Là một Token của hệ thống tách ra từ Blockchain Ethereum, OmiseGO là một Blockchain có mục tiêu trở thành một mạng lưới thanh toán và trao đổi ngang hàng. Token OMG hay OmiseGO chính là Token của Blockchain OMG. Vậy OmiseGO và OMG Token là gì, có những đặc tính như thế nào mà có những “tham vọng” như thế. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết bên dưới.
Contents
- 1 Tổng quan về OmiseGO
- 2 Đối tác chính của OmiseGo
- 3 Đối thủ cạnh tranh của đồng OmiseGO
- 4 Thông tin về Token OmiseGO
- 5 Các điểm nổi bật của OmiseGO
- 6 Cơ chế hoạt động của OmiseGO
- 7 Chức năng của OmiseGO
- 8 Phí giao dịch OMG
- 9 Tìm kiếm, giao dịch, lưu trữ OmiseGO
- 10 Tương lai của OmiseGO sẽ ra sao?
- 11 Đầu tư vào OmiseGO, nên hay không?
- 12 Lời kết
Tổng quan về OmiseGO
OmiseGO là gì?
OmiseGO là một công ty trực thuộc công ty mẹ Omise – Một công ty chuyên đưa ra các giải pháp cho khách hàng cũng như các dịch vụ trong lĩnh vực thanh toán trực tuyến khu vực Đông Nam Á.
Hai mục tiêu chính được OmiseGO hướng đến là:
- OMG Money Gateway: Cung cấp lời giải cho bài toán mở rộng hệ thống Ethereum để tập trung vào các dịch vụ thanh toán, giao dịch cũng như chuyển đổi tiền tệ Crypto – Fiat.
- Phát triển OMG Open – resource: Chuyên cung cấp SDK white label để phục vụ mục đích thanh toán Omise của các doanh nghiệp.
Token OmiseGO
Token của OmiseGO là OmiseGO – OMG. Các token này có nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ về thanh toán và trao đổi ngang hàng sát với thời gian thực tế và không bị giới hạn bởi khoảng cách địa lý.
Đây là một Token khai thác bằng staking và đã được chọn để cung cấp quỹ để phát triển dự án. OMG đã ra mắt thị trường thông qua sự kiện ICO được tổ chức vào năm 2017 và mang về 25 triệu USD.
OmiseGO thuộc nhóm các Token ERC-20 được phát hành trên Blockchain Ethereum, sử dụng cơ chế đồng thuận PoS – Proof of Stake.
Xem thêm: Ethereum là gì?
Quá trình hình thành và phát triển của OmiseGO
Được thành lập vào năm 2013 với chức năng của một công ty thương mại điện tử. OmiseGO có 2 trụ sở chính được đặt tại Tokyo và Bangkok và lấy tư cách là công ty LLC tại Singapore.
Ban đầu, OmiseGO được thành lập với mục đích đưa ra giải pháp khắc phục các điểm thiếu sót của các ngành thương mại điện tử tại khu vực Đông Nam Á. Thông thường, các thành phần của ngành thương mại điện tử sẽ bao gồm thẻ tín dụng và thẻ ngân hàng điện tử.
OmiseGO chính là dự án tiên phong của nền tảng Plasma, cung cấp lời giải cho khả năng mở rộng hàng đầu cho hệ thống Ethereum lớp 2. Mạng lưới OmiseGO là một blockchain không thỏa hiệp, nó có khả năng mở rộng phi tập trung và tích hợp vào lớp đồng thuận bên dưới.
Với thiết kế Plasma, hệ thống sẽ được bảo vệ chặt chẽ, độ an toàn cao, khả năng mở rộng tốt cùng với chi phí hoạt động thấp. Tất cả các tính năng ưu việt trên sẽ được áp dụng cho các ứng dụng tài chính sử dụng mạng OMG.
Hai thành phần chính của Plasma bao gồm: Hệ thống chuyển đổi tính toán của Blockchain sang MapReduce và Phương pháp liên kết Token Proof of Stake trên các hệ thống blockchain hiện có kết hợp với các mức ưu đãi của Consensus thưởng cho việc duy trì khối.
