Spread là một thuật ngữ vô cùng quen thuộc đối với thị trường ngoại hối. Đa số ai khi tham gia thị trường này đều biết đến nó. Bài viết này sẽ giải đáp được câu hỏi Spread là gì? Làm sao để tính Spread một cách chính xác nhất.
Contents
Spread là gì?
Spread là sự chênh lệch giữa giá mua (Bid) và giá bán (Ask) của một giá trị tài sản (cặp tiền tệ, vàng, dầu, kim loại quý,…) tại thời điểm hiện tại. Spread chính là thu nhập chính của các broker (sàn môi giới). Thay vì tính phí giao dịch của trader, thì các sàn môi giới thu phí qua spread.
Và mức chênh lệch spread thường được tính bằng đơn vị pips (đơn vị chuyển động giá nhỏ nhất của 1 cặp tiền tệ)
Ví dụ: Khi bạn mở lệnh mua cặp tiền EUR/USD trên MT4 của sàn LiteForex, có 2 mức giá Ask = 1.12468,
Bid = 1.12467
Vậy Spread=0.00001 = 0.1pip và 0.1pip là khoản phí bạn phải trả cho sàn Lite để thực hiện giao dịch EUR/USD
- Credit spread là gì? Ưu và nhược điểm của Credit spread
- Spread vàng của LiteFinance cực thấp – cơ hội sinh lời cao
Công thức tính phí Spread chính xác nhất
Theo định nghĩa ở trên Spread có nghĩa là sự chênh lệch giữa giá mua (Bid) và giá bán (Ask), để tính Spread ta áp dụng công thức.
Spread = Giá Ask – Giá Bid
Lưu ý: Đối với các cặp tiền tệ thông thường 1 pip được trích dẫn đến số thứ thập phân số 4.
Ví dụ: báo giá của sàn LiteForex cho cặp tiền tệ EUR/USD là 1.1051/1.053 thì spread lúc này sẽ bằng 2 pips.
Lưu ý: Đối với cặp tiền có đồng Yên Nhật (JPY) ở sau thì 1 pip được trích dẫn đến số thập phân số 2.
Ví dụ: USD/JPY có báo giá 110.00/110.05 thì spread là 5pips.
Có bao giờ trong phiên giao dịch bạn gặp phải trường hợp spread bị thay đổi, có khi biến động mạnh khiến cho giao dịch của bạn gặp bất lợi? Trường hợp này được gọi là Giãn Spread.
Giãn Spread là gì?
Hầu như trước khi giao dịch ở bất kỳ một sàn môi giới nào, thì thông tin về Spread luôn được công khai minh bạch.
Ví dụ: Đối với sàn LiteForex, họ cung cấp spread AUD/USD 0.2 pips hoặc EUR/USD 0.1 pip
Xin bạn hãy lưu ý rằng đây là mức Spread lý tưởng khi thị trường không có quá nhiều biến động.
Trong những tình huống bất ổn định, bạn sẽ thấy AUD/USD không còn 0.2 pips nữa, thay vào đó có thể thành 0.5 pip hay hơn, có thể vượt cả chục pip. Đây là hiện tượng giãn spread.
Vậy tại sao giãn Spread lại xảy ra?
Có thể hiểu một cách đơn giản, giãn Spread xảy ra bởi 2 nguyên do:
- Do quy luật của cung-cầu: sự chênh lệch giữa phe mua và phe bán
- Do các sàn môi giới quy định: các sàn có thể tăng nguồn thu bằng cách tăng spread cho các cặp tiền cao hơn so với mức giá mà nhà thanh khoản cung cấp.
Có thể hiểu giãn Spread thường diễn ra trong vòng lặp như thế này
- Thời điểm chuyển đổi giữa các ngày giao dịch
- Thời điểm thông báo tin tức đặc biệt (có thể là trước hoặc sau thời điểm này)
Thời điểm giao phiên giữa các ngày
Tại sao spread giãn tại thời điểm giao phiên giữa các ngày? Vì tại thời điểm này tính thanh khoản của thị trường sẽ mỏng, hiếm ai giao dịch tại thời điểm này (hay còn có thể nói là thời điểm cuối phiên Mỹ đàu phiên Úc)
Tín thanh khoản thấp mà khối lượng người mua và người bán cũng thấp dẫn đến sự chênh lệch về giá cũng cao. Vì thế, trader hạn chế giao dịch vào thời điểm này, mức phí bạn phải chi trả cho mỗi lệnh giao dịch sẽ khá cao.
Lưu ý trader cần phải quan sát kỹ nếu để lệnh qua đêm, khi spread giãn sẽ khiến cho hoạt động của bạn bị đóng không hiểu lý do.
Thời điểm công bố tin tức
Vào những thời điểm công bố tin tức, đặc biệt là những tin tức về FOMC, Nonfarm, các công bố về lãi suất ngân hàng trực thuộc trung ương,… Spread sẽ có dấu hiệu giãn mạnh
Cách để tránh giãn Spread
Giãn Spread theo giải thích ở trên có thể hiểu là do sự biến động của cung-cầu tại một thời điểm hoặc cũng do sàn môi giới. Việc này sẽ gây nhiều khó khăn cho trader, vì vậy bạn nên tránh giao dịch vào những thời điểm giãn spread. Cụ thể:
- Thời điểm giao phiên giữa các ngày, các phiên hoạt động của thị trường có thể thay đổi theo mùa.
- Thời điểm công bố tin tức, nếu bạn là một trader mới, hoặc chưa có nhiều kinh nghiệm nên tránh giao dịch vào thời điểm công bố tin tức để tránh thua lỗ.
