Trong lĩnh vực tài chính, tín dụng đen dường như không còn quá xa lạ đối với tất cả mọi đối tượng vay vốn. Đây là những khoản tiền vay không tuân thủ theo quy định pháp luật hiện hành. Vậy tín dụng đen là gì? Có những hệ lụy nghiêm trọng nào khi vay tiền tại các tổ chức bất hợp pháp này? Cùng topsanfx tìm hiểu ngay bài viết phân tích sau đây nhé!
Contents
Tín dụng đen là gì? Ví dụ về tín dụng đen
Tín dụng đen là gì?
Tín dụng đen là được biết đến là một trong những hình thức vay tín dụng với lãi suất “cắt cổ” từ các cá nhân/tổ chức. Những đối tượng này hoàn toàn không có bất kỳ các giấy phép kinh doanh hoạt động cho vay. Đây là hình thức cho vay nặng lãi. Vì thế mà chúng không được pháp luật Việt Nam công nhận.
- Fiza là gì? Có nên vay tiêu dùng tại Fiza Zalo không?
- Tamo là gì? Tamo có phải tín dụng đen hay không?
- Mirae Asset là gì? Ngân hàng Mirae Asset thuê giang hồ đòi nợ
- Crezu lừa đảo – tin đồn hay sự thật? Lãi suất vay Crezu là bao nhiêu?
Tại thị trường Việt Nam, chỉ có các ngân hàng cũng như các tổ chức tín dụng mới được cấp giấy để hoạt động cho vay. Thực chất, tín dụng đen là một loại tín dụng xấu nó mang đến rất nhiều hệ lụy cho khách hàng. Đã có nhiều hậu quả nghiêm trọng xảy ra mà hầu như các đối tượng vay vốn đều không thể lường trước được.
Các hình thức tín dụng đen phổ biến
Tính đến thời điểm hiện tại, các hình thức tín dụng đen dường như rất đa dạng. Khách hàng vay vốn dễ gặp phải loại tín dụng này qua các hình thức phổ biến sau:
- App tín dụng đen: Những kiểu app này thông thường chỉ yêu cầu khách hàng cung cấp CMND/CCCD là đã được hỗ trợ vay vốn. Tuy nhiên, tiềm ẩn trong những kiểu app này là hiện thân của tín dụng đen với lãi suất “cắt cổ”.
- Vay tiền xã hội đen: Đa số những đội ngũ này đều hoạt động ngầm, hoàn toàn không có sự cho phép của các cơ quan pháp lý chuyên trách. Nếu không tất toán khoản nợ bạn sẽ phải hứng chịu những hậu quả nghiêm trọng.
- Tín dụng đen cá nhân: Hình thức vay vốn này thường xuất phát từ một cá nhân cho vay nào đó. Các cá nhân này sẽ cho phép vay vốn với lãi suất cao gấp nhiều lần so với thị trường.
Cách nhận biết tín dụng đen
Nhu cầu vay vốn gấp rút để giải quyết các vấn đề tài chính cá nhân ngày càng nhiều. Bởi thế nên “tín dụng đen” đã dần được hình thành phổ biến trên thị trường tài chính. Để nhận biết các loại tín dụng này, bạn có thể dựa trên các tiêu chí nhận biết sau đây:
- Lãi suất vay tín dụng đen thường rất cao giao động từ 100% – 360%/năm (tùy thuộc vào số tiền vay mượn).
- Quy trình thực hiện thủ tục vay vốn vô cùng đơn giản (chỉ mất 10 – 30 phút). Một số trường hợp, văn bản hợp đồng còn được thỏa thuận bằng miệng. Thời gian giải ngân nhanh chóng, không quá lâu.
- Vay tín dụng đen không cần phải có tài sản thế chấp. Là hoạt động vay tín chấp không được nhà nước cấp phép.
- Khách hàng vay vốn sẽ được áp dụng các khoản vay ngắn hạn. Tất toán khoản nợ theo phương thức trả góp. Địa điểm cho vay mập mờ không rõ ràng, không cung cấp rõ mức lãi suất.
Vay tín dụng đen không trả có sao không?
Theo quy định của pháp luật hiện hành, tín dụng đen luôn bị nghiêm cấm. Bởi thế mà pháp luật sẽ không thực hiện các quyết định truy cứu trách nhiệm hình sự liên quan nếu bạn trốn nợ. Tuy nhiên, vì không có sự ràng buộc về mặt pháp luật nên vay tín dụng đen luôn là mối nguy hiểm cho nhiều cá nhân vay vốn.
Bởi khi đó, chính các tổ chức cho vay này sẽ trực tiếp tìm kiếm bạn để đòi nợ. Ngoài ra, khách hàng vay vốn sẽ còn gặp phải những hệ lụy nghiêm trọng sau đây:
- Trả nợ chậm, cá nhân vay vốn sẽ có nguy cơ bị xử lý theo các quy định “luật rừng”. Thậm chí, bên cho vay còn cung cấp các hồ sơ vay vốn này cho các bên chuyên đòi nợ thuê, xã hội đen, giang hồ.
