Rủi ro lãi suất luôn là một trong những thuật ngữ được nhắc đến nhiều nhất trong các lĩnh vực ngân hàng. Vậy yếu tố nào phản ánh trực tiếp rủi ro lãi suất tại các đơn vị ngân hàng hiện nay? Cùng Topsanfx tìm hiểu rủi ro lãi suất là gì, các ví dụ về rủi ro lãi suất của ngân hàng cũng như một số thông tin liên quan khác.
Contents
Rủi ro lãi suất là gì?
Rủi ro lãi suất (Interest Rate Risk) là những vấn đề rủi ro liên quan đến lợi nhuận hoặc các tổn thất tài sản do sự thay đổi của lãi suất gây nên. Rủi ro lãi suất thường xảy ra khi kỳ hạn của các tài sản và nợ mất cân đối.
- Các loại phí ngân hàng mà bạn cần nắm rõ
- Tài khoản ngân hàng 0 đồng có bị khóa không?
- Công thức tính cho vay theo biên độ lãi suất
- Tài khoản ngân hàng bị khóa có nhận được tiền không? Cách xử lý
Sự biến động của lãi suất thị trường sẽ gây nên nhiều ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động kinh doanh/tài chính như sau:
- Ảnh hưởng đến doanh thu và các khoản lợi nhuận của ngân hàng: Khi đó nguồn thu nhập sẽ bị giảm đi, chi phí ngân hàng tăng cao gây ảnh hưởng đến biên lợi nhuận.
- Tác động đến chi phí vay và khả năng trả nợ: Lãi suất và chi phí vay đều có xu hướng tỷ lệ thuận với nhau. Không những thế, khi lãi suất tăng sẽ khiến người vay không thể trả nợ. Từ đó mức độ rủi ro mất tiền của các tổ chức/cá nhân tăng cao.
- Tác động đến giá trị thực tế của các khoản đầu tư: Giá trị tài sản của các khoản đầu tư tài chính như cổ phiếu, quỹ đầu tư, trái phiếu, … bị giảm đi.
Phân loại rủi ro lãi suất
Rủi ro lãi suất ngân hàng
Loại rủi ro này xuất hiện khi có sự chênh lệch giữa lãi suất của các khoản vay và lãi suất huy động. Chi phí huy động sẽ tăng nếu lãi suất tăng nhưng lãi suất cho các khoản vay vẫn được giữ nguyên. Điều này đã góp phần không nhỏ khiến lợi nhuận bị giảm đi gây nên nhiều vấn đề rủi ro tài chính đi kèm.
Rủi ro lãi suất trái phiếu
Nhà đầu tư trái phiếu sẽ phải đối diện với những vấn đề rủi ro này khi lãi suất thị trường thay đổi. Giá trị trái phiếu sẽ giảm nếu lãi suất tăng và ngược lại. Đặc biệt, đối với những nhà đầu tư trái phiếu có kỳ hạn dài và không có tính thanh khoản cao sẽ chịu nhiều rủi ro hơn.
Một số loại rủi ro lãi suất khác
Bên cạnh đó, rủi ro lãi suất còn có thể được phân loại thành những nhóm cơ bản sau đây:
- Rủi ro hiển nhiên: Xuất hiện do sự biến đổi của các đường cong lãi suất khi các kỳ hạn khác nhau đều thay đổi cùng lúc.
- Rủi ro đường cong lãi suất: Rủi ro này phát sinh khi đường cong lợi suất thay đổi. Nhà đầu tư sẽ phải đối mặt với những rủi ro mất tiền nếu đường cong lợi suất đảo ngược. Có nghĩa rằng lãi suất của các kỳ ngắn hạn cao hơn lãi suất ở các kỳ dài hạn.
- Rủi ro cơ bản: Là những rủi ro khi các cơ sở lãi suất khác nhau thay đổi không nhất quán.
- Rủi ro về thu nhập: Loại rủi ro này thường gây ảnh hưởng đến nguồn thu nhập của ngân hàng. Vì khi lãi suất thị trường thay đổi, thu nhập lãi ròng cũng sẽ bị ảnh hưởng. Đồng thời, các khoản chi phí huy động vốn và lượng lãi thu được từ các khoản vay khác nhau cũng sẽ bị thay đổi.
- Rủi ro giảm giá trị tài sản: Rủi ro này sẽ khiến cho giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu thay đổi. Vì rủi ro này sẽ khiến giá trị của tài sản có và tài sản nợ của ngân hàng thay đổi.
Nguyên nhân dẫn đến rủi ro lãi suất
Rủi ro lãi suất sẽ xảy ra bởi các nguyên nhân chính sau đây:
- Nguồn và tài sản không tương thích với nhau: Giữa nguồn và tài sản của các ngân hàng sẽ luôn có những kỳ hạn khác nhau. Đa số các ngân hàng sẽ luôn ấn định các kỳ hạn đặt lại lãi suất sao cho tương thích với từng kỳ hạn khoản vay. Nhưng thực tế thì kỳ hạn này thường do người đi vay và người gửi tiền quyết định.
