Báo cáo tài chính là một tài liệu vô cùng quan trọng của một công ty. Vì vậy, nhận biết báo cáo tài chính bị xào nấu là một kỹ năng mà các nhà đầu tư không thể thiếu. Trong bài viết ngày hôm nay, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những cách nhận biết báo cáo tài chính bị xào nấu nhé!
Contents
- 1 Mục đích xào nấu báo cáo tài chính
- 2 Một số cách xào nấu báo cáo tài chính
- 3 Nhận biết báo cáo tài chính bị xào nấu
- 3.1 Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu tăng lên
- 3.2 Doanh thu liên tục giảm qua các năm
- 3.3 Chi phí khác trên bảng cân đối kế toán cao bất thường
- 3.4 Dòng tiền thiếu ổn định
- 3.5 Nợ phải thu và hàng tồn kho có liên quan đến doanh thu tăng lên bất thường
- 3.6 Phát hành cổ phiếu liên tục
- 3.7 Nợ vay cao hơn tài sản đảm bảo
- 3.8 Biên lợi nhuận gộp giảm
- 4 Lưu ý để nhận biết báo cáo tài chính bị xào nấu
- 5 Lời kết
Mục đích xào nấu báo cáo tài chính
Thông thường, ban lãnh đạo của công ty sẽ có xu hướng xào nấu hoặc tác động vào báo cáo tài chính để nó trở nên tích cực hơn. Những tác động đó có thể làm tăng khống doanh thu, lợi nhuận hay giấu đi các khoản nợ để dễ vay ngân hàng. Các công ty cũng có thể xào nấu báo cáo tài chính để thu hút các nhà đầu tư, tăng giá cổ phiếu để lãnh đạo bán ra, tăng hiệu quả phát hành hoặc chào bán chứng khoán,…
Ngoài ra, ban lãnh đạo cũng có thể xào nấu báo cáo tài chính để nhận thưởng theo hợp đồng với hội đồng quản trị, hoặc thể hiện năng lực của doanh nghiệp mình với các đối tác, khách hàng và nhà cung cấp,…
Ban lãnh đạo cũng có thể xào nấu báo cáo tài chính theo chiều hướng tiêu cực với mục đích giảm thuế hoặc đấu đá trong nội bộ nhằm loại bỏ bớt các cổ đông của công ty.
Ví dụ:
Năm 2016, công ty Gỗ Trường Thành (TTF) đã ghi nhận 1.000 tỷ hàng tồn kho ảo, chỉ tồn tại trên giấy tờ, sổ sách.
Trong một khoảng thời gian trước năm 2009, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty Dược Viễn Đông (DVD) đã lập ra nhiều công ty do người thân, bạn bè làm lãnh đạo. Mục đích là để kinh doanh lòng vòng để ghi nhận doanh thu ảo để làm giá và hỗ trợ cổ phiếu DVD được niêm yết trên thị trường.
Sai phạm trên của DVD bị phát hiện vào năm 2011, làm giá cổ phiếu rớt xuống đáy, vốn hóa công ty bốc hơi chỉ còn lại 50 tỷ đồng, trong khi vốn điều lệ trước đó của họ là 119 tỷ đồng. Các nhà đầu tư đầu tư cổ phiếu DVD phải chịu một con số thiệt hại khá lớn.
Xem thêm: Báo cáo tài chính là gì?
Một số cách xào nấu báo cáo tài chính
Take a Big Bath
Các công ty sẽ sử dụng thủ thuật này khi cần xóa bỏ các mục “treo” trên bảng cân đối kế toán. Nhờ vào đó, báo cáo tài chính của công ty sẽ trở nên sạch đẹp hơn, lợi nhuận của công ty cũng sẽ cao hơn.
Cookie Jar
Nếu các công ty nhận thấy họ gặp nhiều khó khăn để tạo ra lợi nhuận, họ sẽ tạo ra một lọ bánh ngọt để chuyển lợi nhuận của năm nay sang những năm tiếp theo. Thủ thuật Cookie Jar sẽ sử dụng các khoản dự phòng, ghi nhận trước chi phí của các khoản dự phòng đó nhưng không ghi nhận doanh thu.
Trong những năm kế tiếp, nếu tình hình doanh thu không như mong muốn, các doanh nghiệp sẽ ghi nhận doanh thu cho các khoản dự phòng trước đây, nhằm cải thiện lợi nhuận của công ty trên báo cáo tài chính.
Cherry Picking
Với thủ thuật Cherry Picking hay “nhặt Cherry”, các công ty sẽ khéo léo lựa chọn các loại hàng bán, chứng khoán đầu tư để tăng lợi nhuận khi bán hàng.
Hiện tại, pháp luật của Việt Nam chưa có các quy định cụ thể về việc các doanh nghiệp phải công bố các tài liệu kế toán phải tuân theo các chuẩn mực quốc tế. Vì vậy, nhiều công ty thường có những tiêu chí và chuẩn mực về báo cáo tài chính của riêng mình, theo chiều hướng có lợi nhất cho doanh nghiệp.