Đội ngũ phát triển
- Jun Hasegawa : Giám đốc Điều hành và đồng sáng lập
- Donnie Harinsut : COO và đồng sáng lập
- Wendell Davis : Thiết kế sản phẩm
- Thomas Greco : Cố vấn đặc biệt
- Vansa Chatikavanij : Giám đốc Điều hành
- Joseph Poon : Đồng tác giả của Network Lightning. Giữ vai trò Hiệu trưởng tác giả tại OmiseGo (OMG)
- Vitalik Buterin : Người sáng lập Ethereum. Nghiên cứu Bằng chứng bằng tiền : Khả năng mở rộng, an toàn, bảo mật
- Tiến sĩ Gavin Wood : Đồng sáng lập Ethereum, người sáng lập Parity & Polkadot. Nghiên cứu, phát triển và sử dụng công nghệ đồng thuận
- Jae kwon : sáng tạo của Tendermint và Cosmos mạng Proof of Stake Reseach – Đồng thuận BFT, tốc độ, khả năng, tương tác
Đội ngũ cố vấn
Đối tác chính của OmiseGo
OmiseGO hợp tác với nhiều công ty lớn như:
- Quỹ đầu tư SBI
- SMDV
- SMBC
- Công ty liên doanh Golden Gate
- 500 công ty khởi nghiệp
- Và các công ty khác
Đối thủ cạnh tranh của đồng OmiseGO
Một số đối thủ cạnh tranh trên thị trường hiện tại có thể kể đến như:
Stellar (XLM)
Stellar là một nền tảng giao dịch Forex có xuất thân từ Ripple. Đội ngũ sáng lập của Stellar đã phát hiện ra một vài điểm sai sót vì vậy đã tách ra khỏi Ripple. Đồng thời, họ cũng muốn có một mạng lưới của mình.
Stellar và Ripple đều là công nghệ thanh toán với mục tiêu giảm thiểu chi phí và thời gian cho các hoạt động hỗ trợ như vận chuyển hoặc gửi tiền xuy biên giới. Đầu thời, các tổ chức tài chính trên thế giới cũng có thể liên kết với nhau thông qua Stellar. Ở thời điểm xuất phát của chương trình, cả 2 mạng trên sử dụng chung một giao thức.
So với tiền fiat, Stellar nó có một số ưu điểm nhất định như: Tốc độ giao dịch cao, phí thấp và phân cấp.
Xem thêm: Stellar là gì?
Polkadot (DOT)
Được mệnh danh là blockchain của các blockchain, Pokadot giúp kết nối các nền tảng blockchain nhỏ lẻ lại với nhau để tạo thành 1 hệ thống. Đồng tiền nội bộ của hệ thống là đồng DOT.
Pokadot cung cấp cho người dùng khả năng thực hiện các giao dịch với phí thấp và tốc độ cao. Ban đầu, 10 triệu đồng tiền được phát hành, nhưng sau một thời gian, số lượng mã thông báo tăng lên 1 tỷ.
Ripple (XRP)
Là một hệ thống chuyển tiền điện tử dựa trên sổ cái đồng thuận. Đồng tiền riêng của hệ thống mạng này là đồng XRP. Các giao dịch trên mạng lưới của Ripple đều sẽ được ghi chép lại trên sổ các của hệ thống. Bất kỳ người dùng nào cũng có thể xem lại các ghi chép của hành động được thực hiện trên hệ thống. Điều này nhằm đảm bảo tính minh bạch của các giao dịch.
Thông tin về Token OmiseGO
- Ticker: OMG
- Contract: 0xd26114cd6EE289AccF82350c8d8487fedB8A0C07
- Blockchain: Ethereum
- Token Standard: ERC-20
- Token type: Payment Token
- Total Supply: 140,245,398 OMG
- Circulating Supply: 140,245,398 OMG
Các điểm nổi bật của OmiseGO
Phương thức PoS
Khác với PoW hay cơ chế đồng thuận Proof of Work, nếu muốn sở hữu được một lượng lớn coin thì các thợ đào phải dùng các máy móc, công cụ chuyên dụng để đào các khối coin và xác nhận giao dịch.
OmiseGO được xây dựng trên cơ chế đồng thuận Proof of Stake, vì vậy, người khác thác chỉ cần thực hiện các thao tác đơn giản để Stake OMG Token vào Hợp đồng thông minh – Smart Contract.
White-label SDK
Với cơ chế White Label này, hệ thống máy chủ có thể đưa ra các biện pháp giải quyết các vấn đề về tài chính hay thanh toán cho nhiều doanh nghiệp khác nhau.
Hệ thống có một sự linh hoạt tốt để đáp ứng từng nhu cầu khác nhau của từng doanh nghiệp. Nhờ vào tính năng White Label, OmiseGO có thể tiếp cận với các doanh nghiệp một cách thuận lợi.
Digital Asset Gateway
Khi dùng mạng lưới của OmiseGO (OMG), người dùng hoàn toàn có khả năng truy cập vào các tài sản để quản lý, hay tiến hành mua bán, trao đổi các tài sản. Các bước này đều được bảo đảm an toàn cũng như giữ nguyên tính chất bảo mật trên Blockchain.
Decentralized Exchange (DEX)
Hệ thống này cung cấp khả năng giao dịch phi tập trung, các giao dịch này cũng sẽ được theo dõi trên DEX Chain.
Các giao dịch đó sẽ được OMG Stakers xác minh bằng cơ chế đồng thuận PoS.
Cơ chế các lớp Layer
Cấu trúc Plasma cho phép OmiseGO có thể mở rộng quy mô của nó, bảo đảm an toàn, bảo mật và tiết kiệm chi phí giao dịch.
Khả năng tương tác cao
Đội ngũ phát triển cho biết, OmiseGO cho phép các phần mềm tài chính trên Blockchain tích hợp vào hệ thống của họ để tiến hành mua bán, trao đổi.
