UnionPay, một hãng công nghệ về lĩnh vực thanh toán đến từ Trung Quốc, đang có xu hướng “né” không muốn hợp tác với các ngân hàng đến từ Nga vì lo sợ sẽ bị dính các lệnh trừng phạt thứ cấp.
Dù chính phủ Trung Quốc vẫn từ chối việc tham gia vào các lệnh trừng phạt của Mỹ và đồng minh dành cho Nga, thì các công ty của họ có thể kể đến như China UnionPay vẫn lo lắng về việc họ sẽ bị dính vào hệ thống trừng phạt.
Những nhà cung cấp dịch vụ thẻ ngân hàng đưa ra lời từ chối khi Sberbank – ngân hàng lớn nhất của Nga, ngỏ lời hợp tác. Bên cạnh đó, họ cũng tuyên bố dừng đàm phán với các tổ chức tài chính có tên trong danh sách trừng phạt của Trung Quốc. Vì thế, kế hoạch về việc phát hành thẻ UnionPay gần đây tại Nga cũng phải hủy bỏ.
Số thẻ của UnionPay chỉ chiếm khoảng 1% trong thị trường thẻ ngân hàng được phát hành ở Nga (tính đến năm 2020). Thế nhưng nhu cầu mở thẻ của họ tại Nga hiện tại đã tăng lên do Visa và Mastercard dừng cung cấp dịch vụ của họ do chiến sự tại Ukraine. Dù vậy, công ty này cũng không muốn tận dụng cơ hội vì sợ sẽ phải gánh chịu cách lệnh trừng phạt.
Chính phủ Trung Quốc đã khẳng định nhiều lần về việc các hoạt động về kinh tế, thương mại giữa họ và Nga sẽ tiếp tục diễn ra bình thường. Bên cạnh đó, nước này cũng lên tiếng chỉ trích các lệnh trừng phạt do Mỹ và các đồng minh, châu Âu cũng như các nước khác áp đặt lên Nga. Ông Tập Cận Bình đã phát biểu trong tuần trước về việc phản đối các lệnh trừng phạt đơn phương được áp đặt bừa bãi lên Nga.
Có hơn 80% các công ty ở Nga đến từ Trung Quốc tiếp tục các hoạt động kinh doanh như bình thường (Theo thống kê của Đại học Yale – Mỹ). Đây là một điều hoàn toàn trái ngược với Nhật, Mỹ, Đức. Khoảng 90% các doanh nghiệp đến từ 3 nước kể trên rời khỏi Nga, thu hẹp quy mô hoạt động hoặc tạm dừng các hoạt động của họ.
Thế nhưng, một số doanh nghiệp của Trung Quốc vẫn thận trọng trong việc tiếp cận Nga. Ngân hàng Trung Quốc và Ngân hàng Công thương Trung Quốc đã hạn chế các sự tài trợ của họ cho các mặt hàng đến từ Nga.