Các loại Spread Forex
- Spread cố định (Fixed Spread)
- Spread thả nổi (Variable Spread)
Spread cố định
Spread cố định là spread không hề thay đổi trong mọi biến động thị trường.
Ưu điểm |
Nhược điểm |
Không lo ngại về sự biến động lớn trên thị trường, có thể kiểm soát được chi phí cụ thể trước khi vào lệnh |
Những sàn có spread cố định thường nâng khống spread cao hơn so với spread thả nổi. Vì vậy nếu thị trường ổn định bạn sẽ phải chịu mức phí cao |
Spread thả nổi
Spread thả nổi là mức spread của các cặp tiền luôn biến đổi theo tình hình thị trường, Spread thả nổi thường được cung cấp bởi các sàn Non-dealing, sàn sẽ trực tiếp nhận tỷ giá từ rồi báo giá cho trader mà không cần can thiệp vào tỷ giá. Sự thay đổi của tỷ giá phụ thuộc vào tình trạng biến đổi của thị trường.
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
Vào những thời điểm công bố tin tức spread thả nổi sẽ biến động mạnh |
Cách hiển thị spread trên nền tảng MT4 và MT5
Đầu tiên trader cần khởi động nền tảng MT4, MT5 sau đó chuyển đến tab “Market Watch”, bên trái màn hình hiển thị “Spread Forex”‘.
Có 2 cách để xem giá bid, ask trên nền tảng MetaTrader4:
- Nhấn chuột phải chọn “Columns” => “Differential” hoặc “Spread”, với cách này giá bid, ask sẽ hiển thị cho các công cụ tài chính và spread CFD theo thời gian thực hiện giao dịch. Spread hiển thị ký hiệu “!”.
- Tại biểu đồ MT4 hoặc MT5, click chuột “Properties”, hiển thị một tab kết nối đến biểu đồ MT5 => chọn “Show ask line” (mua).
Bên cạnh đó để xem phí spread của một sản phẩm bằng Spread indicator MT4.
Spread indicator MT4
Muốn hiển thị spread indicator MT4, trader mở “Navigator”
Kéo vào công cụ giao dịch mà trader muốn sử dụng nhấn “OK”. Spreá indicator MT4 hiển thị ở ngay cuối biểu đồ, theo thời gian thức tế giao dịch.
Với chỉ báo Indicator, bạn có thể xem ltát cả các mức phí spread đã xảy ra, và xác định được vùng spread cao nhất. Từ đó đưa ra những chiến lược, thời gian cụ thể để tham gia thị trường mà không mức phí spread quá nhiều.
Lưu ý: Chỉ báo Indicator không phải là chỉ báo thông dụng, nếu bạn là một trader có chiến thuật đánh lâu dài, không thể theo dõi lệnh giao dịch thường xuyên thì không nên sử dụng chỉ báo nà. Vì bạn không cần tránh những vừng có mức spread cao. Với trader ứng dụng chiến thuất ngắn hạn (lướt sóng) thì chỉ báo này hoàn toàn dành cho bạn.
- Cách giao dịch vàng trên MT4 hiệu quả nhất
- Chỉ báo Chaikin Oscillator – Cài đặt và sử dụng trên MT4
- Tài khoản demo forex là gì? Mở tài khoản demo MT4. Tài khoản demo có rút tiền được không?
Giao dịch với phí spread thấp -Scalping
Nếu bạn muốn tối ưu mức phí spread cho mỗi lệnh giao dịch, thì scalping chính là chiến lược hoàn hảo nhất. Mỗi cặp tiền tệ có thể biến đổi gía từng giây, từng phút. Nhưng đối với các scalper là một lợi thế. Vậy làm sao để biết những biến động giá nhỏ này? ATR là chỉ số hỗ trợ cho bạn ngay lúc này.
Chỉ báo ATR
Chỉ báo ATR là công cụ đo lường biến động giá của thị trường tài chính. ATR đánh giá , xác định những vùng đỉnh, vùng đáy của giá dựa vào sự tính toán của nhà đầu tư. Chỉ báo ATR càng cao, biến động giá càng lớn.
Ứng dụng chỉ báo ATR trong chiến lược giao dịch qua ví dụ
Với cặp tiền tệ AUD/NZD có biến động 70 pips mỗi ngày, và 100 pips đối với cặp EUR/USD, ta thấy được chỉ báo ATR của cặp EUR,USD cáo hơn.
Thời điểm lý tưởng trong trong chiến thuật scalping là mức phí spread thấp nhưng biến động giá cao.
Top sàn forex có spread thấp nhất
EUR/USD | GBP/USD | USD/JPY | USD/CAD | AUD/USD | NZD/USD | USD/CHF | GBP/JPY | USD/TRY | XAU/USD | |
LiteForex | 0.2 | 0.5 | 0.3 | 0.7 | 0.3 | 0.6 | 0.4 | 0.6 | 21.4 | – |
FBS | 1.1 | 0.5 | 1.0 | 2.0 | 0.7 | 0.9 | 1.1 | 1.2 | – | 45.0 |
Exness | 1.1 | 1.4 | 1.0 | 2.2 | 1.7 | 2.4 | 1.5 | 3.5 | 72.9 | 23.5 |
Exness ECN | 0.6 | 0.7 | 0.4 | 0.9 | 0.7 | 0.8 | 1.0 | 1.5 | 22 | – |
Mong rằng bài viết của chúng tôi cung cấp được đầy đủ thông tin bạn cần. Chúc bạn giao dịch thành công!
- Volume spread analysis-Phương pháp phân tích nâng cao
- Top 5 sàn Forex có phí Spread thấp nhất hiện nay
- Danh sách ứng dụng Forex được bình chọn cao nhất