Mô hình nến Three Buddha Top / Bottom là một dạng đặc biệt nằm trong nhóm mô hình ba đỉnh / ba đáy. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về dạng mô hình này.
Contents
Giới thiệu về mô hình nến Three Buddha Top / Bottom
Có một nhóm các mô hình đỉnh và đáy dài hạn gồm Three Mountains / Three Rivers, Three Buddha Top / Three Buddha Bottom, Dumpling Top / Fry Pan Bottom và Tower Top / Tower Bottom. Nếu đỉnh ở giữa mô hình Three Mountains là đỉnh cao nhất thì nó là một dạng đặc biệt có tên gọi là mô hình nến Three Buddha Top. Sở dĩ có tên gọi này là vì trong các ngôi chùa Phật giáo, có một tượng Phật lớn ở chính giữa với các vị Phật nhỏ hơn ở hai bên. Đây là một sự tương đồng hoàn hảo với mô hình Head and Shoulders (Vai – Đầu -Vai).
Mặc dù mô hình nến Three Buddha Top tương đồng với mô hình Head and Shoulders của phương Tây, nhưng lý thuyết Three Buddha Top của Nhật đã được sử dụng hơn một trăm năm trước khi Head and Shoulders được biết đến ở Mỹ.
Sự hình thành mô hình nến Three Buddha Top /Bottom
Mô hình nến Three Buddha Top
Sự hình thành mô hình nến Three Buddha Top tương đương với sự hình thành kỹ thuật của mô hình Head and Shoulders Top. Nó được hình thành qua nhiều ngọn nến và tạo thành ba mức cao.
Mức giá đầu tiên tăng lên mức cao và sau đó thoái lui. Sau đó, giá tăng lên mức cao mới hơn mức cao trước đó và tiếp tục giảm xuống. Cuối cùng, giá tăng trở lại mức cao, nhưng thấp hơn mức cao đã đạt được trước đó. Điều này xảy ra khi giá đang tăng lên và là dấu hiệu cho thấy phe bán đang yếu thế và là một mô hình đảo chiều giảm giá.
Mô hình nến Three Buddha Bottom
Three Buddha Bottom hay còn được gọi là The Inverted Three Buddha xảy ra khi đáy (mức thấp) ở giữa thấp hơn đáy đầu tiên và đáy thứ ba. Để mô hình này được xác nhận thì giá sau khi hoàn thành mô hình phải phá vỡ mức kháng cự.
Ví dụ mô hình nến Three Buddha Top / Bottom
Mô hình nến Three Buddha Top
Biểu đồ dưới đây của S&P 500 ETF (SPY) minh họa mô hình nến Three Buddha Top. Ý tưởng chính là giá của đỉnh thứ ba thấp hơn so với đỉnh ở giữa. Trên thực tế, những người bên phe bán không thể đẩy giá đến gần mức đỉnh thứ nhất hoặc thứ hai. Một khi giá giảm xuống bên dưới mức thấp giữa các đỉnh này (đường màu xanh) nghĩa là phe bán hoàn toàn bị từ chối và giá bắt đầu giảm.
Mô hình nến Three Buddha Bottom
Biểu đồ dưới của Hewlett Packard (HPQ) minh họa Three Buddha Bottom. Đáy đầu tiên được tạo ra bởi một đường phản công tăng giá, đáy giữa được tạo ra bởi một nến hammer và đáy thứ ba được tạo ra bởi mô hình Bullish Engulfing. Khi giá vượt lên trên các mức cao của mô hình thì Three Buddha Bottom đã được xác nhận.