Làm thế nào để tra cứu mã giao dịch ngân hàng trong trường hợp cần thiết? Mã giao dịch ngân hàng có phải là mã xác thực không? Cấu trúc của mã giao dịch ngân hàng như thế nào? Hãy cùng Topsanfx tìm hiểu chi tiết hơn thông qua bài viết dưới đây nhé!
Contents
Mã giao dịch ngân hàng là gì?
Thông thường khi khách hàng thực hiện thành công giao dịch chuyển khoản trên Internet/Mobile Banking, ngân hàng sẽ cung cấp một mã giao dịch tương ứng. Mã này là mã nhận diện giao dịch đã hoàn thành, ngân hàng sẽ dựa vào mã giao dịch này để thống kê những giao dịch mà khách hàng thực hiện trên hệ thống của ngân hàng.
Toàn bộ các giao dịch gồm chuyển khoản nội bộ, chuyển khoản liên ngân hàng, thanh toán hóa đơn, nhận chuyển khoản đều sẽ có một mã giao dịch riêng để bạn có thể dễ dàng kiểm tra khi cần thiết.
Mã giao dịch ngân hàng thường bắt đầu bằng FTхххххххххххх được gán tự động cho mỗi giao dịch. Mã này là duy nhất và sẽ không thể trùng khớp với bất kỳ mã nào khác. Một số ngân hàng sử dụng ký mã giao dịch (FT) như VPbank, Techcombank…
Phân biệt mã giao dịch với mã xác thực giao dịch
Có nhiều người thường bị nhầm lẫn giữa mã giao dịch và mã xác thực. Vậy hãy cùng xem xem hai mã này có điểm gì để phân biệt nhé.
- Mã giao dịch: Mã giao dịch là mã được cung cấp ngay sau khi giao dịch chuyển tiền hoặc thanh toán thành công để chứng minh rằng giao dịch đã được thực hiện thành công và được lưu trữ trên hệ thống tại ngân hàng.
- Mã xác thực (mã OTP): Mã OTP là mã được cung cấp trước khi người dùng thực hiện chuyển khoản, thanh toán. Mã OTP được ví như hàng rào bảo mật cuối cùng của các hình thức giao dịch online. Để đảm bảo an toàn thì khách hàng tuyệt đối không cung cấp mã OTP cho người khác. Mã OTP chỉ có hiệu lực trong khoảng thời gian ngắn dao động khoảng 30 – 60 giây. Nếu như bạn để quá thời gian này thì sẽ cần phải sử dụng yêu cầu cấp lại một mã xác thực khác để thực hiện giao dịch.
Cách tra cứu mã giao dịch ngân hàng nhanh chóng
Cách tra cứu mã giao dịch ngân hàng Vietcombank
- Sau khi người dùng hoàn thành giao dịch, ngân hàng Vietcombank sẽ cung cấp một mã giao dịch tại màn hình giao dịch thành công.
- Để tra cứu lại mã giao dịch, bạn có thể chọn mục xem lại lịch sử giao dịch trên ứng dụng VCB Digibank và chọn vào giao dịch mà bạn muốn kiểm tra là được.
- Hoặc truy cập email cá nhân để xem lại vì hệ thống ngân hàng sẽ tự động gửi biên nhận chuyển tiền đến email của bạn.
Cách tra cứu mã giao dịch ngân hàng Vietinbank
- Để tra cứu mã giao dịch bạn có thể đăng nhập vào iPay Vietinbank, chọn mục Dịch vụ thẻ và bấm xem Lịch sử tài khoản. Và chọn vào giao dịch mà bạn muốn kiểm tra mã số.
- Mã giao dịch cũng sẽ được cung cấp khi bạn giao dịch thành công, cấu trúc mã số là GDххххххххх thay cho FT.
Cách tra cứu mã giao dịch ngân hàng Agribank
Đầu tiên bạn cần chọn mục Tài khoản, nhấn vào tài khoản mà bạn cần xem. Tiếp đến chọn khoảng thời gian cụ thể mà giao dịch xảy ra. Chọn giao dịch mà bạn muốn xem mã số.
Cách tra cứu mã giao dịch ngân hàng Techcombank
Đối với ứng dụng của ngân hàng Techcombank, bạn chọn mục Tài khoản và nhấn vào Liệt kê giao dịch để có thể xem được mã số giao dịch mà bạn cần. Mã giao dịch của TCB cũng được cung cấp dưới cấu trúc mã FT.
Cách tra cứu mã giao dịch ngân hàng Timo
Bước 1: Truy cập vào app Timo và chọn biểu tượng danh sách người nhận tại cuối màn hình.
Bước 2: Chọn vào một người nhận bất kỳ tại danh sách.
Bước 3: Tại màn hình chi tiết thông tin người nhận, chọn mục lịch sử giao dịch để xem lại các giao dịch.
Bước 4: Nhấp vào giao dịch cần xem và tìm mục mã giao dịch.
Lời kết
Bài viết trên giải đáp về mã giao dịch ngân hàng. Đồng thời hướng dẫn cách tra cứu mã giao dịch ngân hàng của một số ngân hàng phổ biến. Hy vọng rằng bài viết mang đến cho bạn những thông tin hữu ích. Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết.
Bài viết liên quan:
Tài khoản ngân hàng bị khóa có nhận được tiền không? Cách xử lý
Hướng dẫn cách xem lịch sử chuyển tiền trên điện thoại và website nhanh chóng
Chuyển tiền nhanh và chuyển tiền thường bao lâu thì nhận được tiền?