Private key và public key là gì? Cách thức hoạt động ra sao? Key nào cần phải bảo mật tuyệt đối, key nào có thể chia sẻ với người khác. Làm thế nào để bảo mật được key? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây, Topsanfx sẽ giải đáp các thắc mắc trên.
Contents
- 1 Private key và public key là gì?
- 2 Phương pháp mật mã được sử dụng trong tiền điện tử
- 3 Quy trình hoạt động của Private key và Public key
- 4 Private key và Public key dùng trong crypto như thế nào?
- 5 So sánh đặc điểm của Private key và Public key
- 6 Ưu và nhược điểm của Private key và Public key
- 7 Cách lưu trữ và bảo mật Private key
- 8 Kết luận
Private key và public key là gì?
Private key là gì?
Private key có nghĩa là khóa cá nhân – nó giúp bạn chứng minh quyền sở hữu hoặc sử dụng, chi tiêu số tiền liên quan đến địa chỉ công khai của bạn. Private key là một chuỗi ký tự tương tự như mật khẩu của tài khoản ngân hàng. Do đó, điều bạn cần làm là phải bảo mật private key tuyệt đối.
Các dạng của private key như sau:
- Mã nhị phân dài 256 ký tự.
- Mã thập lục phân 64 chữ số.
- Mã QR.
- Cụm từ dễ nhớ.
BTC Dominance là gì ? Làm thế nào để giao dịch với BTC Dom (BTC.D)
Revoke là gì? Phương pháp Revoke Metamask cụ thể nhất
Public key là gì?
Public key là một mật mã kết nối với một private key, mã này cho phép bạn có thể nhận các giao dịch tiền điện tử.
Ai cũng có khả năng gửi các giao dịch đến public key tuy nhiên để kết nối được bạn cần một private key để mở khóa, và chứng minh bạn là chủ sở hữu của tiền điện tử nhận được trong giao dịch.
Dạng rút gọn của public key là một địa chỉ ví, địa chỉ ví này có thể nhận giao dịch. Public key có thể được chia sẻ cho người khác.
Phương pháp mật mã được sử dụng trong tiền điện tử
Có một số phương pháp mật mã trong tiền điện tử như mã hóa đối xứng, mã hóa không đối xứng và hash.
Hash
Hashing được thiết kế để mã hóa địa chỉ tài khoản của user mục đích là để mã hóa các giao dịch giữa các tài khoản. Các chữ cái, chữ số sẽ ngẫu nhiên được thêm vào giá trị được lưu trữ nhằm đảm bảo mã hóa được bảo mật. Từ đó rủi ro của việc giải mã dễ dàng sẽ được giảm thiểu.
Mã hóa đối xứng
Mã hóa đối xứng là cách mã hóa phổ biến, dễ nhất nhưng cũng mang lại hiệu quả cao. Tất cả thông điệp sẽ được mã hóa bằng một khóa duy nhất, và mã đó được truyền đến người nhận và sẽ được giải mã khi nó được nhận và xác minh.
Mã hóa không đối xứng
Đối với mã hóa không đối xứng, việc mã hóa và giải mã thông điệp thường liên quan đến hai khóa – private key và public key.
Public key được dùng để xác minh giao dịch sau khi giao dịch được yêu cầu. Trong khi private key dùng để giải mã tin nhắn hoặc giao dịch. Khái niệm này là duy trì tính xác thực của giao dịch và giảm thiểu khả năng mất an ninh. Do đó, nếu để private key bị thất lạc thì sẽ không thể tìm lại. Hoặc nếu private key bị lộ ra ngoài, bất kỳ giao dịch nào cũng có thể được cấp và không thể truy xuất được vì khóa đó đã được ủy quyền.
Quy trình hoạt động của Private key và Public key
Hai trường hợp sử dụng chính của public key là nhận dạng và bảo mật. Quy trình hoạt động của Private key và Public key như sau:
- Người gửi nhận được public key của người nhận địa chỉ.
- Người gửi sử dụng key nhận được để mã hóa thông tin.
- Người gửi sẽ gửi thông tin đã được mã hóa đến cho người nhận.
- Người nhận dùng private key của mình để giải mã dữ liệu.
Ví dụ:
Anh A (người gửi) muốn gửi 1 Bitcoin cho chị B (người nhận). Anh A biết public key của B và đã dùng key đó để mã hóa giao dịch. Sau khi B nhận giao dịch và giải mã chuyển khoản của A bằng private key. Và B là người duy nhất có thể cho phép giao dịch vì không ai khác biết private key của B.
Private key và Public key dùng trong crypto như thế nào?
Cách sử dụng như sau:
- Khi người dùng tạo một ví tiền điện tử (wallet) thì sẽ được cung cấp Public key và Private key (dưới dạng rút gọn là Address).
- Address được cấp đó sẽ dùng để đưa cho người khác khi họ muốn chuyển tiền cho người dùng. Còn private key người dùng sử dụng để truy cập vào ví và sử dụng số tiền đó.
