Trích lập dự phòng là gì? Chúng có vai trò quan trọng như thế nào đối với các doanh nghiệp hiện nay? Tỷ lệ trích lập dự phòng được xác lập ra sao? Để hiểu rõ hơn về các quy định về trích lập dự phòng hãy cùng topsanfx nghiên cứu ngay bài viết sau đây nhé!
Contents
Trích lập dự phòng là gì?
Trích lập dự phòng là một hoạt động mà khi đó các doanh nghiệp sẽ chủ động trích trước một khoản. Khoản này sẽ được sử dụng để bù đắp những vấn đề tổn thất có thể xảy ra tại một thời điểm nào đó trong tương lai.
Giả sử, nếu một doanh nghiệp đang cần một khoản tiền gấp để bù đắp sự chênh lệch. Hoặc có thể là các khoản nợ phải thu khó đòi và kể cả những khoản lỗ khác đã đến hạn tất toán. Khi đó trích lập dự phòng sẽ được lập ra để bù đắp những chi phí này. Đa số các khoản này sẽ được trích ra theo từng đối tượng riêng biệt để đảm bảo dễ dàng kiểm soát.
- Bao thanh toán là gì? Các quy định về bao thanh toán
- Tín dụng đen là gì? Vấn nạn nghiêm trọng của tín dụng đen
- Boba Credit lừa đảo? Lãi suất Boba Credit không như niêm yết?
- Điểm tín dụng CIC là gì? Cách tra cứu điểm tín dụng nhanh nhất
Quy định về trích lập dự phòng
Nguyên tắc trích lập dự phòng
- Các khoản dự phòng được xác lập dựa trên các chi phí sẽ được trừ đi trong trường hợp đã xác định được khoản thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Mục đích là để bù đắp cho các tổn thất trong tương lai.
- Với các khoản đầu tư nước ngoài sẽ không thực hiện trích lập dự phòng.
- Vào thời điểm lập báo cáo tài chính của năm doanh nghiệp sẽ thực hiện trích lập dự phòng và hoàn nhập các khoản dự phòng khác.
- Các đơn vị doanh nghiệp cần xem xét, cũng như đưa ra các quyết định về việc xây dựng bộ quy chế liên quan đến các vấn đề quản lý hàng hóa, danh mục đầu tư, …
- Giúp các doanh nghiệp có thể kiểm soát được các giá trị hàng tồn kho hay các khoản đầu tư thấp hơn so với giá thị trường. Và các giá trị khoản nợ phải thu không cao hơn giá trị có thể thu hồi được khi lập báo cáo tài chính năm.
Trích lập dự phòng có vai trò gì?
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng có được nguồn tài chính ổn định để khắc phục các rủi ro.
- Bảo toàn được nguồn vốn cho các đơn vị tổ chức kinh doanh một cách hiệu quả nhất. Trong các trường hợp, công ty gặp tổn thất các khoản dự phòng này sẽ được sử dụng để bù đắp tổn thất. Thay vì phải thực hiện cắt giảm các khoản vốn kinh doanh sẵn có.
- Giúp công ty có thể phản ánh chính xác được các giá trị thực tế của các khoản đầu tư dựa trên các báo cáo tài chính (hàng tồn, đầu tư tài chính, …) thấp hơn so với giá trị thực tế của danh mục đó.
Các khoản trích lập dự phòng
Trích lập dự phòng tài chính
- Trích lập dự phòng đầu tư chứng khoán được xác lập theo công thức:
Giá trị khoản đầu tư chứng khoán đang hạch toán – số lượng chứng khoán doanh nghiệp đang sở hữu (kể từ thời điểm lập báo cáo) x giá trị thực của chứng khoán trên thị trường lúc đó.
Lưu ý, đối với các chứng khoán đã được niêm yết trước đó thì giá trị thực sẽ được xác định dựa trên giá đóng cửa tại ngày có quyết định cụ thể. Nếu cổ phiếu đã đăng ký trên các sàn giao dịch nhưng chưa niêm yết. Thì lúc này, giá trị thực sẽ bằng trung bình cộng của giá tham chiếu trong 30 ngày gần nhất.
- Trích lập dự phòng đối với các khoản đầu tư khác sẽ được tính như sau:
Tỷ lệ vốn điều lệ thực của doanh nghiệp tại tổ chức nhận vốn x vốn đầu tư thực tế của các chủ sở hữu tại tổ chức nhận vốn – vốn chủ sở hữu của tổ chức kinh tế nhận góp vốn.
Vốn đầu tư thực tế đến từ các chủ sở hữu cũng như vốn chủ sở hữu của các tổ chức nhận vốn góp sẽ được xác định dựa trên bảng cân đối kế toán (của các tổ chức nhận góp vốn).
Trích lập dự phòng hàng tồn kho
Chủ thể được trích lập dự phòng hàng tồn kho là hàng hóa, các dụng cụ mà các doanh nghiệp đang sở hữu. Hoạt động này sẽ được thiết lập tài thời điểm lập báo cáo. Đảm bảo giá gốc của hàng hóa được ghi trên số cao hơn so với mức giá hiện tại. Đồng thời đảm bảo có các loại giấy tờ minh chứng cho giá vốn nhập kho.
Mức chênh lệch này để dự phòng cho các tình huống giá trị hàng hóa bị tồn kho. Áp dụng công thức tính:
Cách xác định mức trích lập = Số lượng hàng tồn kho (Tại thời điểm báo cáo) x giá gốc ghi trong sổ – giá trị thuần của hàng hóa đó.
Trích lập dự phòng ngân hàng
Khoản trích lập này được dùng cho các khoản nợ xấu/rủi ro mà ngân hàng có thể gặp phải. Hoạt động này sẽ giúp ngân hàng hạn chế tối đa các rủi ro cũng như dễ dàng đánh giá hồ sơ khách hàng thuận tiện hơn.
Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro
Đây là khoản tiền được sử dụng để bù đắp đối với những khoản nợ khó đòi của doanh nghiệp. Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro sẽ được tính dựa trên các quy tắc khác nhau cho những nhóm nợ xấu cụ thể.
- Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn r = 0%
- Nhóm 2: Nợ cần chú ý r = 5% (nợ đã quá hạn từ 10 – 90 ngày )
- Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn r = 20% (nợ đã quá hạn từ 91 – 180 ngày )
- Nhóm 4: Nợ nghi ngờ r = 50% (nợ đã quá hạn từ 181 – 360 ngày)
- Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn r = 100% (nợ đã quá hạn 360 ngày )
Công thức tính số tiền dự phòng cụ thể: R= max {0,(A-C)} x r.
Trong đó:
- R: số tiền dự phòng cần trích ra
- A: số dư nợ gốc của khoản nợ cần tính
- r: tỷ lệ trích lập dự phòng
- C: giá trị khấu trừ của tài sản thế chấp
Trích lập dự phòng trợ cấp thôi việc
Khoản tiền chi trả cho các đối tượng lao động nghỉ việc/mất việc làm sẽ được lấy từ trích lập dự phòng trợ cấp thôi việc. Cụ thể, quỹ lương trích đóng BHXH của công ty sẽ trích khoảng 1% – 3%. Nếu quỹ này chưa sử dụng hết sẽ được cộng dồn cho các năm sau.
Trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi là gì?
Đây được xem là những khoản dự phòng dành riêng cho những trường hợp tổn thất đối với các khoản nợ thu trễ hạn thanh toán. Hoặc có thể là những khoản nợ chưa đến thời gian thanh toán những khả năng thu hồi nợ khó. Khoản nợ khó có khả năng thu hồi khi doanh nghiệp rơi vào các trường hợp sau:
- Tổ chức kinh tế, doanh nghiệp đang phá sản
- Đang hoàn tất các thủ tục giải thể
- Bị truy tố, xét xử hoặc giam giữ
Trích lập dự phòng nợ quá hạn sẽ được quy định theo các tỷ lệ trích lập dự phòng như sau:
- 30% cho các giá trị đối với khoản nợ từ 6 tháng – dưới 1 năm
- 50% giá trị đối với khoản nợ từ 1 năm – dưới 2 năm
- 70% giá trị đối với khoản nợ từ 2 năm – dưới 3 năm
- 100% giá trị đối với khoản nợ có thời hạn trên 3 năm
Lời kết
Trên đây là toàn bộ những thông tin chi tiết về trích lập dự phòng cũng như các quy định liên quan. Hy vọng bài phân tích trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các nguyên tắc trích lập dự phòng vả các tỷ lệ trích lập dự phòng. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp đây luôn là những thông tin rất quan trọng mà mọi đơn vị cần nắm rõ.
Xem thêm