Hiện nay, tại thị trường chứng khoán, khi nhà đầu tư giao dịch khớp lệnh mua hoặc bán thì vẫn chưa có quyền đưa ra quyết định với cổ phiếu bạn đầu tư hay tiền cổ tức. Nhà đầu tư cần chờ một vài ngày để cổ phiếu hoặc tiền lợi nhuận mới được giao dịch. Tất cả việc này đều do quy định của chu kỳ thanh toán T+2 theo bộ Luật chứng khoán Việt Nam. Vậy chu kỳ T+2 là gì? Vai trò, ưu nhược điểm của chu kỳ ra sao? Cùng topsanfx tìm hiểu ngay dưới bài viết này.
Contents
Chu kỳ thanh toán T+2 là gì?
Chu kỳ thanh toán T+2 là thời gian sở hữu hoàn toàn cổ phiếu hay tiền lợi nhuận. Thời gian này kéo dài trong hai ngày sau khi nhà đầu tư khớp lệnh mua hay bán chứng khoán tại ngày T.
- Trong trường hợp mua cổ phiếu
Theo Luật chứng khoán Việt Nam hiện hành, sau hai ngày làm việc nữa thì nhà đầu tư mới thực sự sở hữu hoàn toàn số cổ phiếu mà bạn đã khớp lệnh thành công vào ngày T. Chính xác là vào lúc 16:30 của ngày làm việc thứ hai. Tuy nhiên, thời gian giao dịch tại những sàn trễ nhất là kết thúc lúc 15 giờ mỗi ngày như Sàn giao dịch chứng khoán UPCOM. Vì thế vào ngày làm việc thứ 3 tính tư ngày nhà đầu tư mua cổ phiếu mới có thể bán số cổ phiếu bạn sở hữu.
Lưu ý, thời gian tại đây đang được tính dựa theo ngày làm việc, vào thứ Bảy, Chủ nhật sẽ không được tính. Vì lẽ đó, nếu nhà đầu tư mua cổ phiếu vào thứ Sáu thì vào lúc 16:30 thứ Ba tuần sau bạn mới thực sự sở hữu cổ phiếu và vào thứ Tư bạn mới có quyền bán nó.
- Trong trường hợp bán cổ phiếu
Tương tự việc mua cổ phiếu, khi nhà đầu tư bán cổ phiếu thì vào lúc 16:30 của hai ngày sau đó nhà đầu tư mới thực sự sở hữu cổ phiếu và tiền lợi nhuận mới được chuyển đến tài khoản. Nhưng có một điểm khác biệt với trường hợp mua, từ sáng bạn đã có thể rút tiền hay dùng tiền đó để đầu tư cổ phiếu khác. Bởi vì cơ chế tính lãi suất qua đêm của mỗi ngân hàng và công ty chứng khác nhau. Chỉ để qua đêm thì lãi suất sẽ được thiết lập còn sáng hay chiều không còn quan trọng.
Vì sao phải có chu kỳ thanh toán T+2
Việc rút cổ phiếu hay tiền lợi nhuận rất quan trọng nhưng tại sao phải qua tới 3 ngày làm việc bạn mới có quyền mua bán?
Thị trường chứng khoán Việt Nam được hình thành và phát triển hơn 20 năm (tư năm 2000). Theo dữ liệu thống kế đến nay có hơn 2,3 triệu tài khoản giao dịch được mở và đang duy trì việc đầu tư. Số lệnh giao dịch chứng khoán mỗi ngày phải lên đến con số hàng trăm ngàn.
Tương tự hệ thống vận hành của ngân hàng hay các lĩnh vực khác, hệ thống giao dịch chứng khoán cũng được xử lý bởi hệ thống máy nguồn. Nhưng việc vận hành một khối lượng giao dịch quá lớn thì không phải điều dễ dàng. Những phát sinh về lỗi kỹ thuật trong giao dịch nếu không xử lý kịp thời thì thị trường sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Việc bảo trì, xử lý lỗi cần thời gian. Vì tế thị trường chứng khoán cần tuân theo chu kỳ thanh toán T+2.
Có nghĩa chu kỳ thanh toán T+2 được thiết lập để tạo khoảng trống về thời gian để sửa chữa sự cố để thị trường vận hành trơn tru.
Chu kỳ thanh toán tại những thị trường trên thế giới
Chu kỳ thanh toán phổ biến trên thế giới là T+3. Việt Nam là một trong rất ít quốc gia có chu kỳ thanh toán T+2. Đối với thị trường chứng khoán Mỹ – thị trường phát triển bật nhất thế giới lại có chu kỳ thanh toán T+4.
Vào năm 2010, chu kỳ thanh toán tại thị trường Việt Nam là 15h chiều ngày T+3. Đến tháng 9/2012 chu kỳ thanh toán được chuyển lên trước 9h sáng T+3. Như vậy ngày T+3 nhà đầu tư đã có thể bán cổ phiếu thay vì T+4 như trước.
Đến ngày 1/1/2016 theo quy định mới nhất từ thì chu kỳ thanh toán được rút về 16h30 ngày T+2. Theo quy định Luật chứng khoán Việt Nam thì cổ phiếu cũng vẫn phải đến T+3 mới có quyền bán nhưng tiền lợi nhuận thì có thể rút sớm hơn vào ngày T+2.
Bài viết cung cấp thông tin, vai trò của chu kỳ thanh toán T+2 tại thị trường chứng khoán Việt Nam. Hy vọng nội dung này có ích với bạn. Chúc bạn có một ngày giao dịch hiệu quả và may mắn!