TPS là một thuật ngữ chuyên môn được sử dụng trong nhiều lĩnh vực và ngành nghề khác nhau. Vậy trong lĩnh vực tiền điện tử, TPS, công thức tính của nó là gì? Hệ thống TPS được hoạt động như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Contents
TPS là gì?
Và trong lĩnh vực Crypto, TPS cũng được sử dụng để gọi tên một con số quan trọng để góp phần đánh giá sức mạnh của một chuỗi khối.
Trong Fintech: TPS chính là Transaction Processing System là một hệ thống chuyên dùng để xử lý các giao dịch. Hệ thống này giúp xử lý các dữ liệu giao dịch của một tổ chức, một cá nhân với khách hàng, đối tác hay nhân viên khác của công ty.
Trong cơ khí: Cụm từ đầy đủ của nó là Throttle Position Sensor, chính là cảm biến vị trí bướm ga, một bộ phận không thể thiếu của các động cơ tiết kiệm nhiên liệu và phun xăng điện tử.
Trong quy trình sản xuất: Nó là Toyota Production System, là một hệ thống các quy trình làm việc theo chuẩn của Toyota – Một tập đoàn lớn đến từ Nhật bản.
Trong Crypto: TPS là viết tắt của cụm từ Transaction per Second. Nó chính là con số thể hiện số giao dịch mà hệ thống có thể xử lý trong mỗi giây. Đầu tiên, TPS dùng để chỉ số lượng giao dịch mà hệ thống xử lý trong một đơn vị thời gian. Sau khi có kết quả, công thức tính chỉ số TPS chính xác trên mỗi giây sẽ được xác định.
Xem thêm: Crypto là gì?
Công thức tính TPS là gì?
Ba yếu tố cần có để tính TPS là: Kích thước khối tối đa; Kích thước giao dịch trung bình; Thời gian khối mục tiêu.
Công thức tính:
TPS = (Kích thước khối tối đa/ Kích thước giao dịch trung bình)/ Thời gian khối mục tiêu.
Công thức này có thể tính số giao dịch tối đa mỗi giây của bất kỳ hệ thống nào một cách chuẩn xác.
Ví dụ: Một hệ thống có kích thước khối là 2 MB, Kích thước giao dịch trung bình là 2 Kb và thời gian khối là 30 giây. Vậy:
TPS = (2000 / 2) / 30 = 33
Những năm gần đây, khi nhu cầu của thị trường tăng lên, việc tối ưu hóa không gian và quy mô của các hệ thống mạng phân tán khá là khó khăn. Vì vậy, ngày càng nhiều các dự án tiền điện tử mới ra đời do các nhà phát hành luôn cố gắng tạo ra những hệ thống có tỷ lệ giao dịch cao.
Hệ thống TPS là gì?
Hệ thống TPS là hệ thống công nghệ có nhiệm vụ xử lý các thông tin, kết hợp cả phần mềm và phần cứng lại với nhau. Hệ thống này có chức năng thu thập, tích lũy, sửa chữa và trích xuất dữ liệu của các giao dịch của công ty hay tổ chức và xuất ra các thông tin đúng theo yêu cầu. Đây là quá trình mà hệ thống hỗ trợ cho các giao dịch được xử lý nhanh hơn.
Hệ thống này sử dụng một loạt các công cụ và cơ sở dữ liệu để hoàn tất một giao dịch cho người dùng.
Ví dụ: Khi khách hàng mua hàng từ cửa hàng và thanh toán bằng các cách như: tiền mặt, thẻ ngân hàng hay ví điện tử.
- Nếu trả bằng tiền mặt: Đây là cách giao dịch cơ bản nhất, không cần sử dụng đến máy móc hay công nghệ để tra cứu thông tin từ nhiều nguồn.