Lưu ý: Bất kỳ ai cũng có thể gửi tiền điện tử tới Public key, nhưng người dùng cần phải có Private key để “mở khóa” và chứng minh rằng số tiền điện tử nhận được trong giao dịch là của bản thân.
So sánh đặc điểm của Private key và Public key
Bảng sau nêu ra những điểm khác biệt giữa private key và public key:
Public Key | Private Key |
Cho phép nhận coins. Được sử dụng để nhận dạng tài khoản. Bất kỳ ai cũng có thể tìm kiếm nó trên sổ cái blockchain | Cho phép kết nối và sử dụng coins của mình. Được dùng để chứng minh anh em là chủ sở hữu của Public key |
Không cần giữ bí mật | Phải được giữ bí mật |
Không thể từ Public key tìm ra Private key | Có thể từ Private key tìm ra Public key |
Tài sản của sẽ không bị ảnh hưởng nếu bạn để lộ Public key | Khả năng cao mất tài sản vĩnh viễn nếu mất Private key |
Có phiên bản rút gọn gọi là địa chỉ ví (address) | Không có phiên bản rút gọn |
Ưu và nhược điểm của Private key và Public key
Ưu điểm
Private key giúp bảo mật thông tin quan trọng. Dù bạn chọn phương pháp mã hóa đối xứng hay không đối xứng thì chúng đều có ưu và nhược điểm.
Mã hóa đối xứng sẽ nhanh hơn và dễ thực hiện hơn, chỉ thực hiện một phương trình toán học duy nhất và có thể đảo ngược để mã hóa hoặc giải mã một tệp. Mã hóa không đối xứng yêu cầu nhiều tài nguyên máy tính hơn.
Nhược điểm
Nếu làm mất Private key sẽ dẫn đến hệ lụy là không ai có thể giải mã được dữ liệu nhận được. Đối với tiền điện tử chủ sở hữu ví sẽ không thể truy cập vào ví của mình nếu như mất private key.
Cách lưu trữ và bảo mật Private key
Lưu trữ tại ví nóng
Một số ví nóng phổ biến như: Metamask, Myetherwallet, Trust, SafePal, C98,…Các ví này luôn luôn hoặc có thể dễ dàng kết nối với internet, mà khi đã dễ dàng kết nối với internet thì hacker cũng sẽ dễ dàng kết nối được tới ví của bạn.
- Ưu điểm của ví nóng: Miễn phí, tiện lợi, dễ cài đặt và dễ sử dụng, chuyển và nhận tiền nhanh chóng.
- Nhược điểm của ví nóng: Độ bảo mật không được cao, hacker có cơ hội tấn công khi kết nối với internet.
Lưu trữ tại ví lạnh
Đối với ví lạnh, chìa khóa của bạn sẽ được lưu vào một thiết bị phần cứng và sẽ không kết nối với internet nên không ai có thể đột nhập để lấy cắp được. Dù đã cắm ví lạnh vào máy tính và kết nối với Internet thì khi giao dịch người dùng đều phải ấn vào nút cứng hoặc màn hình cảm ứng trên ví lạnh, lúc này giao dịch mới được xác nhận.
- Ưu điểm của ví lạnh: Là cách lưu trữ an toàn nhất cho đến thời điểm hiện tại, vì không ai có thể đánh cắp chìa khoá được.
- Nhược điểm của ví lạnh: Tốn chi phí khi sử dụng, hơi khó sử dụng cho người mới và thời gian di chuyển coin/token lâu hơn.
Lưu ý khi bảo mật và lưu trữ Private key
- Nên sao chép thủ công ra giấy và cất giữ key ở những nơi an toàn. (có thể thêm một từ, cụm từ tuỳ ý của bản thân để thêm an toàn)
- Sao lưu nhiều bản và đặt ở nhiều nơi khác nhau nhưng nhớ thêm cụm từ của riêng mình.
- Có thể lưu bằng thư mục trên máy tính nhưng nên để pass cho thư mục đó để tránh trường hợp có người khác sử dụng máy tính và đánh cắp nó.
- Không tiết lộ cho bất kỳ ai
- Không sử dụng phần mềm lậu hoặc click vào các đường link độc hại
Kết luận
Bài viết trên chia sẻ những thông tin về Private key và Public key. Đồng thời cũng đề ra cách bảo mật Private key để những trường hợp xấu xảy ra. Hy vọng bài viết mang đến cho bạn những thông tin hữu ích. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.
Bài viết liên quan:
Funding rate là gì? Phương pháp giao dịch dựa trên Funding rate
TRC20 là gì? Hướng dẫn tạo ví lưu trữ USDT TRC20
ERC20 là gì? Mua Token ERC20 ở đâu? Tạo ví ERC-20 như thế nào?
CBDC là gì? Chi tiết về tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương