Quỹ mở là một hình thức đầu tư có độ an toàn cao cũng như đã tồn tại một thời gian dài trên thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, một số nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường lại không quá am hiểu về loại hình đầu tư này. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu về quỹ mở về gợi ý một số chứng chỉ quỹ mở đáng để đầu tư nhất.
Contents
Tổng quan về quỹ mở
Quỹ mở là gì?
Quỹ mở là một loại quỹ đầu tư, tại đó, có nhiều nhà đầu tư cùng góp vốn vào quỹ để đầu tư và kiếm thêm lợi nhuận cho mình. Mỗi quỹ đầu tư thường có số lượng nhà đầu tư lên đến con số vài ngàn. Các nhà đầu tư sẽ bỏ tiền vào quỹ sau đó ban quản lý quỹ sẽ dùng số tiền đó để đi đầu tư và kiếm lợi nhuận.
Quỹ có tên là quỹ mở vì các khoản đầu tư khoản đầu tư vào nó sẽ không có kỳ hạn nhất định. Các nhà đầu tư được phép tham hoặc rút vốn khỏi quỹ mở bất kỳ lúc nào mình muốn.
Khi góp tiền vào quỹ mở, các chuyên gia cũng như ban quản lý quỹ sẽ nghiên cứu, tìm hiểu và tiến hành đầu tư vào các sản phẩm tài chính có khả năng sinh lợi nhuận cao như trái phiếu, cổ phiếu hay các loại tài sản khác. Thông thường, các chuyên gia hay nhà quản lý quỹ đầu là những người có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư. Nhờ vào đó, khả năng thu được lợi nhuận của các nhà đầu tư càng cao hơn.
Hiện nay, trên thị trường Việt Nam có rất nhiều quỹ mở do các công ty tài chính lớn mở ra, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư kiếm thêm thu nhập. Mỗi quỹ mở sẽ có một chiến thuật đầu tư khác nhau, họ thường sẽ tập trung vào thế mạnh của mình để tối đa hóa lợi nhuận cho quỹ.
Xem thêm: Quỹ hỗ tương là gì?
Đặc điểm của quỹ mở
- Chứng chỉ quỹ mở có thể được phát hành hoặc bán lại theo một chu kỳ nhất định khi nhận được sự yêu cầu của nhà đầu tư (được quy định rất rõ trong điều lệ quỹ của doanh nghiệp tài chính, ngân hàng).
- Khi tham gia vào quỹ mở, các nhà đầu tư sẽ tham gia đầu tư chứng khoán gián tiếp thay vì đầu tư trực tiếp như thường lệ. Chính vì thế mà trên thị trường hiện nay, các ngân hàng và tổ chức tín dụng còn gọi quỹ mở là hình thức đầu tư chứng khoán gián tiếp.
- Các chứng chỉ quỹ mở sẽ được mua và bán theo nhu cầu của giá trị tài sản ròng (NAV), dựa trên giá của chứng khoán và được tính vào cuối ngày giao dịch.
- Nhìn chung thì quỹ mở cho phép các nhà đầu tư tiếp cận khá dễ dàng bởi vì chi phí thấp, huy động vốn nhanh, thủ tục pháp lý cũng rất đơn giản, cũng như danh mục đầu tư đa dạng, đáp ứng đúng mục tiêu đầu tư cụ thể như tăng trưởng và thu nhập.
Phân loại quỹ mở
Về cơ bản, quỹ mở thường được chia thành 2 loại chính là Quỹ mở chủ động và Quỹ mở bị động.
- Quỹ mở chủ động
Các chuyên gia và ban quản lý của các quỹ mở chủ động sẽ chủ động thay đổi các phương thức cũng như cách thức đầu tư của quỹ theo xu hướng của thị trường. Sự thay đổi này được dựa trên những thông tin, số liệu mà họ đã thu thập và nghiên cứu nhằm tăng lợi nhuận cho quỹ.
Mức tăng trưởng lãi suất của quỹ mở chủ động sẽ phụ thuộc và độ nhạy của các chuyên giá đối với thị trường và nền kinh tế. Vì vậy, lãi suất của quỹ mở chủ động thường tăng trưởng rất tốt và có thể cao hơn lãi suất chung của thị trường.
Phí quản lý của các quỹ mở chủ động thường sẽ cao hơn quỹ mở bị động.
- Quỹ mở bị động
Đây là mô hình quỹ ngược lại với mô hình quỹ mở chủ động. Các chuyên gia của quỹ mở bị động không được can thiệp vào các bước đầu tư của nó. Tất cả các chỉ số của nó đều sẽ được mô phỏng, hay thậm chí là sao chép sự tăng giảm của một số chỉ số thị trường, có thể kế đến như VN-Index.
Vì các chuyên gia không thể can thiệp vào quỹ nên phí quản lý của quỹ cũng sẽ thấp hơn. Cùng với đó, khả năng tăng trưởng lợi nhuận của quỹ cũng sẽ bị phụ thuộc vào nền kinh tế của thị trường trong thời điểm đó.
Ưu điểm của quỹ mở
- Chi phí thấp: Các nhà đầu tư cho thể tham gia đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác nhau trả dài từ chứng khoán để bất động sản chỉ với một khoản tiền nhỏ. Thông thường, nếu đầu tư riêng lẻ thì sẽ rất khó để đầu tư với một số vốn khá khiêm tốn.
- Chuyên nghiệp: Khi đầu tư vào quỹ mở, số vốn của các nhà đầu tư sẽ được các chuyên gia hoặc các nhà quản lý quỹ chuyên nghiệp và có nhiều năm kinh nghiệm sử dụng để đầu tư vào các danh mục khác nhau. Nhờ đó mà nhà đầu tư giải phóng được thời gian cho mình, không cần theo dõi thị trường thường xuyên.
- Linh hoạt: Như đã đề cập, những người điều hành và quản lý quỹ sẽ là những chuyên gia có kiến thức và kinh nghiệm trên thị trường. Họ sẽ linh hoạt điều chỉnh các khoản đầu tư theo sự biến đổi của thị trường. Nhờ vào đó, các nhà đầu tư hoàn toàn có thể thu được lợi nhuận dù không quá am hiểu về thị trường Việt Nam.
- Đa dạng hóa danh mục: Quỹ mở thường đầu tư vào một rổ cổ phiếu đa dạng. Đây là cách làm nhằm giảm thiểu rủi ro tiềm ẩn với việc đầu tư. Dù chỉ với số vốn nhỏ nhưng các nhà đầu tư vẫn có thể có lợi nhuận nhờ vào chiến lược đầu tư này.
- Gia tăng lợi nhuận: Với mục tiêu xuyên suốt trong thời gian hoạt động của Quỹ là bảo vệ lợi ích và gia tăng giá trị cho người sở hữu Chứng Chỉ Quỹ, nhà đầu tư có cơ hội có được sự tăng trưởng vốn cùng với sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh hàng đầu trên thị trường.
- Kiểm soát rủi ro: Các rủi ro đầu tư luôn được kiểm soát chặt chẽ theo đúng quy trình mà quỹ đã thiết kế từ trước trong và sau khi đầu tư giúp quỹ hạn chế được tối đa những rủi ro trong quá trình đầu tư.
- Thanh khoản cao: Trong trường hợp cần thiết, nhà đầu tư cần phải sử dụng tiền, Chứng Chỉ Quỹ có thể chuyển thành tiền mặt nhanh chóng và dễ dàng. Nhà đầu tư có thể bán lại cho Quỹ một phần hoặc toàn bộ số Chứng Chỉ Quỹ đang sở hữu.
- Tiết kiệm thời gian: Nhà đầu tư giải phóng được khối lượng công việc khổng lồ thay vì trực tiếp phân tích, tìm kiếm cơ hội đầu tư trên thị trường tài chính ngày càng phức tạp. Nhà đầu tư có nhiều quỹ thời gian hơn để dành cho công việc kinh doanh và dành cho mái ấm gia đình của mình.
- Minh bạch: Cùng với sự kiểm soát chặt chẽ của ngân hàng giám sát, mọi thông tin về quá trình hoạt động đều được gửi tới nhà đầu tư đầy đủ, rõ ràng và thường xuyên.
Phân biệt quỹ mở và quỹ đóng
Đặc điểm | Quỹ mở | Quỹ đóng |
Tính thanh khoản | Đảm bảo tốt tính thanh khoản | Thanh khoản thấp hơn |
Tỷ lệ nắm giữ tiền mặt | Quỹ có khoản dự trữ tiền mặt để đáp ứng việc mua lại chứng chỉ quỹ | Tương đối thấp, về lý thuyết quỹ có thể đầu tư toàn bộ số tiền hiện có |
Giá giao dịch | Căn cứ theo giá trị tài sản ròng/đơn vị quỹ | Căn cứ vào nhu cầu mua và bán trên thị trường |
Phương thức giao dịch | Trực tiếp với công ty quản lý quỹ (có thể có phí phát hành và phí mua lại) | Chứng chỉ quỹ đóng được niêm yết. Nhà đầu tư giao dịch chứng chỉ quỹ như một chứng khoán niêm yết thông qua sàn giao dịch và công ty môi giới chứng khoán. |
Sự thay đổi quy mô quỹ | Quy mô quỹ có thể thay đổi đáng kể thông qua hoạt động phát hành/mua lại chứng chỉ quỹ | Quy mô quỹ vẫn giữ nguyên cho đến ngày đáo hạn (trừ khi tăng vốn) |
Thời gian hoạt động | Không xác định thời hạn | Thời hạn xác định |
Chứng chỉ quỹ mở là gì?
Chứng chỉ quỹ mở là một sản phẩm đầu tư vào quỹ mở. Với hình thức đầu tư này, các nhà đầu tư sẽ mua chứng chỉ quỹ của quỹ mở mà mình muốn tham gia vào.
Khi bán chứng chỉ quỹ cho các nhà đầu tư, công ty quản lý quỹ mở sẽ thu được lợi nhuận. Bên cạnh đó, tính thanh khoản của quỹ sẽ được tăng lên và rủi ro được giảm thiểu.
Các tiêu chí lựa chọn quỹ mở
Công ty Quản lý Quỹ
Một trong những tiêu chí đầu tiên mà các nhà đầu tư cần quan tâm khi cho một quỹ mở để đầu tư chính là tìm hiểu về Công ty Quản lý của quỹ đó. Công ty có uy tín hay không, đã có nhiều năm kinh nghiệm hay chỉ mới xuất hiện và hoạt động trong một thời gian ngắn.
Một công ty tốt không đảm bảo việc quỹ mở của công ty đó hoạt động tốt nhưng ít nhất nó sẽ đảm bảo được sự uy tín của quỹ đó. Ngoài ra, quỹ càng lâu đời thì có nghĩa rằng quỹ đó sẽ càng chính xác hơn so với những quỹ mới vì quỹ mới sẽ không có đủ thông tin, dữ kiện, lịch sử để xác định nó có tốt hay không.
Lĩnh vực Quỹ đó tập trung đầu tư
Các nhà đầu tư cần tìm hiểu xem quỹ mình muốn đầu tư sẽ tập trung vào danh mục đầu tư gì để xác định nó có phù hợp với những tiêu chí mình lựa chọn hay không. Các danh mục đó có thể là trái phiếu hay cổ phiếu hay là họ tập trung vào các tài sản khác như là vàng, tiền tệ…
Ngoài ra nếu quỹ mà các nhà đầu tư lựa chọn tập trung vào cổ phiếu thì nên nghiên cứu đến việc các cổ phiếu đó thuộc ngành nào. Điều này khá quan trọng vì thị trường có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khách quan dẫn đến kết quả đầu tư không như ý.
Phí dịch vụ của các Quỹ mở
Các nhà đầu tư phải trả 1 khoản phí quản lý cho công ty Quản lý quỹ để họ quản lý, vận hành cũng như mời các chuyên gia để có thể phân bổ các nguồn tiền đầu tư hợp lý hơn và thu lại lợi nhuận cao.
Chi phí mà các nhà đầu tư cần phải trả khi tham gia quỹ như:
- Phí quản lý: Dao động từ 0.1%-2%/năm tùy vào từng quỹ
- Phí mua Quỹ/ Phí phát hành: Khi giao dịch mua cổ phiếu, người mua sẽ chịu 1 khoản phí mua vào. Tùy vào số lượng ngân sách đầu tư vào quỹ mà phí này giao động cao thấp trong khoảng từ 3%.
- Phí bán Quỹ: Khoản phí này sẽ bị thu khi các nhà đầu tư bán quỹ.
Lưu ý: Chi phí của quỹ không phải lúc nào cũng đi đôi với chất lượng quỹ. Các chi phí quản lý này được Ngân hàng Giám sát trả cho Quỹ theo mỗi kì giao dịch, trước khi tính ra NAV.
Thời gian nắm giữ Quỹ
Khi đầu tư vào quỹ một thời gian ngắn và muốn bán quỹ thì các nhà đầu tư sẽ bị tính phí bán quỹ. Tuy nhiên, nếu các nhà đầu tư để khoản đầu tư của mình trong quỹ một thời gian dài thì khi bán sẽ không bị tính phí.
Dù chi phí bán quỹ không cao nhưng các nhà đầu tư vẫn cần lưu ý để cân nhắc những quyết định của mình.
Hiện nay, có rất nhiều loại Quỹ hỗ trợ miễn phí phí bán sau từ 1-2 năm đầu tư, dựa vào những thông tin này mà các nhà đầu tư có thể linh hoạt trong việc mua bán Quỹ mở. Các nhà đầu tư có thể tham khảo thêm thông tin phí bán tại Fmarket.
Lịch sử hoạt động của Quỹ
Cuối cùng đó chính là quá khứ hoạt động của quỹ, thông tin này cũng cực kỳ quan trọng vì những Quỹ có thời gian hoạt động lâu dài thì sẽ có nhiều dữ liệu hoạt động lịch sử để xác định xem Quỹ này có hoạt động tốt trong quá khứ hay không.
Với trường hợp những quỹ chỉ mới mở cách đây 3-4 tháng thì người đầu tư hoàn toàn không có đủ dữ kiện để tin rằng trong 1-2 năm tới Quỹ sẽ hoạt động tốt.
Kinh nghiệm đầu tư vào quỹ mở
Để thu lại một số lợi nhuận cao thì các nhà đầu tư không thể bỏ qua những kinh nghiệm đầu tư của những người “tiền bối”. Một số lời khuyên đó chính là:
- Chọn quỹ mở có khả năng sinh lời ổn định. Các yếu tố được dùng để căn cứ có thể là: Linh hoạt tỷ trọng theo thị trường; Đầu tư đúng vào các danh mục có tăng trưởng tốt; Đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm.
- Một Quỹ mở hoạt động tốt cũng sẽ có lợi nhuận tăng dần đến hiện tại.
- Quản lý nguồn vốn khi đầu tư, kể cả các chi phí quản lý thường niên (2%/NAV/tháng), phí giám sát của ngân hàng, thuế thu nhập phát sinh và các chi phí giao dịch mua bán.
- Kiểm tra các dự án quỹ đã và đang đầu tư mang lại lợi nhuận tốt.
- Khoản vốn đầu tư có thể chỉ cần từ 2 triệu đồng là các nhà đầu tư có thể mở quỹ sinh lời.
Một số quỹ mở uy tín tại Việt Nam
Một số quỹ mở tại Việt Nam được nhiều chuyên gia và nhà đầu tư đánh giá cao là:
STT | Công ty quản lý Quỹ | Sản phẩm Chứng chỉ quỹ mở |
1 | DCVFM – Công ty quản lý quỹ Dragon Capital Vietnam |
|
2 | VCBF- Công ty Quản lý Quỹ Vietcombank |
|
3 | Công ty cổ phần Quản lý Quỹ Kỹ Thương TCC |
|
4 | Công ty chứng khoán Sài Gòn SSI |
|
5 | Công ty chứng khoán VNdirect | VNDAF – Quỹ đầu tư chủ động: Quỹ đầu tư cổ phiếu thuộc danh mục VN30 |
6 | VINACAPITAL – Công ty quản lý quỹ Vinacapital |
|
Một số chứng chỉ quỹ mở nên đầu tư
Dưới đây mà 5 chứng chỉ quỹ kiếm được lợi nhuận cao nhất trong năm 2021. Nhiều chuyên gia cho rằng, các nhà đầu tư nên cân nhắc đến việc đầu tư vào các chứng chỉ quỹ này.
VESAF – Lợi nhuận 12 tháng gần nhất: 68.68%
VESAF là quỹ mở cổ phiếu được quản lý chuyên nghiệp bởi công ty quỹ VinaCapital. Danh mục đầu tư chủ yếu của quỹ VESAF là các cổ phiếu niêm yết có vốn hóa vừa và nhỏ, các cổ phiếu có giới hạn tỉ lệ sở hữu nước ngoài.
