Quỹ đóng là một trong những hình thức đầu tư có tỷ lệ an toàn cao nhưng lại không phổ biến ở Việt Nam bằng quỹ mở. Vậy, quỹ đóng là gì? Quỹ đóng có những ưu điểm hay khuyết điểm gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết này nhé!
Contents
Tổng quan về quỹ đóng
Quỹ đóng là gì?
Quỹ đóng còn có các tên gọi khác như quỹ đầu tư đóng hoặc là quỹ đầu tư chứng khoán dạng đóng. Quỹ đóng có tên tiếng anh là Close-ended funds, là một loại quỹ đại chúng hay quỹ đầu tư tập thể thường huy động vốn bằng cách phát hành các chứng chỉ quỹ một lần duy nhất.
Các nhà đầu tư khi đầu tư vào quỹ sẽ không được phép rút vốn đầu tư hay bổ sung thêm vốn vào quỹ sau khi hoàn tất thời gian thành lập quỹ. Ngoài ra, các công ty quản lý quỹ đóng cũng sẽ không mua lại các chứng chỉ quỹ này.
Để tạo ra tính thành khoản cho quỹ, các chứng chỉ quỹ sẽ được xem như một loại cổ phiếu thông thường trên thị trường và được niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán phi tập trung OTC. Nếu trong phiên giao dịch do công ty quản lý mở mà các nhà đầu tư không kịp bán hoặc muốn bán trong một thời gian khác thì có thể giao dịch trên thị trường thứ cấp.
Thông thường, phí quản lý thường niên của các quỹ đóng sẽ thấp hơn 1%.
Lưu ý: Tính thanh khoản của các quỹ đóng thấp nên giá trị của nó cũng thấp và thời gian thu hồi vốn thường lâu hơn.
Xem thêm: Quỹ mở là gì?
Điểm đặc trưng của quỹ đóng
Một số điểm đặc trưng của quỹ đóng có thể kể đến như:
Các quỹ đóng sẽ có những giới hạn về quy mô và số lượng thành viên. Đối với quỹ đóng thành viên sẽ có tối đa 30 thành viên. Đối với quỹ đóng niêm yết sẽ có tối thiểu 100 thành viên.
Thời gian hoạt động của quỹ sẽ thống nhất một lần khi thành lập quỹ. Nếu muốn gia hạn thêm thời gian hoạt động của quỹ thì phải được các nhà đầu tư quỹ đồng ý. Ngoài ra, giá trị tài sản ròng trong kỳ định giá gần nhất trước khi nộp hồ sơ gia hạn hợp đồng (trước khi quỹ hết hạn ít nhất 30 ngày) phải lớn hơn hoặc bằng 50 tỷ đồng.
Giới hạn giao dịch hay tính thanh khoản: Các công ty quản lý quỹ sẽ thường không mua lại các chứng chỉ của những người tham gia. Người tham gia sở hữu chứng chỉ quỹ đóng cũng không được bán cho các công ty quỹ. Chỉ có thể giao dịch, mua bán hay trao đổi chứng trên thị trường thứ cấp có thu phí.
Phân loại quỹ đóng
Dựa vào quy mô vốn góp mà quỹ đóng được chia thành 2 loại là:
Quỹ đóng thành viên
Số lượng thành viên tối đa: 30. Các thành viên này đều là các thành viên có đầy đủ tư cách pháp nhân.
Mục đích: Huy động vốn phát hành riêng lẻ.
Đây là loại quỹ có hoạt động đầu tư khá mạo hiểm, có tỷ lệ rủi ro cao nhưng mang lại lợi nhuận cao.
Các công ty quản lý quỹ sẽ lựa chọn các nhà đầu tư có sức khỏe và khả năng tài chính tốt để chấp nhận tham gia góp vốn vào quỹ. Lý do là vì các nhà quản lý quỹ muốn đảm bảo cho khách hàng có được sự an toàn cao nhất.
Quỹ đóng niêm yết
Số lượng thành viên tối thiểu: 100.
Chứng chỉ quỹ của quỹ đóng niêm yết thường được phát hành rộng rãi và niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán.
Số lượng vốn do các nhà đầu tư góp vốn là khá nhiều, vì vậy, các hoạt động đầu tư sẽ được giám sát một cách chặt chẽ và nghiêm ngặt.
So với quỹ đóng thành viên thì quỹ đóng niêm yết có mức độ rủi ro thấp hơn, vì vậy là lợi nhuận các nhà đầu tư thu được cũng sẽ thấp hơn.
Danh mục đầu tư của quỹ đóng niêm yết là khá đa dạng như: Tiền gửi ngân hàng; Công cụ tiền tệ như giấy tờ có giá, cổ phiếu, trái phiếu; Quyền phát sinh; Bất động sản,…
Điểm mạnh – Điểm yếu của quỹ đóng
Điểm mạnh
- Cơ cấu của quỹ đóng khá ổn định, phù hợp với những dự án đầu tư dài hạn và những chứng khoán có tính thanh khoản thấp.