- Nếu trả bằng thẻ ngân hàng: Hệ thống của máy quẹt thẻ từ cửa hàng sẽ tiến hành tìm kiếm và ghi nhận thông tin trên hệ thống dữ liệu và thông tin của thẻ thanh toán. Sau khi kiểm tra số dư trong tài khoản của khách hàng, hệ thống sẽ đưa ra kết quả chấp nhận, từ chối thanh toán hoặc báo lỗi.
Các đặc điểm nổi bật của hệ thống TPS
- Hệ thống chỉ xử lý các giao dịch có cấu trúc nhất định, các cấu trúc này đã được thiết kế sẵn và cài đặt trong quá trình tạo ra TPS.
- Thời gian giao dịch thông thường sẽ ngắn. Quy trình và các bước xử lý giao dịch sẽ được lập trình sẵn.
Vai trò của hệ thống TPS
TPS là một hệ thống dùng để đo lường khả năng và mức độ có thể mở rộng của các chuỗi khối Blockchain. Thế nhưng, điều này không đồng nghĩa với việc Blockchain nào có TPS cao sẽ tốt hơn các Blockchain không có hoặc có TPS thấp.
Ba tiêu chí để đánh giá hoặc tạo ra một hệ thống mạng lưới tốt chính là: Phi tập trung, Bảo mật cao và Khả năng mở rộng tốt. Các Blockchain có được sự cân bằng giữa 3 yếu tố trên sẽ được đánh giá là một hệ thống vượt trội hơn các hệ thống khác.
Ví dụ: Bitcoin đang có đến hàng ngàn node phân bố trải rộng trên toàn cầu cùng hoạt động trên 1 nền tảng giống nhau. Trong khi đó, số lượng node của một hệ thống A khác lại ít hơn, chỉ có từ 10 đến 20 node. Vậy thì:
Hiệu suất của Bitcoin sẽ không tốt bằng của hệ thống A. Tuy nhiên hệ thống A sẽ không có được tính phi tập trung như Bitcoin. Đồng thời, hiệu suất của hệ thống A cao hơn nhưng bảo mật của hệ thống là một điều rất cần được quan tâm.
Các yếu tố cấu thành hệ thống TPS
Input
Các tài liệu, dữ liệu được tiếp nhận ở các bước đầu tiên của quy trình xử lý được gọi là đầu vào của quy trình. Các dữ liệu đầu vào có thể là nhiều dạng, ở nhiều hình thức khác nhau, mỗi loại hệ thống xử lý sẽ yêu cầu các loại dữ liệu khác nhau. Một vài loại điển hình có thể kể đến như: hóa đơn hay đơn đặt hàng của khách hàng.
Processing
Ở giai đoạn này, các thông tin đầu vào được thu thập sẽ được chia nhỏ ra và sắp xếp chúng ở các định dạng nhất định giúp máy tính có thể đọc hiểu và xử lý nó một cách dễ dàng. Thời gian xử lý dữ liệu ở giai đoạn này sẽ khác nhau, phụ thuộc vào các loại hệ thống khác nhau.
Storage
Sau khi đã được hệ thống xử lý, các thông tin, dữ liệu cần một nơi để “cư trú”, đôi khi đó sẽ là một nơi được thiết kế dưới dạng một quyển sổ cái hoặc một bản báo cáo. Điều này sẽ phụ thuộc vào mong muốn và thiết kế của doanh nghiệp.
Output
Quá trình xử lý thông tin đã được hoàn tất, các dữ liệu ở đầu ra sẽ được thể hiện bằng các bản ghi chép hoặc các bản báo cáo mà hệ thống tự động tạo ra.
Cách hệ thống TPS hoạt động
Để xử lý các giao dịch hay các nhiệm vụ được giao, hệ thống TPS sẽ sử dụng các tính năng hoặc các tiến hành tính toán bằng những công nghệ được kết hợp giữa cả phần mềm lẫn phần cứng. Dữ liệu sẽ được xử lý ngay khi nó xuất hiện hoặc khi hệ thống nhận được yêu cầu.
