“Ponzi” là một mô hình lừa đảo đã và đang khiến nhiều nhà đầu tư trắng tay. Vậy mô hình này là gì, hoạt động như thế nào? Nhà đầu tư làm thế nào để nhận biết những dự án, những hình thức đầu tư lừa đảo sử dụng mô hình này? Cùng Topsanfx theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu chi tiết về mô hình trùm lừa đảo Ponzi nhé!
Contents
- 1 Mô hình Ponzi là gì?
- 2 Thành viên của mô hình đa cấp Ponzi
- 3 Đặc tính của mô hình Ponzi
- 4 Cách thức hoạt động của mô hình Ponzi
- 5 Dấu hiệu nhận biết mô hình lừa đảo Ponzi
- 6 So sánh mô hình Ponzi với mô hình kim tự tháp
- 7 Cách phòng tránh hình thức lừa đảo Ponzi
- 8 Một số vụ lừa đảo Ponzi đình đám
- 9 Kết luận
Mô hình Ponzi là gì?
Định nghĩa
Mô hình Ponzi (Ponzi Scheme) là một mô hình lừa đảo, đa cấp lôi kéo mọi người mua hàng hóa hoặc tham gia đầu tư,và cam kết rằng sẽ trả cho họ lãi suất cao. Thực ra hoạt động này chỉ dựa trên việc lấy tiền của người đến sau trả cho người đến trước và chẳng có hoạt động kinh doanh hay đầu tư nào xảy ra cả.
Những người tham gia vào mô hình này vẫn tin tưởng dù cho không tồn tại tài sản mà họ muốn sở hữu, do mức RI (return of investment) quá hấp dẫn nên dấu hiệu lừa đảo bị lu mờ đi.
Bounty là gì? Hướng dẫn săn tiền thưởng từ Bounty chi tiết
Scam là gì? Các dự án scam trong crypto phổ biến nhất
Cha đẻ của mô hình Ponzi là ai?
Charles Ponzi – ông trùm lừa đảo người Ý sinh năm 1882 là người đầu tiên áp dụng mô hình này. Bẳng mô hình này ông đã lừa được 15 triệu USD từ khách hàng và làm cho 6 ngân hàng rơi vào phá sản. Ông được mệnh danh là “ông tổ” của ngành đa cấp.
Thành viên của mô hình đa cấp Ponzi
- Schemer: Kẻ chủ mưu tạo dựng nên hệ thống, đây là người xây dựng hình ảnh, thương hiệu cá nhân như một doanh nhân thành đạt, với kỹ ăn giao tiếp tốt và thuyết phục người nghe để có thể đi kêu gọi các nhà đầu tư tham gia góp vốn.
- Investor: Là những người được kẻ chủ mưu “schemer” chăn dắt. Inverter có thể sẵn sàng chi tiền tỷ để tham gia vào hệ thống nhằm kiếm lợi nhuận từ mức lãi suất cao ngất ngưỡng mà chẳng phải làm gì.
- Ponzi Introducing Investor: Những người này thường sẽ chẳng tốn tiền hoặc bỏ ra chút ít cho mô hình đa cấp này. Họ sẽ giới thiệu và thuyết phục nhà đầu tư tham gia vào mô hình. Nhà đầu tư gia nhập đồng nghĩa với việc họ nhận được hoa hồng.
=> Schemer sẽ dùng tiền lấy từ Investor để trả cho người giới thiệu
Đặc tính của mô hình Ponzi
Mô hình Ponzi sẽ yêu cầu đầu tư và hứa hẹn rằng nhà đầu tư sẽ thu lại lợi nhuận trên mức trung bình. Những ngôn từ mơ hồ, không rõ ràng như “giao dịch hợp đồng tương lai phòng hộ”, “chương trình đầu tư lợi nhuận cao”, hoặc “đầu tư ra nước ngoài” để mô tả về chiến lược của họ. Những nhà đầu tư thiếu kiến thức sẽ thường bị lợi dụng do dễ bị qua mắt và bị hấp dẫn bởi mức lợi nhuận khủng.
Cách thức hoạt động của mô hình Ponzi
- Đầu tiên, một thành viên sẽ khởi xướng việc quảng cáo một cơ hội đầu tư thu lại lợi nhuận cao, những người tham gia sẽ phải đóng góp tài chính trước.Trong một khoảng thời gian nhất định, thành viên khởi xướng đảm bảo sẽ hoàn trả toàn bộ khoản đầu tư cộng với phần trăm lợi nhuận.
- Nếu có hơn hai nhà đầu tư đồng ý, người khởi xướng sẽ lấy tiền từ hai người sau và trả cho nhà đầu tư ban đầu. Nhà đầu tư ban đầu đã chọn tái đầu tư sau khi bị thu hút bởi lợi nhuận cực kỳ lớn. Người khởi xướng có thể trả tiền cho những người tham gia mới, thuyết phục họ tái đầu tư và tuyển thêm người tham gia bằng cách nhận tiền từ những người mới tham gia.
- Người khởi xướng được yêu cầu tuyển dụng các nhà đầu tư mới sau khi hệ thống dần ổn định và phát triển để tiếp tục có thể trả lãi như đã hứa. Khi hệ thống không còn có thể được duy trì, người khởi tạo sẽ bị bắt hoặc biến mất cùng với tiền của nhà đầu tư.
Dấu hiệu nhận biết mô hình lừa đảo Ponzi
Dấu hiệu đặc trưng để nhận biết mô hình Ponzi:
- Người giới thiệu kêu gọi đầu tư làm giàu, lợi nhuận khủng chỉ với khoản vốn nhỏ nhưng lại thiếu cơ sở, giới thiệu chiến lược mơ hồ, không rõ ràng hoặc giữ bí mật/bí mật.
- Cam kết sẽ không xảy ra rủi ro, hoặc rủi ro rất thấp
- Khó rút lại vốn đã bỏ ra: Sau khi có được niềm tin của nhà đầu tư thì sau đó nhà đầu tư sẽ rất khó rút vốn.
- Hoạt động chui, không khai báo với cơ quan có thẩm quyền, hoa hồng giới thiệu nhiều lớp.
So sánh mô hình Ponzi với mô hình kim tự tháp
Mô hình kim tự tháp | Mô hình Ponzi | ||
Giống nhau |
|
||
Khác nhau | Phương thức hoạt động | Thu lợi nhuận từ việc mua và phân phối sản phẩm. Mục đích chỉ nhằm tìm thêm người phân phối chứ không nhằm mục đích bán sản phẩm chất lượng tốt. | Cam kết nhà đầu tư sẽ thu được khoản lợi nhuận cao ngất ngưởng nếu đầu tư hoặc rủ thêm người đầu tư vào. |
Phí tham gia | Tiền mua sản phẩm | Không mất khoản nào | |
Lợi nhuận | Nhận lợi nhuận khi giới thiệu được khách mua sản phẩm hoặc tìm được nhà phân phối mới. | Lời hứa được trả lãi và người giới thiệu tham gia hệ thống | |
Nguồn gốc lợi nhuận | Hoa hồng của nhà đầu tư mới sẽ được trả cho người giới thiệu | Tiền đầu tư của nhà đầu tư gia nhập sau sẽ trả lãi cho người trước và người giới thiệu | |
Sụp đổ | Rất nhanh do mô hình này đòi hỏi sự gia tăng theo cấp số nhân của nhà đầu tư tham gia vào mới có thể duy trì. | Chậm hơn nếu các nhà đầu tư vẫn tiếp tục rót vốn, có thể tồn tại trong ngắn hạn. |
Cách phòng tránh hình thức lừa đảo Ponzi
Nhà đầu tư cần lưu ý những điều sau:
- Cần trang bị kiến thức về thị trường tài chính, cân nhắc những hình thức đầu tư dài hạn hoặc đầu tư tiền điện tử.
- Trước khi tham gia một dự án nào đó cần tìm hiểu kỹ các thông tin liên quan, nếu thông tin không rõ ràng, mập mờ thì khả năng lừa đảo Ponzi là khá cao.
- Luôn nhớ rằng “lợi nhuận cao đi kèm với rủi ro cao”. Không có hình thức đầu tư nào thu được lợi nhuận cao mà an toàn cả
- Cần phải đưa ra quyết định đầu tư dựa vào dữ liệu đã phân tích, dựa trên cơ sở rõ ràng, không nghe lời dụ dỗ, thuyết phục của người khác.
Một số vụ lừa đảo Ponzi đình đám
- Nền tảng Bitconnect – không có con số cụ thể nhưng ước tính số tiền lừa đảo trên dưới 3 tỷ USD.
- Hextracoin – số tiền lừa đảo hơn 1 tỷ USD.
- iFan – 15.000 tỷ đồng của các nhà đầu tư biến mất và không có khả năng thu hồi lại.
- Liên kết Việt – lừa đảo hơn 68.000 nhà đầu tư, số tiền lừa đảo lên đến hơn 1 nghìn tỷ đồng.
Kết luận
Bài viết trên chia sẻ những thông tin cụ thể về mô hình lừa đảo Ponzi. Nhà đầu tư cần phải thật sự cẩn trọng trước những hình thức lừa đảo này. Mong rằng bài viết mang đến cho bạn những thông tin hữu ích. Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết.
Bài viết liên quan:
Node là gì? Hướng dẫn cách chạy node cho người mới
Phí Gas là gì? Làm thế nào để tiết kiệm phí Gas khi giao dịch?
Long Short là gì? Lệnh Long Short trong chứng khoán được ứng dụng thế nào?
AMM là gì? Công cụ tạo lập thị trường tự động hoạt động như thế nào?