Chỉ báo MFI là một loại chỉ động lượng đo lường dòng tiền vào ra trong một khoảng thời gian nhất định. MFI được dùng để xác định điều kiện của thị trường quá mua và quá bán. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về loại chỉ báo này cũng như tại sao nó lại được nhiều nhà giao dịch lựa chọn sử dụng.
Contents
Chỉ báo MFI là gì?
Chỉ số dòng tiền (Money Flow Index) là một công cụ dao động kỹ thuật sử dụng dữ liệu giá và khối lượng để xác định các tín hiệu quá mua hoặc quá bán của một tài sản. Nó cũng có thể được sử dụng để phát hiện sự phân kỳ cảnh báo về sự thay đổi xu hướng của giá. Dao động di chuyển trong khoảng từ 0 đến 100.
Các nhà phân tích nhận thấy rằng chỉ riêng khối lượng không thể là thước đo rõ ràng về động lực – điều mà các nhà giao dịch thực sự nên quan tâm là phản ứng của thị trường đối với những thay đổi về giá.
Không giống như các bộ dao động thông thường như chỉ báo RSI, chỉ báo MFI kết hợp cả dữ liệu giá và khối lượng. Vì lý do này, một số nhà phân tích gọi MFI là RSI trọng số theo khối lượng.
Sự khác nhau giữa chỉ báo MFI và RSI
Chỉ số sức mạnh tương đối RSI là một chỉ báo dao động kỹ thuật được sử dụng để vạch ra điểm mạnh và điểm yếu của dao động giá dựa trên giá đóng cửa của một kỳ giao dịch. Cả RSI và MFI đều cung cấp các tín hiệu quá mua và quá bán, các tín hiệu này có thể được các nhà giao dịch sử dụng để mở và đóng các vị thế.
MFI và RSI có quan hệ khá chặt chẽ với nhau, sự khác biệt chính là MFI kết hợp thêm khối lượng trong khi RSI thì không.
Những người ủng hộ phân tích khối lượng tin rằng MFI là một chỉ báo hàng đầu. Do đó, họ cũng tin rằng MFI sẽ cung cấp các tín hiệu và cảnh báo về khả năng đảo chiều kịp thời hơn RSI.
Không thể so sánh chỉ báo nào tốt hơn, chỉ đơn giản là chúng kết hợp các yếu tố khác nhau nên sẽ cung cấp các tín hiệu giao dịch vào những thời điểm khác nhau. Thực tế có nhiều nhà giao dịch chuyên nghiệp kết hợp MFI và RSI để xác nhận tín hiệu giao dịch.
Cách tính chỉ báo MFI
Để tính được chỉ số dòng tiền, bạn cần thực hiện một loạt các công thức tính toán sau:
- Giá tiêu biểu của kỳ được tính = (High + Low + Close) / 3
- Dòng tiền = Giá tiêu biểu * Khối lượng
- Tỷ lệ dòng tiền = dòng tiền dương / dòng tiền âm
- MFI = 100 – [100/(1 + tỷ lệ dòng tiền)]
Ý nghĩa của chỉ báo MFI
Nhận diện đảo chiều thị trường qua phân kỳ
Một trong những mục đích chính để sử dụng Chỉ số dòng tiền là khi xuất hiện sự phân kỳ. Phân kỳ là khi chỉ báo chuyển động ngược hướng với giá, đây là tín hiệu về một sự đảo chiều tiềm năng của xu hướng giá hiện tại.
Ví dụ: Chỉ báo MFI đang ở mức cao bắt đầu giảm xuống dưới mức 80 trong khi giá vẫn tiếp tục tăng là một tín hiệu đảo chiều xu hướng giảm. Ngược lại, chỉ báo MFI rất thấp rồi vượt lên trên mức 20 trong khi giá vẫn giảm là một tín hiệu đảo chiều giá xu hướng tăng.
Xác định điều kiện thị trường quá mua và quá bán
Mức quá bán thường xảy ra dưới 20 và mức quá mua thường trên 80 và các mức này có thể thay đổi tùy thuộc vào điều kiện thị trường.
Chỉ báo sức mạnh dòng tiền hoạt động bằng cách dao động từ 0 đến 100. Nếu chỉ báo MFI có giá trị trên 80 thì thị trường sẽ được coi là quá mua, trong khi giá trị thấp hơn hoặc bằng 20 là tín hiệu quá bán.
Mức quá bán / quá mua báo hiệu cho nhà giao dịch rằng thị trường không đủ điều kiện để mua / bán và nên kết hợp thêm phân tích kỹ thuật hoặc nghiên cứu bổ sung để tìm tín hiệu giao dịch.
Các mức quá mua và quá bán cũng được sử dụng để báo hiệu các cơ hội giao dịch có thể xảy ra. Trường hợp chỉ báo MFI di chuyển dưới 10 và trên 90 rất hiếm xảy ra.
Các nhà giao dịch có thể quan sát khi MFI di chuyển trở lại trên 10 là dấu hiệu để giao dịch dài hạn và giảm xuống dưới 90 báo hiệu thị trường thích hợp cho giao dịch ngắn hạn.
Dù MFI không được sử dụng rộng rãi như RSI nhưng đây là một chỉ báo kỹ thuật hữu ích. Hy vọng qua bài viết này các bạn đã có đủ thông tin về chỉ báo MFI cũng như cách sử dụng trong giao dịch.