Hệ thống sẽ tiến hành các bước xử lý khi nhận được dữ liệu từ các giao dịch được thực hiện giữa công ty với khách hàng, đối tác hay với chính nhân viên của họ. Kết quả của quá trình xử lý sẽ được xuất ra ở dạng sổ cái hoặc các bản báo cáo.
Thời gian xử lý giao dịch sẽ được cài đặt trong hệ thống, thông thường sẽ khá ngắn. Các yêu cầu của giao dịch hoặc nhiệm vụ được giao cũng sẽ được dự đoán trước để đưa ra dự đoán chính xác nhất về thời gian thực hiện nhiệm vụ.
Điểm khác nhau giữa TPS và Hệ thống xử lý hàng loạt:
Hai hệ thống này sẽ có cơ chế hoạt động trái ngược nhau. Với TPS, các nhiệm vụ sẽ được xử lý ngay lập tức hoặc ngay khi nhận được yêu cầu. Với hệ thống xử lý hàng loạt, các yêu cầu sẽ được ghi nhận vào lưu lại, khi đến một thời điểm định kỳ, chúng sẽ được xử lý cùng lúc.
Khi xử lý các giao dịch, hệ thống TPS cần người dùng phải đưa ra yêu cầu để thực hiện. Trong khi đó, hệ thống xử lý hàng loạt sẽ được lập trình sẵn, hệ thống sẽ tự động xử lý mà không cần các lệnh yêu cầu.
Cách tăng chỉ số TPS của các chuỗi khối
Tính phi tập trung của Bitcoin, đồng tiền điện tử lớn nhất thế giới hiện nay là khá cao, vì vậy, khả năng mở rộng quy mô của nó khá thấp. Nếu muốn quy mô được lớn hơn thì các vấn đề về độ bảo mật thông tin, sự an toàn của hệ thống sẽ là một trong những thách thức cần vượt qua. Đây chính là điều mâu thuẫn với mục tiêu mà Bitcoin đang phấn đấu.
Giải pháp cho vấn đề này chính là sự ra đời của một số công nghệ để hỗ trợ cho tốc độ giao dịch của các chuỗi khối. Với Blockchain thì công nghệ đó chính là SegWit, đây chính là giải pháp gia tăng quy mô On – chain. Ngoài ra, nó còn giúp tối ưu hóa và tạo thêm không gian cho nhiều giao dịch.
Một sự lựa chọn khác cho các hệ thống chính là Lightning Network – Một công nghệ mở rộng quy mô Off – chain. Khi sử dụng công nghệ này, các giao dịch có thể diễn ra bên ngoài chuỗi khối.
Các hệ thống có tốc độ TPS nhanh nhất
- Syscoin (TPS: hơn 60.000): Được giới thiệu ra thị trường năm 2013, Syscoin được xem là 1 trong những công nghệ tiên phong trong lĩnh vực này.
- Velas (TPS: hơn 30.000): Đây là thuật toán đồng thuận duy nhất được AI vận hành có thêm là PoS. Nhờ vào những điểm đặc biệt của mình, Velas đã giúp các chuỗi khối gia tăng được tốc độ giao dịch của mình. Theo một số đánh giá, khả năng của Vesla cao hơn 30.000 TPS.
- Qtum (TPS: hơn 10.000): Với tính năng SCAR, Qtum là một thuật toán đồng thuận có khả năng mở rộng và sử dụng lưu trữ blockchain với phương pháp dừng tạo khối mới nếu không có giao dịch đang chờ xử lý trong mempool.
- EOS (TPS: hơn 3.996): EOS đang xử lý hơn 2.351 TPS, đây chính là mức cao nhất và hiện tại có thể còn cao hơn mức đó là 3.996 TPS.
Lời kết
Trên đây là định nghĩa của TPS, công thức tính của như một số thông tin về hệ thống TPS. Rất mong bài viết này có thể đem lại những thông tin hữu ích cho bạn. Chúc bạn thành công!