Room tín dụng là gì? Tại sao ngân hàng hết room tín dụng và việc nới room tín dụng có tác động như thế nào đến thị trường kinh tế ngày này? Để giải đáp chi tiết về vấn đề này hãy cùng topsanfx nghiên cứu bài phân tích đánh giá sau đây.
Contents
Room tín dụng là gì? Ý nghĩa room tín dụng
Room tín dụng là gì?
Room tín dụng là một thuật ngữ chuyên dùng trong các lĩnh vực ngân hàng trên thị trường hiện nay. Dùng để chỉ những hạn mức/giới hạn cho vay cụ thể của một đơn vị ngân hàng nào đó. Thời điểm room tín dụng được thực hiện tại các ngân hàng Nhà nước thường là đầu năm.
- Bảo lãnh ngân hàng là gì? Quy định về bảo lãnh ngân hàng
- Trích lập dự phòng là gì? Các quy định về trích lập dự phòng
- Tín dụng đen là gì? Vấn nạn nghiêm trọng của tín dụng đen
- Điểm tín dụng CIC là gì? Cách tra cứu điểm tín dụng nhanh nhất
Ví dụ về room tín dụng
Theo thống kê đầu năm 2023 tại một ngân hàng X có hạn mức tăng trưởng tín dụng dự kiến là 14%. Năm 2022, ngân hàng X sở hữu quy mô tín dụng đạt 100.000 tỷ đồng. Do đó, trong năm 2023, ngân hàng X có quyền được cấp phép tín dụng tối đa khoảng 100.000 x 114% = 114.000 tỷ.
Ý nghĩa của hạn mức room tín dụng
- Room trong tín dụng có khả năng kiểm soát cũng như đảm bảo được tốc độ tăng trưởng của tín dụng. Theo thống kế tại thị trường Việt Nam, khi chưa được áp dụng hạn mức này tốc độ tăng trưởng tín dụng luôn chiếm tỷ trọng khá cao. Giao động từ 30% – 50%.
- Đồng thời, hạn mức này còn đóng vai trò cốt lõi trong quá trình kiểm soát. Đảm bảo chất lượng tín dụng cho các đơn vị ngân hàng hiện nay. Khi có được hạn mức room tín dụng tối ưu sẽ giúp các ngân hàng tạo nên một quỹ tín dụng cân đối giữa nhu cầu tài chính với khả năng cho vay. Quản lý tín dụng sẽ đảm bảo các khoản vay được cấp cho cá nhân/tổ chức có khả năng tất toán (nếu không sẽ gây nên các khoản nợ xấu).
Hết room tín dụng là gì? Tại sao ngân hàng hết room tín dụng?
Hết room tín dụng (hay còn được gọi là cạn room tín dụng) dùng để chỉ định cho các trường hợp ngân hàng đã sử dụng hết các giới hạn tín dụng và không thể vay tiếp. Điều này sẽ gây trở ngại rất nhiều cho các cá nhân/tổ chức đang có nhu cầu vay vốn. Thậm chí còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của đơn vị ngân hàng đó.
Có thể hiểu rằng, hạn mức room trong tín dụng sẽ được phân bổ dựa trên khả năng tài chính của ngân hàng. Giả sử, nếu ngân hàng X sở hữu tỷ lệ tăng trưởng tín dụng năm 2023 thấp hơn năm 2022, điều này đã phản ánh rõ ràng mức độ rủi ro tài chính của ngân hàng đó so với các đối thủ khác.
Cần làm gì khi hết room tín dụng?
Khi ngân hàng thương mại hết room tín dụng, NHTM có thể yêu cầu ngân hàng nhà nước tiến hành nới room tín dụng.
Nới room tín dụng là gì?
Nới room tín dụng ngân hàng có thể được hiểu là việc NHNN tăng mức giới hạn cho vay của NHTM. Quá trình nới room sẽ được thiết lập dựa trên kết quả rà soát và các công tác kiểm tra từ NHNN. Đồng thời, NHNN có thể cho NHTM vay vượt giới hạn tín dụng khi được chấp thuận.
Theo nhiều đánh giá, việc nới hạn room trong tín dụng sẽ mang lại nhiều dấu hiệu tích cực cho các lĩnh vực kinh doanh bất động sản. Và đặc biệt là thị trường chứng khoán bởi cơ hội phục hồi sau giai đoạn này sẽ có nhiều tiềm năng hơn. NHNN chỉ phân bổ room tín dụng theo các yếu tố sau đây:
- Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR).
- Năng lực quản trị rủi ro dựa trên tiêu chuẩn Basel II, Basel III, …
- Kết quả xếp hạng của từng ngân hàng dựa trên Thông tư 52/2018/TT-NHNN.
- Hoặc theo chủ trương, định hướng điều hành của các cơ quan Chính phủ.
Nới room tín dụng ngân hàng gây nên vấn đề gì?
Việc nới room trong tín dụng ngân hàng sẽ gây nên các vấn đề như sau:
- Tăng rủi ro tín dụng: Khi ngân hàng tiến hành cho vay vốn quá nhiều tiền. Đặc biệt, nếu các khoản vay không đảm bảo tất toán đúng kỳ hạn thì hiển nhiên ngân hàng phải đối mặt với nhiều rủi ro tín dụng cao.
- Tăng lạm phát: Nếu sở hữu quá nhiều tiền trong nền kinh tế thì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả. Nhiều trường hợp, giá cả sẽ tăng trưởng cao do sự gia tăng trực tiếp đến từ nhu cầu tiêu dùng. Đây chính là nguyên nhân gây nên sự lạm phát.
- Tăng nhu cầu tiêu dùng: Một khi sở hữu nhiều tiền, người tiêu dùng thường có xu hướng chi tiêu nhiều hơn.
- Tăng khả năng vay vốn: NHTM được nới room sẽ giúp mọi cá nhân/doanh nghiệp có khả năng vay vốn được nhiều hơn cho các mục đích khác nhau.
Lời kết
Room tín dụng được đánh giá là một trong những công cụ tối ưu cho các quá trình kiểm soát sự tăng trưởng của tín dụng. Nhờ đó mà các cơ quan nhà nước Chính phủ mới có thể kiểm soát được cung tiền và các lãi suất liên quan. Hy vọng bài viết trên đã phần nào giúp bạn hiểu rõ được room tín dụng là gì.
Xem thêm