Mô hình nến Window là mô hình tiếp diễn xu hướng hiện tại của thị trường, gồm 2 thanh nến và khoảng trống ở giữa. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về 2 biến thể của mô hình này là Rising Window và Falling Window.
Contents
Mô hình nến Window là gì?
Mô hình nến Rising Window (Cửa sổ tăng giá) thường được biết đến với tên gọi khác là gap-up, thường được tìm thấy trong xu hướng tăng khi giá đang tăng nhanh chóng. Mô hình thể hiện sự “phá vỡ thị trường” trong đó giá chênh lệch lên trên, thường là trên một bản tin tích cực.
Trong khi đó, Falling Window (Cửa sổ giảm giá) là một loại mô hình nến có thể xuất hiện trong các đợt bán tháo của thị trường. Nó hình thành nơi giá giảm nhanh chóng và tạo ra khoảng trống giữa mức thấp và mức cao của cây nến lân cận. Mô hình này được xem là một sự tiếp tục giảm giá. Tuy nhiên, đôi khi nó cũng có thể là dấu hiệu của sự đảo chiều tăng giá.
Sự hình thành mô hình Window trên biểu đồ
Mô hình nến Rising Window
Để tạo thành mô hình nến Window (dù tăng hay giảm), phải có một khoảng trống giữa hai ngọn nến; trên thực tế, ngay cả bóng của chúng cũng không được chồng lên nhau. Rising Window là khoảng trống giá hình thành trong xu hướng tăng.
Còn được gọi là “gap up”, Rising Window phải xuất hiện khi giá liên tục tăng và nó được xem như một tín hiệu tăng giá. Đừng ngạc nhiên khi bạn nhìn thấy mô hình này xuất hiện thường xuyên vì đây là mô hình tiếp diễn rất cơ bản và phổ biến.
Mô hình nến Falling Window
Mô hình nến Falling Window đề cập đến khoảng trống giá trong xu hướng giảm. Không rườm rà hay phức tạp, nó chính là một “gap down” đơn giản. Nó phải xảy ra khi xu hướng giá đang giảm và hoạt động như một tín hiệu giảm giá.
Mô hình tiếp tục xu hướng này rất phổ biến, mặc dù nó không hay xuất hiện trên các biểu đồ có thang thời gian dài hơn. Bởi vì nó rất hay xảy ra, điều quan trọng là bạn phải chú ý đến từng đặc điểm cụ thể của Falling Window. Những chi tiết đó có thể giúp bạn xác định mức độ quan trọng của tín hiệu và liệu nó có đáng để bạn giao dịch hay không.
Quy trình giao dịch với mô hình nến Window
Khi có sự hình thành của mô hình nến Window, một cách đơn giản đó là chờ giá quay trở lại kiểm tra các khoảng trống và bắt đầu vào lệnh.
- Đối với mô hình cửa sổ tăng giá: khi thị trường không đủ khả năng lấp kín khoảng trống của giá quay trở lại đó, chúng ta bắt đầu lệnh bán. Điểm chốt lời sẽ được đặt ở các vùng hỗ trợ bên dưới và điểm dừng lỗ được đặt ở đỉnh gần nhất.
- Đối với mô hình cửa số giảm giá: ngược lại, khi thị trường không đủ khả năng lấp kín khoảng trống của giá quay trở lại đó, thì chúng ta bắt đầu lệnh mua. Điểm chốt lời sẽ được đặt ở các vùng kháng cự bên trên và điểm dừng lỗ được đặt ở đáy gần nhất.
Ý nghĩa của mô hình nến Window
Mô hình nến Rising Window
Khoảng trống giữa các cây nến trong mô hình nến Rising Window truyền đạt khoảng cách giữa mức cao của cây nến trước đó và mức thấp của cây nến hiện tại. Diễn biến này cho thấy phe bán đang cảm thấy mạnh mẽ và kỳ vọng sẽ tiếp tục đẩy giá lên. Để nắm bắt thông điệp của mô hình tốt hơn, hãy kiểm tra kích thước của khoảng trống. Khoảng trống lớn cho thấy một bước nhảy vọt về giá, trong khi một khoảng trống nhỏ có nghĩa là giá thay đổi không đáng kể.
Nếu hai cây nến theo sau Rising Window không đóng cửa sổ hoặc lấp đầy khoảng trống thì mô hình Upside Gap Tasuki có thể đã hình thành. Hai cây nến đó phải có màu đối lập (nến đầu màu trắng, nến thứ hai màu đen) và cây nến đen phải nằm hoàn toàn bên trong thân nến trắng.
Mô hình này truyền tải rằng sau xu hướng tăng, sẽ có một khoảng thời gian tạm dừng khi phe mua cố gắng ép giá xuống. Tuy nhiên, họ không thể thành công. Khoảng trống vẫn chưa được đóng lại và chúng ta có thể giả định rằng xu hướng tăng sẽ tiếp tục.
Mô hình nến Falling Window
Tín hiệu từ Falling Window cho thấy khoảng trống giữa mức thấp của cây nến trước và mức cao của cây nến hiện tại. Sự sụt giảm giá này thể hiện sức mạnh hiện tại của phe mua và cho thấy xu hướng giảm sẽ tiếp tục.
Mô hình này về cơ bản hoạt động như một mô hình tiếp tục giảm giá, nhưng để đảm bảo, tốt nhất bạn nên đợi xác nhận. Để hiểu rõ hơn về tín hiệu, hãy kiểm tra kích thước của nó. Như bạn có thể đoán, một khoảng trống lớn dẫn đến sự giảm giá đáng kể trong khi khoảng trống nhỏ không đáng kể.
Bạn cần kiểm tra hai cây nến sau mô hình Falling Window khi chúng xuất hiện. Nếu hai cây nến đó không đủ đóng cửa sổ hoặc lấp đầy khoảng trống, trên biểu đồ có thể đã hình thành mô hình nến Downside Tasuki Gap. Để đủ điều kiện, nến đầu tiên và thứ hai phải giảm và nến thứ ba phải tăng. Điều này có nghĩa là sau xu hướng giảm mạnh, đã có một khoảng thời gian tạm dừng khi phe bán cố gắng đẩy giá tăng. Tuy nhiên, họ đã thất bại và xu hướng giảm có thể tiếp tục.
Kết luận: Bài viết trên đây chúng tôi chia sẻ những kiến thức về mô hình nến Window là gì và 2 biến thể của nó, hoạt động và cách giao dịch ra sao. Hy vọng với những thông tin chúng tôi cung cấp sẽ hữu ích đối với bạn. Chúc các bạn giao dịch thành công.
>>>Xem thêm: Mô hình nến Tweezer Top / Bottom – Đỉnh nhíp / Đáy nhíp