- Không gây áp lực vốn lên các nhà đầu tư, thời gian đầu tư càng dài thì lợi nhuận thu được càng được tối ưu, lên tới mức tối đa, lớn hơn so với quỹ mở.
- Quy mô thường rất lớn nên chi phí đầu tư sẽ giảm đi đáng kể.
- Giao dịch mua bán quỹ đóng được thực hiện xuyên suốt ngày giao dịch.
- Khoản vốn của nhà đầu tư vẫn sẽ được quản lý bởi công ty quỹ gồm các chuyên gia đầu tư hàng đầu trong thị trường tài chính.
Điểm yếu
- Chi phí mà các nhà đầu tư phải trả khi tham gia vào quỹ đóng thường cao hơn so với các quỹ khác như quỹ ETF, quỹ tương hỗ,… Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cũng phải trả hoa hồng cho các nhà môi giới khi thực hiện mua hoặc bán chứng chỉ quỹ.
- Các nhà đầu tư thường phải mất một thời gian dài để hiểu được cách vận hành và đầu tư của quỹ đóng. Các nhà đầu tư sẽ được chia lợi nhuận từ tiền lãi, cổ tức, lãi vốn hay hoàn trả vốn của chính các nhà đầu tư. Các nhà đầu tư cần tìm hiểu rõ số tiền mình nhận được đến từ đâu.
Phân biệt quỹ đóng và quỹ mở
Giống nhau
Đều là quỹ đại chúng, các thông tin hoạt động quỹ sẽ công khai minh bạch theo báo cáo định kỳ.
Khác nhau
- Thời gian hoạt động: Quỹ mở có thời gian hoạt động không giới hạn, ngược lại quỹ đóng sẽ giới hạn thời gian.
- Quy mô của quỹ: Quỹ mở không giới hạn quy mô, phụ thuộc vào số lượng mua và bán của các nhà đầu tư. Quỹ đóng có giới hạn và chỉ huy động vốn một lần duy nhất.
- Tính thanh khoản của quỹ: Quỹ mở tính thanh khoản cao, các công ty quỹ được quyền trực tiếp mua bán với nhà đầu tư. Quỹ đóng tính thanh khoản thấp, chủ yếu giao dịch trên thị trường chứng khoán có phí giao dịch, nhà đầu tư và cả công ty quỹ không được phép bán/mua chứng chỉ quỹ.
- Việc nắm giữ tiền: Quỹ mở luôn phải có trong tay một lượng tiền mặt nhất định, để tiện mua lại chứng chỉ quỹ và quản trị thanh khoản thật chặt chẽ. Quỹ đóng giúp công ty quản lý quỹ không bị áp lực về thanh khoản, có thể chủ động đem vốn đi đầu tư dài hạn.
- Biến động giá cả: Quỹ mở biến động giá thấp hơn giá cổ phiếu quỹ (NAV). Ngược lại, biến động giá của quỹ đóng cao hơn giá cổ phiếu quỹ.
Chứng chỉ quỹ đóng là gì?
Chứng chỉ quỹ đóng là một sản phẩm tài chính do các quỹ đóng phát hành để huy động vốn. Các chứng chỉ quỹ đóng này sẽ không được mua lại bởi các quỹ. Nếu các nhà đầu tư muốn mua hoặc muốn sở hữu các chứng chỉ này thì phải mua trên các sàn giao dịch thứ cấp.
Xem thêm: Chứng chỉ quỹ là gì?
Các tiêu chí lựa chọn quỹ đóng
Để lựa chọn được một quỹ đóng uy tín để đầu tư thì các nhà đầu tư nên chọn công ty quản lý quỹ uy tín. Một công ty quản lý tốt, uy tín và có kinh nghiệm đầu tư trên thị trường thì khả năng cao là quỹ mà họ điều hành cũng sẽ tốt.
Một số tiêu chí để các nhà đầu tư đánh giá được một công ty quản lý quỹ tốt là:
- Chiến lược đầu tư: Danh mục đầu tư mà quỹ đóng đó đang tập trung vào là gì? Có tiềm năng phát triển tốt hay không? Tỷ trong phân bổ đầu tư của quỹ ra sao? Chiến lược đầu tư mà các nhà quản lý quỹ đưa ra có phù hợp với những mục tiêu đầu tư của các nhà đầu tư hay không? Đây đều là những câu hỏi mà các nhà đầu tư nên đặt ra trong quá trình chọn quỹ để tham gia.
- Đội ngũ chuyên gia: Đội ngũ chuyên gia tư vấn, chuyên gia đầu tư của quỹ đó là ai? Có thế mạnh ở những lĩnh vực nào? Có kinh nghiệm đầu tư lâu năm hay chưa? Đây là những yếu tố quan trọng để xem xét về khả năng thu lại lợi nhuận của quỹ đóng. Các nhà đầu tư có thể nghiên cứu thông tin này dựa vào các tài liệu công bố công khai của quỹ.
- Lịch sử hoạt động của quỹ: Lợi nhuận là thứ mà nhà đầu tư sẽ quan tâm theo lẽ đương nhiên. Do vậy, các nhà đầu tư cần xem xét năng lực quản lý tài sản và quản trị rủi ro của quỹ. Tỷ lệ thu lỗ nên nằm trong giới hạn mà nhà đầu tư đặt ra. Đánh giá yếu tố này nên dựa vào các báo cáo hoạt động của quỹ được thực hiện và cập nhật nhật theo tháng, quý, năm.
- Thông tin công khai: Đây là một tiêu chí vô cùng quan trọng và cực kỳ cần thiết đối với mỗi nhà đầu tư dù lựa chọn hình thức quỹ nào đi chăng nữa. Các hoạt động của quỹ cần phải được công khai cho các nhà đầu tư theo định kỳ tháng, năm.
- Danh mục phí: Hai loại phí nhà đầu tư thường phải trả là phí quản lý thường niên và phí quản lý định kỳ. Nhà đầu tư có thể tìm kiếm thông tin danh mục phí trên website chính thức của công ty quản lý quỹ.
Một số quỹ đóng tại Việt Nam
Theo thông tin được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, số lượng quỹ đóng tại Việt Nam là 4. Tuy nhiên, 4 quỹ đóng này đều đang ở tình trạng giải thể.
TT | Quỹ đóng | Vốn điều lệ | Tình trạng hoạt động |
1 | Quỹ Đầu tư Cân bằng Prudential (PRUBF1) | 500.000.000.000 | Đang giải thể |
2 | Quỹ Đầu tư tăng trưởng ACB | 240.080.000.000 | Đang giải thể |
3 | Quỹ Đầu tư Tăng trưởng Manulife | 214.090.000.000 | Đang giải thể |
4 | Quỹ Đầu tư Chứng khoán Hà Nội | 200.000.000.000 | Đang giải thể |
Thông tin chi tiết:
Quỹ Đầu tư Cân bằng Prudential (PRUBF1)
- Tên quỹ: Quỹ Đầu tư Cân bằng Prudential (PRUBF1)
- Tên tiếng Việt: Quỹ Đầu tư Cân bằng Prudential (PRUBF1)
- Tên tiếng Anh: PRUBF1
- Tên viết tắt: PRUBF1
- Loại quỹ: Quỹ Đóng
- Vốn điều lệ: 500.000.000.000 VNĐ
- Công ty quản lý quỹ: Công ty Prudential Việt Nam
- Ngân hàng giám sát: HSBC chi nhánh Tp. HCM
- Tình trạng hoạt động: Đang giải thể
- Giấy phép thành lập và hoạt động: GCN đăng ký lập quỹ số 06/GCN-UBCK do UBCKNN cấp ngày 5/10/2006
Quỹ Đầu tư tăng trưởng ACB
- Tên quỹ: Quỹ Đầu tư tăng trưởng ACB
- Tên tiếng Việt: Quỹ Đầu tư tăng trưởng ACB
- Tên tiếng Anh: ACB Growth
- Tên viết tắt: ACBGF
- Loại quỹ: Quỹ đóng
- Vốn điều lệ: 240.800.000.000 VNĐ
- Công ty quản lý quỹ: Công ty TNHH QLQ MTV ACB
- Ngân hàng giám sát: Ngân hàng TMCP MTV Standard Chartered Việt Nam
- Tình trạng hoạt động: Đang giải thể
- Giấy phép thành lập và hoạt động: Giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ số 01/GCN-UBCK do UBCKNN cấp ngày 30/6/2011
Quỹ Đầu tư Tăng trưởng Manulife
- Tên quỹ: Quỹ Đầu tư Tăng trưởng Manulife
- Tên tiếng Việt: Quỹ Đầu tư Tăng trưởng Manulife
- Tên tiếng Anh: MAFPF1
- Tên viết tắt: MAFPF1
- Loại quỹ: Quỹ đóng
- Vốn điều lệ: 214.090.000.000 VNĐ
- Công ty quản lý quỹ: Công ty TNHH QLQ MTV ACB
- Ngân hàng giám sát: HSBC
- Tình trạng hoạt động: Đang giải thể
Quỹ Đầu tư Chứng khoán Hà Nội
- Tên quỹ: Quỹ Đầu tư Chứng khoán Hà Nội
- Tên tiếng Việt: Quỹ Đầu tư Chứng khoán Hà Nội
- Tên tiếng Anh: Ha Noi Fund
- Tên viết tắt: HNF
- Loại quỹ: Quỹ đóng
- Vốn điều lệ: 200.000.000.000 VNĐ
- Công ty quản lý quỹ: Công ty Cổ phần Quản lý Quỹ Đầu tư MB
- Ngân hàng giám sát: Ngân hàng TNHH MTV HSBC Việt Nam
- Tình trạng hoạt động: Đang giải thể
- Giấy phép thành lập và hoạt động: Số 07/UBCK-TLQTV do UBCKNN cấp ngày 17/11/2006
Lời kết
Trên đây là một số thông tin về quỹ đóng cũng như những đặc điểm nổi bật của nó đồng thời giới thiệu đến người đọc một số quỹ mở ở Việt Nam. Rất mong bài viết này có thể cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn. Chúc bạn thành công!