Trong thị trường ngoại hối (Forex) có vô số các chỉ báo khác nhau với nhiều tính năng vượt trội. Trong đó có chỉ báo Force Index (FRC) được phát triển bởi Alexander Elder, là chỉ báo được giới thiệu trong cuốn sách “Trading for living”. Cùng topsanfx tìm hiểu về chỉ báo này qua bài viết sau đây.
Contents
Chỉ báo Force Index là gì?
Chỉ báo kỹ thuật Force Index được xây dựng bởi Alexander Elder, dùng để đo lường Bull Power tại các mức tăng và Bear Power tại các mức giảm. Tổng hợp các nhân tố của thị trường như xu hướng giá, khối lượng giao dịch, phạm vi,… Chỉ số Force Index thường được kết hợp với đường trung bình động MA. Giá trị gần đúng được tính bởi đường trung bình ngắn hạn ( hai chu kỳ), cung cấp cho nhà đầu tư cơ hội tốt để vào hoặc thoát lệnh. Giá trị gần đúng được tính với đường trung bình dài hạn ( 13 chu kỳ) có thể xác định xu hướng hay điều chỉnh của xu hướng.
Công thức tính chỉ báo Force Index
FORCE INDEX (i) = VOLUME (i) * ((MA (ApPRICE, N, i) – MA (ApPRICE, N, i-1))
Trong đó:
- FORCE INDEX (i): chỉ số Force của cột hiện tại
- VOLUME (i): khối lượng của cột hiện tại
- MA (ApPRICE, N, i): đường trung bình động bất kỳ của cột hiện tại N chu kỳ
- ApPRICE: giá áp dụng
- N: thời kỳ làm trơn
- MA (ApPRICE, N, i-1):đường trung bình động bất kỳ của cột trước đó.
Chênh lệch giá đóng cửa của ngày hôm qua và hôm nay khi kết hợp cùng khối lượng giao dịch cho thấy xu hướng tăng hoặc giảm, động lực trong ngày của nó.
Hướng dẫn cài Force Index trên MT4
Để thêm Force Index trên MT4, anh em vào Insert -> Indicators -> Oscillators -> Force Index:
Ứng dụng chỉ báo Force Index trong giao dịch
Nhận định xu hướng
Chỉ báo Force Index đang ở mức âm và cắt từ dưới lên, nhà đầu tư nên vào lệnh mua khi đang trong xu hướng tăng trước đó, xu hướng tăng tiếp đó được củng cố nếu Force Index vãn đang ở mức 0.
Đối với xu hướng giảm, tín hiệu bán được xác định khi chỉ báo Force Index đang ở mức dương và cắt dưới 0, xu hướng giảm tiếp diễn được củng cố nếu chỉ báo Force Index ở dưới mức 0.
Xác định phân kỳ
Tại một xu hướng giảm xuất hiện tín hiệu phân kỳ và đường Force Index cắt mức 0 có tín hiêu xác nhận khả năng đảo chiều xuất hiện. Giá phá vỡ đường downtrend thì vào lệnh mua và stop loss tại đáy.
Đối với một xu hướng tăng xuất hiện tín hiệu phân kỳ giảm, chỉ báo Force Index cắt xuống 0 xác nhận tín hiệu sẽ đảo chiều, giá phá vỡ uptrend nhà đầu tư có thể vào lệnh bán.
Bên cạnh đó, nhà đầu tư có thể sử dụng linh hoạt các đường Force Index với nhiều chu kỳ khác, hai chu kỳ được dùng phổ biến nhất là 13 và 39.
Hệ thống giao dịch kết hợp chỉ báo Force Index và EMA
Chỉ báo Force Index là một công cụ hiệu quả được nhiều nhà đầu tư sử dụng, có thể kết hợp chỉ báo này cùng các công cụ phân tích kỹ thuật để tìm ra các tín hiệu vào lệnh phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả giao dịch. Dưới đây là ví dụ kết hợp đường EMA và chỉ báo Force Index.
Khi đường EMA chu kỳ nhỏ nhạy cảm với các biến động giá ngắn hạn, kết hợp với Force Index sẽ cung cấp một tín hiệu giao dịch hiệu quả nhất. Alexander Elder ứng dùng Force Index (2) và đường EMA (22).
EMA(22) hướng lên cho thấy xu hướng tăng, nhà đầu tư tìm kiếm tín hiệu mua vào nếu Force Index cắt lên mức 0. F(2) và EMA(22) phù hợp để xác định sóng điều chỉnh ngắn. Trader muốn tìm kiếm són trung hạn hoặc dài hạn, nhà đầu tư tăng số kỳ của hai chỉ báo, hay sử dụng khung thời gian lớn.
Lưu ý: thực tế không có một công cụ phân tích kỹ thuật nào là hiệu quả tuyệt đối và luôn đem lại một chuỗi chiến thắng liên tục, mỗi chỉ báo đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Chỉ báo Force Index là một công cụ tối ưu nếu nhà đầu tư biết ứng dụng với những chỉ báo khác nhằm xác định những tín hiệu vào, thoát lệnh tốt.
Bài viết này cung cấp các thông tin về chỉ báo Force Index, cách xác định cũng như kết hợp với những chỉ báo khác để đem lại những hiệu quả ấn tượng trong giao dịch.
Hãy theo dõi topsanfx để cập nhật những thông tin bổ ích về các chiến lược đầu tư đã được chọn lọc và thực nghiệm bởi các chuyên gia giao dịch hàng đầu. Chúc bạn giao dịch thuận lợi với chỉ báo Force Index.