh họa dưới đây, chúng ta sẽ phân tích rõ hơn:

Dựa vào màu sắc: nhìn vào màu sắc trên thân nến cho ta biết giá tăng hay giảm
- Nếu bạn thấy màu xanh lá nghĩa là giá tăng và áp lực mua vào cao hơn.
- Nếu bạn thấy màu đỏ nghĩa là giá giảm và áp lực bán ra cao hơn.
Đối với phần thân nến
- Đặc thù của phần này cho chúng ta biết mức chênh lệch giá lúc mở cửa và đóng cửa.
Đối với phần bóng nến
- Phần đuôi nến cho biết sức mạnh bên mua trong phiên giao dịch
- Phần đuôi nến cho biết sức mạnh bên bán trong phiên giao dịch
Ưu – nhược điểm của mô hình nến Nhật
Những ưu điểm sẽ được xét từ cả một đồ thị nến và nhược điểm thì chỉ từ bản thân mỗi cây nến.
Ưu điểm:
- Nếu kết hợp chỉ báo kỹ thuật và mô hình nến Nhật sẽ giúp nhà đầu tư có thể mạo hiểm vào lệnh tại vị trí đỉnh hoặc đáy để tìm kiếm lợi nhuận cao hơn so với các tín hiệu vào lệnh chỉ áp dụng mỗi chỉ báo kỹ thuật.
- Mô hình nến Nhật biểu hiện được xu hướng giá trong tương lai. Ngoài ra, mô hình này còn có khả năng chỉ ra được các tín hiệu để có thể nhận biết được xu hướng sắp tới của giá.
- Mô hình này khá dễ dàng phân biệt cho các nhà đầu tư. Như đề cập ở trên, ta có thể dựa vào màu sắc và phần bóng nền.
Nhược điểm:
- Khi phân tích mô hình nến Nhật, ta cần phải phối hợp xem xét trên nhiều khung thời gian riêng biệt để có thể nhìn nhận rõ hơn và chính xác hơn những hành vi của giá.
- Bản thân của một nến Nhật không thể nào thể hiện được các mức giá của phiên giao dịch cụ thể, mà chỉ thể hiện được xu hướng của giá. Chính vì lẽ đó, các nhà đầu tư cần có cái nhìn tổng quát, bao trùm để xác định đúng xu hướng của giá.
Các mô hình nến cơ bản
Các mô hình nến đảo chiều
Mô hình nến đảo chiều cung cấp tín hiệu thị trường có thể đang trong xu hướng tăng hoặc giảm. Từ đó giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định mua hoặc bán.
Mô hình nến đảo chiều tăng giá
Mô hình nến đảo chiều tăng gồm một số mô hình dưới đây:
- Mô hình nến nhấn chìm tăng:Mô hình nến nhấn chìm tăng giá: mô hình này sẽ xuất hiện ở đáy của xu hướng giảm. Nghĩa là, áp lực mua đang gia tăng. Hiện tại, xu hướng đang có sự đảo chiều do có nhiều người mua hơn và đẩy giá lên cao. Dựa vào hình minh họa bên dưới, có thể thấy mô hình này sẽ gồm 2 nến và nến màu xanh nhấn chìm hoàn toàn nến màu đỏ. Nến màu xanh càng ngày càng lớn cho thấy người mua đang tích cực tham gia vào thị trường.

- Mô hình nến búa: còn có tên tiếng Anh là Hammer. Đây là một mô hình tín hiệu đảo chiều mạnh mẽ. Khi thấy nến này xuất hiện nghĩa là trong tương lai gần giá của cặp tiền tệ sẽ có xu hướng đổi chiều.Bởi vì nó có thân nhỏ và đuôi dài giống như cái búa nên được gọi là nến búa. Phần trên không có bóng hoặc có rất nhỏ. Ngược lại, phần dưới lại rất dài, thậm chí gấp 2 đến 3 lần. ở cuối xu hướng giảm của thị trường nến Hammer sẽ xuất hiện.

- Mô hình nến Doji Sao Mai: Mô hình này gồm một nến đỏ, một nến xanh và một nến doji. Nến doji là loại có thân nhỏ, có giá đóng cửa gần bằng với giá mở cửa. Nến này có tín hiệu là thị trường đang do dự.

Mô hình nến đảo chiều giảm giá
- Mô hình nến nhấn chìm giảm: ngược lại hoàn toàn với mô hình nến nhấn chìm tăng giá. Nó sẽ xuất hiện ở đỉnh của xu hướng tăng. Nghĩa là, áp lực bán đang gia tăng. Đối với nến nhấn chìm giảm giá thông thường sẽ kích hoạt sự đảo chiều xu hướng hiện tại. Dựa vào hình minh họa bên dưới, mô hình này cũng gồm 2 nến và nến màu đỏ sẽ nhấn chìm hoàn toàn nến màu xanh.

- Mô hình Mây Đen Bao Phủ: Khi xu hướng thị trường đang tăng, nếu có một nến tăng mạnh, tiếp đến là một nến có giá đóng cửa cao hơn nửa của thân nến tăng liền trước, thì đây là tín hiệu bán cho các nhà đầu tư.

- Mô hình nến Nhật Sao Băng: Ngược lại với mô hình nến búa, Mô hình nến Nhật Sao Băng thể hiện thị trường đang có xu hướng giảm và thường xuất hiện tại đỉnh của xu hướng tăng. Mô hình này cho biết phe gấu đã kiểm soát tốt tình hình đẩy giá của phe bò và bắt đầu một xu hướng giảm.
Mô hình nến tiếp diễn
- Mô hình nến tiếp diễn giảm giá 3 bước: Mô hình này có cây nến đầu là một cây nến giảm mạnh, các cây nến tiếp theo là nến tăng có thân nhỏ và nằm trong thân của nến 1. Cuối cùng là cây nến giảm mạnh có giá đóng cửa thấp hơn giá đóng cửa của cây nến đầu tiên.

- Mô hình nến Gap tăng Tasuki: Mô hình nến này có nến đầu tiên là nến tăng. Nến tiếp theo là nến tăng giá có thân nhỏ và khoảng trống giá giữa nến đầu tiên và nến cuối cùng. Cuối cùng là một cây nến giảm giá có giá đóng cửa phía trên thân nến 1 và giá mở cửa nằm trong thân nến 2.

Kết luận
Trên đây là những kiến thức về mô hình nến Nhật cũng như các dạng mô hình nến thường gặp trong Forex. Topsanfx.com hy vọng bài viết này sẽ hữu ích và hỗ trợ cho các trader trong quá trình phân tích thị trường. Chúc các bạn một ngày giao dịch thuận lợi.