Các nhà đầu tư nên nghiên cứu kỹ các số liệu của thị trường trước khi quyết định đầu tư để tránh thủ thuật Cherry Picking này.
Bit bet on the Future
Thủ thuật này được rất nhiều công ty sử dụng. Đây cũng là cách để các công ty có thể sử dụng các lỗ hổng trong quy định về kế toán để lách luật. Các công ty sẽ ghi nhận toàn bộ lợi nhuận mà công ty có thể thu được trong tương lai vào năm hiện tại. Vì vậy, thủ thuật này thường được gọi là “đánh cược vào tương lai”.
Khi doanh nghiệp sử dụng thủ thuật này, các nhà đầu tư sẽ bị đánh lừa và hiểu lầm về doanh thu của năm hiện tại. Tuy nhiên, lợi nhuận thực tế của công ty thấp hơn số lợi nhuận mà công ty công bố rất nhiều. Điều này khiến cho các nhà đầu tư đưa ra các quyết định sai lầm.
Throw out the problem child
Throw out the problem child là cách các công ty xào nấu báo cáo tài chính của họ bằng cách giao dịch với bên thứ 3. Cụ thể, các doanh nghiệp sẽ giao dịch với bên thứ 3 nào đó để loại bỏ những hoạt động không hiệu quả, hay những phần làm cho báo cáo tài chính trở nên xấu hơn.
Sử dụng SPEs
SPEs có thể hiểu đơn giản là những “đơn vị có mục đích đặc biệt” hay các công ty con được các doanh nghiệp lập ra không vì mục đích kinh doanh. Các công ty con hay SPEs này thường được lập ra với mục đích tạo doanh thu ảo cho công ty mẹ hoặc giấu các khoản nợ mà công ty mẹ không muốn công khai trên báo cáo tài chính.
Nhận biết báo cáo tài chính bị xào nấu
Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu tăng lên
Cách nhận biết báo cáo tài chính bị xào nấu cũng bao gồm việc đo lường hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu của một công ty.
Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu tăng lên cho thấy doanh nghiệp đang sử dụng nợ nhiều hơn những gì doanh nghiệp đang sở hữu. Đây là một dấu hiệu cho thấy tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu lớn hơn 100%.
Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cũng có thể chú ý đến khả năng thanh toán lãi vay, được tính bằng cách lấy lợi nhuận hoạt động chia cho lãi vay. Nếu hệ số này nhỏ hơn 5 thì các nhà đầu tư cần chú ý nhiều hơn.
Doanh thu liên tục giảm qua các năm
Cách nhận biết báo cáo tài chính bị xào nấu của một doanh nghiệp không thể không kể đến việc quan sát doanh thu của họ. Khi một doanh nghiệp có doanh thu sụt giảm trong nhiều năm liên tiếp là dấu hiệu cho thấy tình hình kinh doanh của doanh nghiệp không tốt.
Dù các doanh nghiệp hay công ty đã có biện pháp tạm thời như cắt giảm các chi phí chi tiêu lãng phí, chi phí tiền lương nhân viên bằng cách cắt giảm nhân viên, thì doanh nghiệp vẫn cần có sự thay đổi trong hoạt động kinh doanh. Lý do là vì các biện pháp trên chỉ giải quyết được vấn đề ở phần ngọn, cắt giảm chi phí để bù đắp cho việc doanh thu suy giảm.
Nếu trong vòng 3 năm mà các công ty, doanh nghiệp không thay đổi việc kinh doanh thì các nỗ lực cắt giảm chi phí ban đầu sẽ không mang lại nhiều giá trị trong dài hạn.
Chi phí khác trên bảng cân đối kế toán cao bất thường
Nghiên cứu khoản mục “Chi phí khác” trên Bảng cân đối kế toán cũng là một trong những cách nhận biết báo cáo tài chính bị xào nấu.
Thông thường, các biến động của khoản mục “Chi phí khác” là khá nhỏ trên Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh và Bảng Cân đối kế toán của doanh nghiệp.
Nếu khoản mục này có những giá trị cao bất thường thì các nhà đầu tư cần tìm hiểu rõ nguyên nhân vì sao chúng lại cao như vậy. Ngoài ra, các nhà đầu tư còn có thể dự đoán sự xuất hiện của khoản mục này trong tương lai.
Dòng tiền thiếu ổn định
Dòng tiền của doanh nghiệp là một trong những biểu hiện cho biết sức khỏe của một công ty. Nó giống như một dòng chảy, có sự tăng lên và giảm xuống.
Các khoản mục trên Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ cho biết các giao dịch đang được xử lý nhưng các nhà đầu tư sẽ không biết được về các giao dịch sẽ xảy ra trong tương lai.
Ở chiều hướng ngược lại, tình trạng thiếu tiền cũng có khả năng là dấu hiệu cho thấy tình hình kinh doanh của doanh nghiệp không được ghi nhận một cách chính xác và thực tế.
Vì vậy, theo dõi sự ổn định của dòng tiền của một doanh nghiệp cũng là một trong những cách nhận biết báo cáo tài chính có bị xào nấu hay không.