Mức độ rủi ro của quỹ VESAF từ trung bình đến cao, phù hợp với nhà đầu tư mong muốn mức sinh lời cao vượt trội, thời gian đầu tư trung – dài hạn (2 – 5 năm) và chịu được biến động mạnh của thị trường.
Quỹ ra đời vào ngày 18/04/2017, được giám sát bởi Ngân hàng Standard Chartered và đại lý chuyển nhượng là Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam.
VESAF là quỹ đã từng có thời kỳ hoàng kim khi đạt được lợi nhuận 12 tháng gần nhất lên đến hơn 100%/năm.
DCDS – Lợi nhuận 12 tháng gần nhất: 53.91%
DCDS là quỹ thuộc công ty quản lý quỹ Dragon Capital, là công ty có số vốn hóa cao nhất cũng như tồn tại trên thương trường lâu nhất tại Việt Nam. Quỹ DCDS là loại quỹ cân bằng, tuy nhiên tỷ suất lợi nhuận 12 tháng gần nhất cho con số cực cao lên tận 53.91%/năm.
Danh mục đầu tư của quỹ DCDS:
Chứng chỉ quỹ DCDS luôn là quỹ được các nhà đầu tư ưa chuộng và tin yêu, bởi vì đây là loại quỹ cho mức độ tăng trưởng ổn định và đến tận bây giờ vẫn chưa thấy dấu hiệu sụt giảm.
VEOF – Lợi nhuận 12 tháng gần nhất: 57.51%
VEOF là quỹ mở cổ phiếu được quản lý chủ động và chuyên nghiệp bởi VinaCapital. Quỹ VEOF đầu tư chủ yếu vào các cổ phiếu niêm yết của các doanh nghiệp đầu ngành, có lợi thế cạnh tranh khác biệt và có tiềm năng tăng trưởng tốt.
Mức rủi ro của VEOF từ trung bình đến cao, phù hợp với nhà đầu tư kỳ vọng lợi nhuận cao, có ý định đầu tư trung và dài hạn, chấp nhận được biến động của thị trường trong ngắn hạn.
Nếu như so sánh giữa quỹ VEOF và quỹ VESAF thì tỷ suất lợi nhuận mang lại trong 12 tháng gần nhất là như nhau. Không có sự khác biệt nào lớn.
DCBC – Lợi nhuận 12 tháng gần nhất: 46.77%
Quỹ đầu tư Doanh nghiệp Hàng đầu DC (DCBC) là quỹ đại chúng thứ hai quản lý bởi công ty DCVFM. Huy động nguồn vốn từ cá nhân, pháp nhân trong và ngoài nước với quy mô vốn ban đầu 806,46 tỷ đồng vào tháng 1/2008.
Sau 5 năm hoạt động, quỹ đầu tư DCBC đã chính thức chuyển đổi thành quỹ mở vào tháng 12/2013, đây cũng là xu hướng đầu tư của các quỹ trên thế giới, nhằm đem lại lợi ích tối ưu cho nhà đầu tư.
Danh mục đầu tư của quỹ DCBC:
Quỹ DCBC là loại quỹ tăng trưởng có lợi nhuận dao động qua các năm cực tốt. Trong 3 năm gần đây, con số luôn bùng nổ ở mức 30 – 50%/năm.
VNDAF – Lợi nhuận 12 tháng gần nhất: 45.52%
Quỹ đầu tư VNDAF là nơi tích lũy tài sản dài hạn mang đến sự an tâm đầu tư cho khách hàng nhờ sự kết hợp giữa tri thức, kỷ luật và tầm nhìn đầu tư dài hạn. Các nhà đầu tư sẽ có được mức sinh lời vượt trội so với các kênh đầu tư tài chính khác về mặt dài hạn.
Mức độ rủi ro của VNDAF được kiểm soát bởi các chuyên gia quản lý của Công ty Quản lý quỹ IPAAM trực thuộc Công ty cổ phần Chứng khoán VNDIRECT.
Đây cũng là loại quỹ tăng trưởng khác trong danh sách này cho con số lợi nhuận trong 12 tháng gần nhất khá cao hơn 45%/năm.
Lời kết
Trên đây là thông tin về quỹ mở cũng như giới thiệu đến độc giả một vài quỹ đầu tư mở và chứng chỉ quỹ mở đáng để đầu tư. Rất mong bài viết này có thể mang đến những thông tin hữu ích cho bạn. Chúc bạn thành công!