Phát hành trái phiếu quốc tế là một trong những kênh huy động vốn đang phát triển thịnh nhất trong thời gian gần đây. Vậy cụ thể hơn trái phiếu quốc tế là gì? Thực trạng phát hành trái phiếu quốc tế ở Việt Nam như thế nào? Có nên đầu tư vào loại trái phiếu này hay không? Cùng tìm hiểu nhé!
Contents
Trái phiếu quốc tế là gì? Đặc điểm trái phiếu
Trái phiếu quốc tế là gì?
Trái phiếu quốc tế (Global bond/International bond) được xem là một chứng chỉ vay nợ có mệnh giá, thời gian, lãi suất do Chính phủ hoặc các đơn vị doanh nghiệp của Việt Nam phát hành. Mục đích của hoạt động phát hành trái phiếu này nhằm để vay vốn trên thị trường tài chính quốc tế cho các nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế.
- Trái phiếu chiết khấu là gì? Mua TPCK có rủi ro hay không?
- Thị trường tài chính là gì? Vai trò của thị trường tài chính
- Trái phiếu xanh là gì? Các quy định phát hành trái phiếu xanh
- Lợi suất đáo hạn là gì? Công thức tính lợi suất đáo hạn YTM
Loại trái phiếu này sẽ được tính theo các đơn vị tiền tệ của quốc gia phát hành. Tiền lãi sẽ được tất toán theo từng khoảng thời gian cụ thể và hoàn trả số tiền gốc cho trái chủ khi đáo hạn.
Căn cứ theo Khoản 16 Điều 2 Nghị định 53/2009/NĐ-CP về trái phiếu quốc tế.
Đặc điểm của trái phiếu quốc tế
- Cơ quan phát hành loại trái phiếu này có thể là Chính phủ, Chính quyền địa phương, các tổ chức tài chính quốc tế.
- Trái phiếu quốc tế có thể cung cấp đồng thời cho nhiều thị trường vốn đa dạng như châu Mỹ, châu Á, châu Âu, …
- Nhà phát hành hoàn toàn có thể sử dụng nhiều loại trái phiếu quốc tế khác nhau để phát hành ra thị trường vốn quốc tế.
Thị trường trái phiếu quốc tế là gì?
Thị trường trái phiếu quốc tế (Global Bond Market) là nơi mà trái phiếu được phát hành tại một quốc gia bất kỳ mà không phải là quốc gia trong nước của đơn vị phát hành. Khi đó trái phiếu sẽ được phân loại thành 3 nhóm cơ bản:
- Trái phiếu châu Âu
- Trái phiếu nước ngoài
- Trái phiếu toàn cầu
Trái phiếu quốc tế bao giờ cũng phải chịu ảnh hưởng bởi các lạm phát, lãi suất, tiền tệ, thanh khoản hoặc các biến động khác của thị trường, … Thị trường trái phiếu nước ngoài sẽ gồm trái phiếu được bán tại một quốc gia dùng đồng tiền quốc gia đó nhưng lại do một chủ thể đi vay không phải trong nước phát hành.
Trái phiếu quốc tế có bao nhiêu loại?
Xét trên phương diện thị trường phát hành thì trái phiếu quốc tế sẽ được phân chia thành các nhóm cơ bản sau đây.
Trái phiếu Châu Âu
Trái phiếu Châu Âu luôn được phát hành đồng thời ở nhiều quốc gia khác nhau cũng như các trung tâm tài chính quốc tế. Ví dụ một công ty có thể phát hành trái phiếu bằng USD tại nhiều nước như Anh, Pháp, Nhật, Đức, Mỹ, … Đồng tiền được phát hành thường khác với đồng tiền của nước mà trái phiếu đó được bán ra.
Chủ thể phát hành trái phiếu Châu Âu cũng rất đa dạng bao gồm các chủ thể sau:
- Các công ty đa quốc gia, các công ty lớn
- Chính phủ các nước
- Doanh nghiệp nhà nước
- Tổ chức quốc tế, …
Lưu ý, các trái phiếu Châu Âu đều là trái phiếu vô danh được bảo đảm thanh toán.
Trái phiếu nước ngoài
Trái phiếu nước ngoài thường đều có tên gọi riêng biệt tùy thuộc vào từng quốc gia phát hành. Chẳng hạn trái phiếu nước ngoài chào bán tại các khu vực này sẽ được gọi như sau:
- Trái phiếu Yankee (ở Mỹ)
- Trái phiếu Samurai (ở Nhật)
- Trái phiếu Bulldogs (ở Anh)
Quy định về việc phát hành trái phiếu quốc tế
Điều kiện phát hành trái phiếu quốc tế
Căn cứ theo Điều 18 Nghị định 163/2018/NĐ-CP trái phiếu được phát hành ra thị trường quốc tế cần phải thỏa mãn các điều kiện tiên quyết sau đây:
Đối với trái phiếu chuyển đổi/trái phiếu không kèm chứng quyền
- Chủ thể phát hành là CTCP/công ty TNHH được thành lập theo các quy định hiện hành của Pháp luật Việt Nam.