- Thời gian tất toán khoản nợ chậm, tiền lãi sẽ ngày càng tăng cao khiến “nợ chồng thêm nợ”.
- Ngoài ra, các tổ chức tín dụng đen còn gây sức ép trực tiếp lên cá nhân vay vốn bằng nhiều cách thức khác (đe dọa, bạo lực, …).
- Đối với các doanh nghiệp vướng vào các tổ chức tín dụng đen này có thể dẫn đến vỡ nợ. Thậm chí là phá sản, một số trường hợp tài sản của doanh nghiệp còn bị đem để cầm bán.
Thực trạng tín dụng đen ở Việt Nam
Theo các thống kê chi tiết của Bộ Công an (2015 – 2018), cả nước đã xảy ra hơn 7.624 vụ phạm tội liên quan đến các vấn đề “tín dụng đen”. Trong số đó, chiếm khoảng 170 vụ lừa đảo tín dụng liên quan đến việc huy động vốn với lãi suất cao. Chính những hệ lụy của loại tín dụng này đã kéo theo nhiều loại tội phạm cũng như các vấn đề gây rối trật tự công cộng khác.
Theo các thông báo của Bộ công an (2019 – 2020), Bộ đã trực tiếp tiếp nhận nhiều tin báo. Phát hiện hơn 1.152 vụ và khoảng 2.423 cá nhân liên quan đến vấn đề này. Điều đáng nói, kể từ thời điểm sau đại dịch COVID-19, vấn nạn “tín dụng đen” càng trở nên phức tạp.
Có nên vay tín dụng đen hay không?
Tại sao nhiều khách hàng chọn vay tín dụng đen?
Một số cá nhân bị vướng phải vào tín dụng đen do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhìn chung, các đối tượng vay vốn này đều có tâm lý đang cần vốn vay gấp. Và những khoản vay này đều không cần phải cung cấp các tài sản thế chấp cũng như các giấy tờ tín chấp khác. Nếu đến các địa điểm ngân hàng thì rất khó để thực hiện được khoản vay này.
Thông thường khách hàng chỉ cần chuẩn bị CMND/CCCD, thậm chí một số trường hợp bạn không cần phải chuẩn bị bất kỳ các hồ sơ vay vốn nào cả. Cũng chính bởi những nguyên nhân này đã khiến cho các khách hàng cần tiền gấp chọn vay tín dụng đen.
Cách thoát khỏi tín dụng đen
Để hạn chế va phải những tổ chức chuyên cho vay với lãi suất “cắt cổ” (tín dụng đen). Các đối tượng vay vốn cần nên cân nhắc các vấn đề sau đây:
- Tránh xa các ứng dụng vay tiền không rõ nguồn gốc, thông tin lãi suất vay vốn không rõ ràng. Địa chỉ đơn vị vay vốn cũng không có thương hiệu uy tín trên thị trường.
- Tham khảo ý kiến từ người thân hoặc bạn bè để biết thêm nhiều đơn vị vay vốn uy tín khác.
- Mỗi khoản vay vốn đều cần có hợp đồng tín dụng rõ ràng kèm các thông tin về khoản vay. Trong hợp đồng sẽ có đầy đủ các điều khoản cũng như chữ ký xác lập hợp pháp.
- Trước khi ký kết hợp đồng vay vốn, hai bên cần làm rõ các vấn đề về lãi suất, phí, số tiền tất toán cụ thể hàng tháng.
Lãi suất cho vay tín dụng hợp pháp hiện nay
Sở dĩ, tín dụng đen không được pháp luật công nhận vì mức lãi suất cho vay quá cao. Theo quy định pháp luật hiện nay, mức lãi suất hợp pháp theo thỏa thuận thường không được vượt quá 20%/năm trên một khoản vay thực tế. Trừ một số trường hợp khác được pháp luật quy định. (Quy định này được nêu rõ tại Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015).
Trường hợp, các bên vay vốn có thỏa thuận về việc tất toán các khoản lãi suất. Tuy nhiên, mức lãi suất lại không rõ ràng thì khi đó nếu có xảy ra tranh chấp liên quan đến lãi suất. Thì khi đó, mức lãi suất sẽ được xác định bằng 50% so với lãi suất giới hạn đã được quy định.
Lời kết
Bài viết trên đây đã phần nào giúp bạn hiểu rõ hơn về tín dụng đen là gì. Cũng như những hệ lụy nghiêm trọng mà hình thức vay vốn này mang lại. Hãy cân nhắc thật kỹ trước khi tiến hành vay vốn để tránh va phải những khoản vay lãi suất “cắt cổ” này.
Xem thêm