Sau thời gian đi ngang trong vùng 1.200-1.280 điểm, VN-Index đang tiến gần mốc 1.300 điểm nhưng vẫn gặp rào cản lớn do nhiều lần thất bại trước ngưỡng này trong năm 2024.
Theo Chứng khoán ACB (ACBS), nguyên nhân là do thiếu sự dẫn dắt từ các nhóm ngành chủ chốt như ngân hàng, bất động sản, chứng khoán, vật liệu xây dựng cùng với áp lực bán ròng từ nhà đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, thanh khoản thị trường vẫn thấp hơn so với giai đoạn 2020-2021.
Mặc dù thị trường vẫn trong xu hướng đi ngang nhưng ACBS nhận định định giá P/E của VN-Index đã giảm sau khi kết quả kinh doanh 2024 được cập nhật.

P/E VN30 ổn định, cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ tăng trưởng mạnh
- P/E VN30 duy trì ở mức 12.x cho thấy kỳ vọng về kết quả kinh doanh 2024 của các doanh nghiệp vốn hóa lớn đã được phản ánh vào giá.
- P/E của VNMID và VNSML tăng nhanh trong tháng 1/2025 phản ánh sự lạc quan của nhà đầu tư với triển vọng lợi nhuận 2025 của các cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ.
- Nhóm ngành trụ cột (ngân hàng, bất động sản, chứng khoán, vật liệu xây dựng) vẫn có định giá thấp so với năm 2024, dù lợi nhuận ổn định, đặc biệt là ngành ngân hàng – trụ cột lợi nhuận lớn nhất của VN-Index.

VN-Index có cơ hội vượt mốc 1.300 điểm, 4 nhóm cổ phiếu đáng chú ý
Chiến tranh thương mại tạm hoãn đến tháng 4/2025 giúp giảm áp lực tỷ giá và hỗ trợ thị trường. Kết quả kinh doanh Q1/2025 dự báo tăng trưởng tốt, đặc biệt là ngành ngân hàng (+15% YoY) cùng các nhóm BĐS KCN, xây dựng hạ tầng, cảng biển, vận tải biển.
VN-Index được dự báo dao động trong vùng 1.220-1.300 điểm với kỳ vọng chinh phục 1.420-1.450 điểm trong 2025 nhờ triển vọng tích cực và tiềm năng nâng hạng thị trường.
- Chiến lược đầu tư: Tập trung vào 4 nhóm ngành có triển vọng và định giá hấp dẫn:
- BĐS KCN, cảng biển, vận tải biển – hưởng lợi từ chiến tranh thương mại.
- Xây dựng hạ tầng, dân dụng – hưởng lợi từ đầu tư công.
- Cổ phiếu ngân hàng, bluechip – trong danh sách nâng hạng thị trường.
- Ngành điện – hưởng lợi từ La Niña & tháo gỡ pháp lý cho năng lượng tái tạo.