- Phương án phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế được cấp có thẩm quyền phê duyệt và chấp thuận theo quy định. Thỏa mãn điều kiện phát hành trái phiếu theo quy định.
- Đáp ứng quy định về quản lý ngoại hối và quy định của pháp luật về quản lý vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp và các tỷ lệ an toàn tài chính, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Đối với trái phiếu chuyển đổi/trái phiếu kèm chứng quyền:
- Doanh nghiệp phát hành là công ty cổ phần đáp ứng các điều kiện phát hành quy định.
- Các đợt phát hành trái phiếu chuyển đổi phải cách nhau ít nhất sáu tháng.
- Đáp ứng quy định về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài theo quy định hiện hành của pháp luật.
Hồ sơ phát hành trái phiếu quốc tế
Dựa trên quy định tại Điều 4 Nghị định 53/2009/NĐ-CP, hồ sơ phát hành trái phiếu quốc tế sẽ bao gồm các thủ tục sau:
- Bản cáo bạch
- Hợp đồng bảo lãnh phát hành
- Hợp đồng mua bán trái phiếu
- Hợp đồng tư vấn pháp lý
- Ý kiến pháp lý
- Các thỏa thuận đại lý
Lưu ý, hồ sơ này sẽ do người phát hành phối hợp cùng với người bảo lãnh chính cùng với các tư vấn pháp lý liên quan chuẩn bị.
Một số câu hỏi về trái phiếu quốc tế
Có nên đầu tư trái phiếu quốc tế hay không?
Trái phiếu quốc tế là một kênh huy động vốn khá hấp dẫn với thời gian thanh toán dài thích hợp cho việc đầu tư. Nhưng để đảm bảo quá trình đầu tư có lợi nhất thì mỗi nhà đầu tư cân nên nghiên cứu kỹ thị trường lúc bấy giờ.
Bởi tất cả những điều này đều phụ thuộc vào tình hình thực tế của nhà phát hành trái phiếu và thể hiện rõ ở hệ số tín nhiệm của nhà phát hành và bản cáo bạch và các tài liệu liên quan khác.
Những rủi ro khi đầu tư vào trái phiếu quốc tế
Nhà đầu tư có thể dễ gặp phải các vấn đề rủi ro liên quan sau đây khi chọn đầu tư vào trái phiếu quốc tế:
- Rủi ro lãi suất: Khi lãi suất tăng, giá thị trường hay giá trị bán lại của trái phiếu sẽ bị giảm. Ví dụ, nếu nhà đầu tư sở hữu trái phiếu 10 năm chỉ trả 4% khi lãi suất đã tăng lên 5%.
- Rủi ro lạm phát: Khi mua trái phiếu với lãi suất định sẵn thì giá trị thực của trái phiếu được xác định bằng cách trừ mức lạm phát từ lợi suất.
- Rủi ro tiền tệ: Rủi ro này rất thường gặp khi đầu tư trái phiếu quốc tế. Ví dụ nếu thu nhập từ trái phiếu là 7% (tiền châu Âu), khi chuyển thành đô la tỷ giá hối đoái có thể làm giảm lợi suất xuống 2%.
- Rủi ro về chính trị: Trước khi chọn đầu tư vào trái phiếu này thì nhà đầu tư phải xem xét mức độ ổn định của thị trường như thế nào.
Bên cạnh đó, trái phiếu này còn gặp rủi ro trả nợ do quốc gia phát hành trái phiếu có thể không có đủ tiền để thực hiện các nghĩa vụ nợ. Điều này khiến nhà đầu tư có thể sẽ mất một phần hoặc toàn bộ tiền gốc và tiền lãi.
Thực trạng phát hành trái phiếu quốc tế ở Việt Nam
Theo đánh giá khách quan, hầu hết các đợt phát hành trái phiếu quốc tế ở Việt Nam đều khá ổn định. Ngay từ lần phát hành đầu tiên thì nhiều chuyên gia đã cho rằng đợt phát hành trái phiếu này sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư.
Các đợt phát hành kế tiếp đã góp phần mở ra kênh huy động vốn trên thị trường quốc tế của Chính phủ cũng như các doanh nghiệp.
Trong đó, yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến phát hành trái phiếu quốc tế của Chính phủ là xếp hạng hệ số tín nhiệm quốc gia. Vì lãi suất cố định của trái phiếu quốc tế một quốc gia thường được tính bằng lãi suất trái phiếu kho bạc Mỹ cùng thời hạn cộng với một biên độ.
Cho nên nếu không quản lý và sử dụng hiệu quả sẽ gây ra những tác động ngược ảnh hưởng tới an ninh tài chính quốc gia. Do vậy việc quản lý phân bổ và tính hiệu quả sử dụng của các khoản vay này là điều cần nên quan tâm.
Lời kết
Từ những nội dung nêu trên chúng ta hoàn toàn có thể đánh giá trái phiếu quốc tế là một kênh đầu tư có khả năng huy động vốn tối ưu. Tuy nhiên tùy vào từng hoàn cảnh thời điểm nhất định mà loại trái phiếu này sẽ mang đến những ưu nhược điểm riêng biệt cho mọi nhà đầu tư.
Xem thêm