Chỉ số S&P 500 là chỉ số chứng khoán dùng làm thước đo để đánh giá mức độ hoạt động của thị trường nói chung. Nó cùng với các chỉ số Nasdaq, Dow Jones,… được xem là đại diện cho nền kinh tế Mỹ cũng như thế giới vì thông qua các loại chỉ số này người ta sẽ có cái nhìn tổng quan về thị trường kinh tế thời điểm hiện tại. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về loại chỉ số S&P 500.
Contents
Chỉ số S&P 500 là gì?
Chỉ số S&P 500 (Standard & Poor’s 500) là một chỉ số dựa trên giá trị vốn hóa thị trường của 500 công ty giao dịch lớn nhất ở Mỹ. Đây không phải là danh sách chính xác của 500 công ty hàng đầu của Mỹ theo vốn hóa thị trường bởi vì có những tiêu chí khác được đưa vào để xét thành phần.
Chỉ số này được tính theo vốn hóa thị trường được điều chỉnh thả nổi. Nó chỉ đo lường các cổ phiếu có sẵn trong thị trường, không tính những cổ phiếu được nắm giữ bởi các nhóm kiểm soát khác hoặc các cơ quan Chính phủ.
Chỉ số này được nhiều người coi là thước đo tốt nhất cho các cổ phiếu Mỹ có vốn hóa lớn. Nó thể hiện hiệu suất của thị trường chứng khoán bằng cách báo cáo rủi ro và lợi nhuận của các công ty lớn nhất.
Để đủ điều kiện là thành phần của chỉ số S&P 500, một công ty ở Mỹ phải có đủ các điều kiện sau:
- Vốn hóa thị trường chưa điều chỉnh ít nhất là 8,2 tỷ đô la.
- Ít nhất 50% cổ phần của công ty phải được chào bán ra công chúng.
- Giá cổ phiếu ít nhất phải là $1 cho mỗi cổ phiếu.
- Ít nhất 50% tài sản cố định và doanh thu của công ty phải ở Mỹ.
- Có ít nhất bốn quý liên tiếp thu nhập dương.
Cách chỉ số S&P 500 hoạt động
Chỉ số S&P 500 theo dõi vốn hóa thị trường của các công ty thành phần trong chỉ số của nó. Vốn hóa thị trường là tổng giá trị tất cả cổ phiếu của một công ty đã phát hành. Nó được tính bằng cách nhân số lượng cổ phiếu phát hành với giá cổ phiếu.
Mỗi công ty trong S&P 500 được đưa ra một trọng số cụ thể thu được bằng cách chia vốn hóa thị trường riêng lẻ của công ty cho tổng vốn hóa thị trường của S&P 500.
Do đó, các công ty có vốn hóa thị trường lớn hơn có tỷ trọng lớn hơn các công ty có vốn hóa thị trường nhỏ hơn. Dưới đây là các cổ phiếu có tỷ trọng cao nhất hiện tại trong chỉ số S&P 500:
- Apple
- Microsoft
- Amazon
- Berkshire Hathaway
- Johnson & Johnson
- Visa
- Procter & Gamble
Tầm quan trọng của chỉ số S&P 500
Chỉ số S&P 500 được nhiều người xem là đại diện tốt nhất của thị trường chứng khoán Mỹ. S&P 500 cũng là phương thức đầu tư mặc định cho các nhà đầu tư thụ động muốn tiếp xúc với nền kinh tế Mỹ thông qua các quỹ chỉ số.
Sự tăng giá trị của chỉ số S&P 500 đã theo dõi chính xác sự tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ về quy mô và tính chất. Biến động giá trong S&P 500 cũng phản ánh chính xác những giai đoạn hỗn loạn của nền kinh tế Mỹ.
Công thức tính của Chỉ số S&P 500 người ta lấy tổng giá trị vốn hóa thị trường đã điều chỉnh của 500 cổ phiếu chia cho một Ước số.
Ví dụ: nếu tổng vốn hóa thị trường đã điều chỉnh của 500 cổ phiếu thành phần là 13 nghìn tỷ đô la và Ước số là 8,933 tỷ thì giá trị Chỉ số S&P 500 sẽ là 1.455,28.
Ước số được S&P công bố độc quyền và sẽ có sự thay đổi khi các công ty thành phần trong S&P 500 điều chỉnh cổ phần.
Đầu tư vào chỉ số S&P 500 trên các thị trường tài chính
Mặc dù bạn không thể đầu tư trực tiếp vào S&P nhưng bạn có thể sử dụng quỹ chỉ số để tận dụng hiệu suất của nó. Bạn cũng có thể mua cổ phiếu của các công ty nằm trong S&P 500.
Bạn có thể sử dụng S&P 500 như một chỉ báo hàng đầu để đo lường mức độ hoạt động của nền kinh tế Mỹ. Các nhà đầu tư thường nhìn vào chỉ số S&P 500 để đánh giá thị trường chứng khoán tổng thể đang hoạt động như thế nào do đó chỉ số này được xem là một chỉ số kinh tế hàng đầu của Hoa Kỳ.
Vì S&P 500 chỉ đo lường chứng khoán Mỹ, bạn cũng nên theo dõi các thị trường mới nổi nước ngoài như Trung Quốc và Ấn Độ.
Nếu bạn đang đầu tư vào thị trường tài chính thì việc theo dõi các chỉ số quan trọng như chỉ số S&P 500 là hết sức cần thiết. Qua bài viết này hy vọng các bạn đã biết về chỉ số này cũng như tầm quan trọng của nó trong nền kinh tế – tài chính.