Ngày hôm qua, 20/04/2022, Quốc hội Nhật Bản đã thông qua dự luật bãi bỏ quy chế tối huệ quốc cho Nga. Nguyên nhân của việc này là do các hành động quân sự của Nga đối với Ukraine.
Hành động bãi bỏ này chính là động thái mới nhất của Nhật để chống lại Nga, đây cũng là một trong các biện pháp trừng phạt của Nhật dành cho Nga mà Thủ tướng Fumio Kishida đã công bố trong tháng trước. Trước Nhật Bản, Mỹ và các nước đồng minh cũng như NATO, EU, G7 cũng đã bỏ quy chế tối hậu quốc của họ dành cho Nga.
Hành động này cũng góp phần tăng kỳ vọng về việc Nga sẽ dừng chiến sự do chịu nhiều sức ép. Thế nhưng, nó cũng có thể bị phản tác dụng và làm cho Moskva có những động thái trả đũa lại.
Quy tắc tối huệ quốc (MFN) là một nguyên tắc cơ bản trong thương mại quốc tế do Tổ chức Thương mai Thế giới (WTO) đưa ra. Theo quy tắc này, các nước là thành viên của WTO phải đối xử với nhau bình đẳng, không phân biệt đó là nước phát triển, đang phát triển hay là nước kém phát triển. Hành động bãi bỏ quy tắc tối hậu quốc là hành động báo hiệu cho việc hàng hóa đến từ Nga sẽ gánh các loại thuế quan khi xuất khẩu đến các nước khác.
Sau khi thông qua dự luật này, có nhiều dự báo rằng chính phủ Nhật Bản sẽ tăng thuế nhập khẩu cho tất cả các mặt hàng của Nga đến cuối tháng 3/2023. Trong đó, thuế nhập khẩu cá hồi hiện tại là 3,5% sẽ tăng lên 5%, đối với cua thuế sẽ tăng từ 4% lên 6%.
Vai trò của Nhật trong nỗ lực của các nước để chống lại Nga ngày càng lớn hơn. Rất nhiều tài sản của các cá nhân và tổ chức Nga đã bị Nhật đóng băng. Bên cạnh đó, họ còn cấm các khoản đầu tư, hoạt động thương mại mới, trong đó có việc cấm xuất khẩu các sản phẩm có thể sử dụng cho mục đích quân sự. Ngoài ra, Nhật cũng đã công bố một kế hoạch về việc giảm dần hoạt động nhập khẩu than đá của Nga.