- Ngân hàng sử dụng lãi suất cố định trong các hợp đồng vay và cho vay: Ngân hàng vẫn có thể phải chi trả các khoản lãi suất cao hơn đối với những khoản tiền gửi của khách hàng ngay cả khi sử dụng lãi suất cố định nếu lãi suất thị trường tăng và ngược lại.
- Lãi suất của thị trường có nhiều sự thay đổi khác biệt so với dự kiến: Dường như các NHTM rất khó có thể kiểm soát được xu hướng biến động của lãi suất. Vì hầu hết sự biến động này luôn chịu nhiều ảnh hưởng từ các quy luật cung – cầu của thị trường tín dụng. NHTM chỉ có thể điều chỉnh được các hoạt động dựa theo sự thay đổi của lãi suất và thị trường.
Các yếu tố phản ánh rủi ro lãi suất ngân hàng
Khe hở lãi suất
Khe hở lãi suất được hình thành từ sự chênh lệch giữa nguồn tiền và tài sản. Nhưng quy mô của hai yếu tố này lại phụ thuộc vào nhu cầu kỳ hạn của từng đối tượng khách hàng. Khi đó, nhà quản lý ngân hàng sử dụng những khe hở lãi suất này để dễ dàng quản lý các khoản lợi nhuận trong trường hợp lãi suất thay đổi.
Giả sử, ngân hàng A cho vay 100 triệu với lãi suất 10%/năm nhưng cùng lúc đó ngân hàng A cũng có khoản tiền gửi 50 triệu đồng với lãi suất 5%/mỗi năm. Lúc này, khe hở lãi suất của ngân hàng A là 5%. Có 2 trường hợp thường xảy ra:
- Khe hở lãi suất sẽ được mở rộng lên 6% (11% – 5%) nếu lãi suất tăng lên 11%. Từ đó, lợi nhuận của ngân hàng A cũng sẽ tăng theo.
- Khe lãi suất của ngân hàng A sẽ bị thu hẹp lại còn 4% nếu lãi suất tụt giảm xuống 9%. Điều này cũng đồng nghĩa lợi nhuận của ngân hàng cũng sẽ giảm đi.
Lãi suất ngân thị trường thay đổi
Chi phí huy động vốn và nguồn thu nhập từ lãi suất luôn là những yếu tố bị ảnh hưởng nhiều nhất khi lãi suất thị trường thay đổi. Từ đó, hiệu quả kinh doanh của ngân hàng cũng sẽ trở nên khó khăn.
- Nếu ngân hàng duy trì khe hưởng dương kèm lãi suất tăng thì ngân hàng sẽ có lợi và nguồn thu nhập cũng sẽ tăng theo.
- Nếu lãi suất giảm và bên phía ngân hàng lại duy trì khe hở âm thì dĩ nhiên sự chênh lệch lãi suất của ngân hàng sẽ giảm đi. Điều này khiến cho nguồn thu nhập từ lãi suất cũng giảm theo.
Cách quản lý rủi ro lãi suất
Đối với nhà đầu tư
- Phân bổ các khoản đầu tư một cách tối ưu nhất và luôn cân nhắc đầu tư vào các khoản có thể chịu đựng được sự biến động của lãi suất.
- Sử dụng các công cụ phái sinh tài chính như hợp đồng tương lai lãi suất, bán lãi suất, hợp đồng chênh lệch lãi suất hoặc tài khoản chuyển đổi lãi suất, …
- Luôn luôn nghiên cứu và nắm rõ được sự biến động của lãi suất thị trường trước khi đưa ra các quyết định đầu tư.
Đối với ngân hàng
- Ưu tiên các phương pháp đa dạng hóa danh mục cho vay và huy động vốn nhằm tránh việc tập trung vào một ngành nghề duy nhất.
- Sử dụng cơ chế quản lý rủi ro tích cực, đánh giá các rủi ro để dễ dàng đề xuất các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát rủi ro.
- Áp dụng các công cụ phái sinh tài chính nhằm mục đích giảm thiểu vấn đề rủi ro lãi suất chẳng hạn như tùy chọn mua hoặc bán lãi suất, …
- Mọi quy trình quản lý rủi ro luôn được thực hiện đúng theo quy định của nhà nước.
Lời kết
Rủi ro lãi suất luôn ảnh hưởng khá nhiều đến mọi quá trình hoạt động của các đơn vị ngân hàng. Hầu như bất kỳ ngân hàng nào cũng đều phải trải qua vấn đề này. Mong rằng những kiến thức mà Topsanfx cung cấp bên trên sẽ giúp bạn dễ dàng hình dung rõ về vấn đề này cũng như các yếu tố phản ánh rủi ro lãi suất trong ngân hàng.
Bài viết liên quan: