Sidechain được biết đến là một trong những giải pháp tối ưu để mở rộng các Ethereum. Vậy Sidechain là gì? Nguyên tắc hoạt động của Sidechain như thế nào? Để hiểu rõ hơn về Sidechain cũng như các thông tin liên quan đến giải pháp này. Hãy cùng topsanfx tìm hiểu các nội dung phân tích chi tiết sau đây nhé!
Contents
Sidechain là gì?
Sidechain là một chuỗi blockchain chạy song song và độc lập với một chuỗi blockchain khác. Hệ thống này sẽ phần nào cung cấp nhiều chức năng hơn, cải thiện hiệu quả mọi quá trình giao dịch cho các chuỗi mainchain.
- DAO là gì? Những mặt hạn chế của DAO trong Crypto
- Layer 2 là gì? Những mặt hạn chế của giải pháp Layer 2
- Zapper là gì? Hướng dẫn cách claim XP trên dự án Zapper
- Đốt Coin là gì? Việc Đốt Coin có ảnh hưởng đến nhà đầu tư không?
Mặt khác, với sự kết hợp đồng bộ của sideman và mainchain đã góp phần giúp cho việc chuyển giao dữ liệu một cách tối ưu nhất từ blockchain này sang blockchain khác.
Tính đến thời điểm hiện tại đã có nhiều Sidechain được hình thành như BNB Smart chain, Polygon PoS Chain, Avalanche C-Chain, Fantom,…
Cách thức hoạt động của Sidechain
Nhiệm vụ chính của Sidechain là xử lý, xác nhận các hệ thống dữ liệu hoặc tham gia chạy các ứng dụng phi tập trung (dapps). Để có thể thực hiện được giải pháp này, cơ chế Sidechain phải giao thoa với mainchain bằng chốt hai chiều (two-way peg).
Cơ chế chốt hai chiều (two-way peg)
Cơ chế này chính là cầu nối giữa Sidechain với các mainchain dùng để chuyển tài sản giữa các blockchain với nhau theo các quy trình như sau:
- Giao dịch sẽ bắt đầu thực hiện và hợp đồng thông minh (smart contract) sẽ gửi thông báo đến các mainchain sau khi có yêu cầu chuyển đổi tài sản (lưu ý các tài sản lúc này sẽ được khóa trên các mainchain).
- Cơ chế off – chain sẽ được kích hoạt nhằm chuyển tiếp thông tin đến smart contract đi kèm là các bằng chứng xác nhận tài sản đã khóa trên mainchain.
- Tiền sẽ được phát hành trên sidechain sau khi các sự kiện xác minh hoàn tất. Các tài sản kỹ thuật số trên cá hai blockchain đểu đảm bảo tương thích với mọi đối tượng người dùng.
- Khi tài sản được chuyển ngược từ sidechain về mainchain thì quá trình này cũng sẽ được diễn ra lặp lại.
Nguyên tắc hoạt động của các Sidechain
Bảo mật và đồng thuận
Thực tế các sidechain thường hoạt động trên Validators trong m Validators” phải hoạt động trung thực. Một số cơ chế đồng thuận phổ biến được các sidechain sử dụng là PoS, DPoS, PoA,…
Proof of Stake (PoS – bằng chứng cổ phần)
Proof of Stake có số lượng validator node có thể rất lớn nhằm mục đích để chạy các node. Các node hiện hữu trong blockchain luôn yêu cầu staking một số lượng native token nhất định trên mạng lưới để có thể trở thành Validator (người xác thực). Vai trò của Validator là xác thực tính hợp lệ của các giao dịch. Đồng thời, họ cũng sẽ nhận lại được các block reward cho việc sản xuất các block mới và phí giao dịch của mạng.
Delegated Proof of Stake (DPoS)
Đây được xem là một thuật toán đồng thuật có mật độ sử dụng nhiều nhất trong các blockchain hiện nay. Người nắm giữ token sẽ chọn một số node tối ưu đại diện để vận hành mạng. Khi đó, token holder cũng sẽ chia lại một phần thưởng để duy trì các tính năng an ninh mạng.
DPoS có số lượng validator node có giới hạn chỉ giao động từ vài chục đến 200 tạo điều kiện thuận lợi cho các Blockchain được mở rộng.
Proof of Authority (PoA – Bằng chứng ủy quyền)
PoA là đồng thuận nghịch được phát triển dựa trên PoS nhằm đề cao các giá trị của danh tính chủ thể tham gia. Các Validator node trong mạng sẽ được chọn, họ stake không phải native token của mạng mà là “uy tín” của chính họ để có quyền xác thực và tạo các block mới.
PoA có số lượng validator node có giới hạn, thường giao động dưới 25 validator, điều này khiến các blockchain sử dụng đồng thuận PoA có khả năng mở rộng dễ dàng.
Khả năng tương tác
Sidechain sẽ mang đến các phương thức tương tác với Ethereum mainnet thông qua một bridge 2 chiều. Hiện nay, hai thiết kế được sử dụng chính là MPCs và ligh client & Relays. Tuy nhiên, MPCs lại có độ bảo mật kém trong khi chúng lại dễ xây dựng hơn các bridge.
Thực thi
Để thực thi, các sidechain sẽ tận dụng ngôn ngữ lập trình Solidity và máy ảo của Ethereum là EVM. Tính năng này sẽ phần nào giúp cho sidechain dễ dàng tương thích với Ethereum mainnet.
Ưu nhược điểm của Sidechain
Ưu điểm
- Tiềm năng mở rộng cao: Các giao dịch diễn ra trên sidechain sẽ phần nào hạn chế các vấn đề tắc nghẽn, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người dùng thực hiện các giao dịch nhanh chóng. Hỗ trợ tính toán chung, đảm bảo tương thích với các EVM.
- Đa dạng hóa: Hoạt động chuyển tài sản giữa các sidechain và mainchain sẽ giúp mọi đối tượng người dùng tiếp cận với công nghệ blockchain dễ dàng.
- Nhiều cơ hội mở ra: Sự hình thành của sidechain còn đóng vai trò không nhỏ trong việc nâng cấp các ý tưởng mới mà không cần lo ngại đến các node và các cấu trúc phức tạp. Điều này cho thấy được sự tự chủ công nghệ, đảm bảo điều chỉnh dễ dàng tương thích với các sản phẩm.
Nhược điểm
- Ít phân cấp: Vì hệ thống này thường node ít hơn, hầu hết các sidechain thường trade – off giữa phân quyền và bảo mật nhằm có thể mở rộng tốt hơn.
- Bảo mật kém: Vì cơ chế hoạt động chính của sidechain là đồng thuận riêng biệt. Có nghĩa rằng, chúng sẽ không được bảo vệ bởi các tính năng của Ethereum mainnet. Điều này đôi khi gây nên nhiều vấn đề hệ lụy cho mọi đối tượng người dùng khi thực hiện các thao tác chuyển tiền trên sidechain.
- Giao dịch khó khăn: Mức phí tại một số giao dịch còn khá cao nếu chuyển tài sản từ mainchain sang sidechain (ngược lại).
Các dự án Sidechain nổi bật nhất
Liquid
Một trong những sidechain phổ biến của các bitcoin chính là Liquid. Dự án này cho phép mọi đối tượng người dùng thực hiện các quá trình chuyển giao BTC qua dựa trên Two-way peg. Tại đây các Bitcoin được xem là L – BTC và được hỗ trợ 1 : 1.
Người dùng có thể nhanh chóng tận dụng được các tính năng bảo mật và tốc độ giao dịch tối ưu khi chuyển Bitcoin sang Liquid. Trên các nền tảng stablecoin và private token, mọi người dùng có thể tham gia phát hành các tài sản mới dễ dàng.
Loom Network
Dự án Loom Network (2018) được xem là một dự án sidechain có khả năng cung cấp hàng loạt các dự án blockchain tiềm năng như Bitcoin, Ethereum, BNB Chain, TRON… Hiện dự án này đã và đang hoạt động với 21 trình xác thực với mục tiêu dài hạn là mở rộng các quy mô cho dapps.
POA Network
POA Network là một dự án sidechain của hệ thống Ethereum có khả năng tạo nên các giao dịch có mức phí thấp với tốc độ nhanh chóng. Dự án này sử dụng cơ chế đồng thuận Proof-of-Authority (bằng chứng ủy quyền) được tổ chức tự trị phi tập trung quản lý.
Plasma
Plasma đã không còn quá xa lạ đối với mọi nhà đầu tư trên thị trường hiện nay. Đây chính là các giải pháp mở rộng layer 2 dùng framework để tạo nên sidechain. Cơ chế này đóng vai trò không nhỏ trong việc hỗ trợ giúp cho các giao dịch tối ưu hơn và giảm chi phí.
Lời kết
Từ những nội dung nêu trên chúng ta hoàn toàn có thể đánh giá được sidechain luôn có nhiều tiềm năng lớn trong việc mở rộng phạm vi cũng như các cơ chế đi kèm khác. Hy vọng những kiến thức mà topsanfx cung cấp nêu trên về sidechain sẽ giúp cho mọi đối tượng người dùng có thêm nhiều kiến thức cần thiết nhất về lĩnh vực này.
Xem thêm