Solidity là ngôn ngữ lập trình chiếm ưu thế trong thị trường crypto. Vậy Solidity hoạt động như thế nào? Có ưu và nhược điểm gì? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để cùng Topsanfx tìm hiểu về Solidity nhé!
Contents
Solidity là gì?
Solidity là một ngôn ngữ lập trình được sử dụng để viết các hợp đồng thông minh (smart contract) trên nền tảng blockchain của Ethereum. Ngôn ngữ này được thiết kế để có thể thực hiện các chức năng phức tạp và đáp ứng các yêu cầu của các ứng dụng blockchain.
Ngôn ngữ lập trình này phát triển bởi Ethereum Foundation và được sử dụng rộng rãi cho các ứng dụng như token ERC-20, ICO, hợp đồng thông minh đa phần ký, và các ứng dụng phi tài chính khác.
Solidity là một ngôn ngữ lập trình tĩnh, có nghĩa là các biến và kiểu dữ liệu phải được khai báo trước khi sử dụng và nó hỗ trợ các tính năng như kế thừa, đa hình, và trừu tượng hóa giống như các ngôn ngữ lập trình khác.
Cách thức hoạt động của Solidity
Ngôn ngữ lập trình Solidity được dùng để tạo hợp đồng thông minh trên Ethereum cho phép người dùng sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau:
- Mint các Fungible, Non-Fungible token (NFT).
- Tạo ra các sàn cho vay phi tập trung cho các Fungible token: Compound, Aave,…
- Tạo ra các thị trường mua bán Non-Fungible token: Opensea, SuperRare,…
EVM là một thành phần được tạo ra để thực thi Solidity Code. EVM giống như một máy tính ảo trên blockchain, giúp biến solidity code của các developer thành các ứng dụng chạy trên Ethereum.
Khi ở cấp độ cao hơn thì Solidity sẽ cho phép các developer tạo ra các “machine level” code có thể thực thi được trên EVM. Tiếp đến, trình biên dịch sẽ chia nhỏ các dòng code được viết bởi các lập trình viên, và biến thành các lệnh mà bộ xử lý có thể hiểu được và thực hiện nó.
Ưu và nhược điểm của Solidity
Ưu điểm
- Solidity được thiết kế để hỗ trợ việc lập trình các hợp đồng thông minh trên nền tảng Ethereum, cho phép viết các ứng dụng phi tập trung (decentralized applications) và tạo ra các token thông qua tiêu chuẩn ERC-20.
- Solidity là một ngôn ngữ lập trình tĩnh, có nghĩa là kiểu dữ liệu và biến phải được khai báo rõ ràng trước khi sử dụng, giúp ngăn ngừa lỗi trong quá trình lập trình.
- Hỗ trợ tính năng kế thừa, đa hình và trừu tượng, giúp tăng tính linh hoạt và tránh việc lặp lại mã trong quá trình lập trình.
- Được sử dụng rộng rãi trên nền tảng Ethereum, do đó có cộng đồng lớn và nhiều tài liệu học tập, hỗ trợ cho việc học và phát triển ứng dụng.
Nhược điểm
- Solidity là một ngôn ngữ lập trình mới và đang trong quá trình phát triển, do đó vẫn còn nhiều lỗ hổng bảo mật và các vấn đề khác trong quá trình phát triển và triển khai ứng dụng.
- Có cấu trúc khá phức tạp, đặc biệt là đối với những người mới bắt đầu học lập trình, điều này có thể khiến việc học và triển khai ứng dụng khó khăn hơn so với một số ngôn ngữ lập trình khác.
- Chỉ có thể được sử dụng trên nền tảng Ethereum, do đó nó có giới hạn trong việc phát triển các ứng dụng blockchain.
- Trong một số trường hợp tính năng không thể thay đổi thông tin sẽ là nhược điểm. Bởi lẽ sau khi hợp đồng được thực hiện thì không thể nâng cấp hay bổ sung tính năng mới.
Công cụ Solidity cung cấp cho lập trình viên
- Sola Graph: Sora Graph là một công cụ giúp các lập trình viên phát hiện ra các lỗ hổng về hệ thống bảo mật. Bên cạnh đó, công cụ này còn hiển thị các luồng chức năng điều kiện của Solidity contract bằng đồ thị DOT.
- Solidity REPL: Solidity REPL là công cụ được sử dụng để viết các source code trên Solidity console.
- EVM lab: EVM Lab cung cấp đầy đủ câu lệnh, cú pháp hữu ích cho các nhà phát triển. Nó được coi là bộ công cụ hữu ích nhất mà Solidity mang lại.
- Evmdis: Là công cụ giúp thực hiện các phép phân tích tĩnh trên bytecode nhằm nâng cao mức trừu tượng so với EVM thô.
Ứng dụng của Solidity
Solidity được sử dụng rộng rãi trong việc lập trình các hợp đồng thông minh trên nền tảng Ethereum, và được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau chẳng hạn như Blockchain, Bầu cử và biểu quyết ý kiến, Blind Auctions – Đấu giá mù.
Lời kết
Bài viết trên chia sẻ những thông tin chi tiết về Solidity. Hy vọng bài viết mang đến cho bạn những thông tin cần thiết và hữu ích. Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết.
Bài viết liên quan:
Smart Contract là gì? Các trường hợp sử dụng Smart Contract
Coin NFT là gì? Tổng quan về hệ sinh thái NFT
Tìm hiểu blockchain là gì? Các cơ chế đồng thuận của Blockchain