Cơ chế hoạt động của OmiseGO
Hệ thống mạng OMG được đặt tên là giải pháp lớp 2 và được phát triển trên nền tảng của mạng lưới Blockchain Ethereum. Các giao dịch phát sinh sẽ được xử lí trên hệ thống thứ cấp, từ đó sẽ giảm được áp lực đè nặng lên blockchain chính.
Nói một cách dễ hiểu, giải pháp lớp 2 là một giải pháp tạo ra một lớp blockchain khác nằm trên lớp Blockchain nền tảng. Đó là cách mà mạng OMG ra đời.
Mạng lưới này có cùng cấp độ an toàn với Ethereum nhưng tiết kiệm được phí cũng như thời gian của mỗi giao dịch. Bên cạnh đó, mạng OMG hỗ trợ tất cả các đồng Token ERC-20 và cả ETH.
Sự ra đời của OMG là một tin vui cho các nhà giao dịch sử dụng Ethereum. Dù đó là một mạng mới có chất lượng cao và nhiều sự đổi mới, tuy nhiên, đối với các giao dịch có quy mô nhỏ thì chi phí phải trả trên Ethereum lại quá đắt đỏ.
Một trong các sự thành công của OMG chính là sự xuất hiện của đồng stablecoin lớn nhất thế giới – Tether (USDT), trên mạng OMG.
Chức năng của OmiseGO
Khi được sinh ra, đồng OMG mang trên mình các nhiệm vụ như:
- Dùng OMG để thanh toán các loại chi phí.
- Dùng OMG để Stake và trở thành Validator.
- Dùng OMG để trả thưởng cho các Validators.
Các phần thưởng mà Validators được nhận sẽ khá đa dạng, không bắt buộc chỉ là OMG, ETH. Họ có thể được trả thưởng bằng các đồng tiền điện tử hay các Token khác.
Phí giao dịch OMG
OMG là một trong số các Token của ETH, tuy nhiên, mỗi sàn giao dịch sẽ có một mức phí khác nhau cho các dịch vụ khác nhau. Ví dụ, trên sàn Binance, phí dịch vụ cho OMG là:
- Deposit Fee: Free
- Withdrawal Fee: 0.54 OMG
- Maker Fee: 0.1%
- Taker Fee: 0.1%
Tìm kiếm, giao dịch, lưu trữ OmiseGO
Tìm OMG
Các nhà giao dịch, nhà đầu tư có thể mua MG trên các sàn giao dịch có niêm yết.
Nhận được OMG bằng cách stake và làm Master Nodes.
Khác với các đồng tiền điện tử lớn nhất thế giới – Bitcoin, OMG là một đồng Token của hệ thống Ethereum. Vì thế, các nhà đầu tư không thể đào OMG như Bitcoin.
Lưu trữ OMG
OMG là token thuộc hệ ERC-20 của Ethereum. Các nhà giao dịch hoàn toàn có thể tích lũy OMG bằng các loại ví có hỗ trợ ERC-20 như:
Ví cứng: Ledger Nano, Trezor, Jaxx,…
Ví mềm: MyEtherWallet, imToken, MetaMask,…
Các loại ví có sẵn trên các sàn giao dịch có chấp nhận và niêm yết OMG như: Binance. Huobi, OKEx,…
Sàn giao dịch OMG
Khối lượng giao dịch đồng OMG được ghi nhận nhiều trên các sàn giao dịch lớn như Binance, Huobi, BitForex,… Cụ thể:
Khối lượng giao dịch theo cặp của OMG:
Tương lai của OmiseGO sẽ ra sao?
Khi vừa ra mắt, OMG được giới thiệu là một Token có chức năng thanh toán. Vì vậy, tương lai của OMG sẽ liên quan rất lớn đến số lượng và mức độ mà cộng đồng tiếp nhận và sẵn sàng sử dụng nó cho các mục đích thanh toán. Để hỗ trợ cho mục tiêu được sử dụng rộng rãi, OmiseGO cũng cho ra đời White label SDK, Payment Gateway và DEX.
Tất cả những cố gắng trên có thể cho mọi người một hy vọng về tương lai tốt đẹp của OMG.
Đầu tư vào OmiseGO, nên hay không?
Như đã đề cập, tương lai của OMG ra sao còn phụ thuộc rất nhiều vào thái độ của thị trường đối với việc thanh toán bằng Coin hoặc Token.
Thêm vào đó, trên thị trường càng ngày càng xuất hiện nhiều dự án tiền điện tử với mong muốn trở thành đồng tiền thanh toán của thị trường.
Vì vậy, quyết định đầu tư hay không cần các nhà đầu tư nghiên cứu và cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định.
Lời kết
Trên đây là những thông tin về mạng lưới Blockchain OmiseGo, Token OMG và những tính năng, đặc điểm của nó. Rất mong bài viết này có thể cung cấp thông tin bổ ích cho bạn. Chúc bạn thành công!