Nợ phải thu và hàng tồn kho có liên quan đến doanh thu tăng lên bất thường
Tiền ở các khoản mục Nợ phải thụ hoặc Hàng tồn kho là các khoản không tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Vì vậy, cách nhận biết báo cáo tài chính bị xào nấu mà các nhà đầu tư có thể áp dụng chính là theo dõi nợ phải thu và hàng tồn kho của một doanh nghiệp.
Một trong những điều quan trọng đối với các công ty hay doanh nghiệp là phải có đủ hàng tồn kho để đáp ứng cho nhu cầu của khách hàng của công ty. Tuy nhiên, thông thường, các doanh nghiệp lại không muốn các khoản phải thu chiếm phần lớn trong khoản doanh thu của mình. Hoặc các doanh nghiệp cũng không thích lưu trữ nhiều hàng tồn kho không bán được cho khách hàng.
Vì vậy, khi nhận thấy các khoản Nợ phải thu và Hàng tồn kho có liên quan đến doanh thu của một doanh nghiệp tăng lên bất thường, thì các nhà đầu tư có thể chú ý hơn đến các doanh nghiệp này.
Phát hành cổ phiếu liên tục
Theo dõi các đợt phát hành cổ phiếu của một công ty cũng là một cách nhận biết báo cáo tài chính bị xào nấu. Bởi, nếu cổ phiếu của một công ty được lưu hành quá nhiều trên thị trường, đồng nghĩa với việc cổ phần của các cổ đông bị pha loãng hơn.
Nếu các nhà đầu tư nhận thấy số lượng cổ phần của doanh nghiệp tăng liên tục lên từ hai đến ba phần trăm mỗi năm. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp đó đang phát hành nhiều cổ phần và làm loãng giá trị cổ phiếu. Đó cũng là cách nhận biết báo cáo tài chính bị xào nấu hay làm đẹp báo cáo tài chính.
Nợ vay cao hơn tài sản đảm bảo
Theo kinh nghiệm đầu tư của nhiều chuyên gia, những doanh nghiệp duy trì ổn định tài sản và nợ vay khi ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp đó không bị phụ thuộc vào các yếu tố mùa vụ, hoặc phải chịu áp lực từ thị trường. Các doanh nghiệp có ngành nghề có tính mùa vụ, có thể để cho nợ nhiều hơn tài sản đảm bảo.
Về mặt kỹ thuật, mức nợ vay có thể cao hơn tài sản đảm bảo nếu đã được lập kế hoạch trước đó. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp để cho mức nợ phải trả tăng lên cao nhưng không có tài sản đảm bảo chính là dấu hiệu của việc doanh nghiệp lạm dụng kỹ thuật đòn bẩy trong kinh doanh.
Đây cũng là một trong những cách nhận biết báo cáo tài chính bị xào nấu.
Biên lợi nhuận gộp giảm
Tính sinh lời của một công ty hay doanh nghiệp sẽ được đo lường bởi chỉ số là biên lợi nhuận. Biên lợi nhuận được tính bằng cách lấy lợi nhuận thu được chia cho doanh thu trong một khoản thời gian nhất định.
Biên lợi nhuận thể hiện chi phí sản xuất trực tiếp ra hàng hóa hoặc dịch vụ và biên lợi nhuận cần phải đủ để trang trải chi phí hoạt động như chi phí nợ. Nếu tỷ suất lợi nhuận biên giảm là một trong những điều mà các nhà đầu tư nên quan tâm và phân tích.
Đây cũng là một cách nhận biết báo cáo tài chính bị xào nấu.
Lưu ý để nhận biết báo cáo tài chính bị xào nấu
Bên cạnh những cách nhận biết báo cáo tài chính bị xào nấu trên, các nhà đầu tư cũng có thể nhận biết báo cáo tài chính bị xào nấu nhanh qua các dấu hiệu như:
Chỉ số Hàng tồn kho của doanh nghiệp, các nhà đầu tư nên theo dõi xem hàng tồn kho của doanh nghiệp có bị giảm hay không, tốc độ giảm của các hàng tồn khó như thế nào. Nếu doanh nghiệp có quá trình kinh doanh hiệu quả, hàng tồn kho của doanh nghiệp sẽ giảm nhanh hơn.
Một cách để đánh giá sức khỏe của doanh nghiệp có tốt hay không, mạnh hay yếu chính là nhìn vào bảng cân đối kế toán của nó. Một ví dụ điển hình cho cách này chính là Công ty Hoàng Anh Gia Lai – HAG. Trong giai đoạn từ năm 2015 đến 2017, nợ ngắn hạn của HAG cao hơn tài sản ngắn hạn. Đây chính là dấu hiệu của nguy cơ phá sản của công ty và giá cổ phiếu cũng tụt dốc không phanh.
Lời kết
Trên đây là những thông tin cũng như những cách có thể giúp các nhà đầu tư nhận biết báo cáo tài chính bị xào nấu. Rất mong thông qua bài viết này, các nhà đầu tư sẽ nhận biết được báo cáo tài chính bị xào nấu một cách dễ dàng và có những quyết định đầu tư thật đúng đắn. Chúc các nhà đầu tư thành công!