Vay nặng lãi là một trong những hoạt động cho vay với mức lãi suất cao “cắt cổ”. Hầu hết, hoạt động vay vốn này đều gây nên nhiều tác động và ảnh hưởng trực tiếp đến xã hội, cuộc sống của mọi người dân. Để hiểu rõ hơn về thuật ngữ vay nặng lãi là gì cũng như những thông tin liên quan khác. Hãy cùng Topsanfx tìm hiểu ngay bài viết phân tích ngay sau đây nhé!
Contents
Vay nặng lãi là gì?
Theo quy định của bộ Luật hình sự, vay nặng lãi là hoạt động mà bên cho vay áp dụng mức lãi suất cao đối với bên vay tiền. Thông thường, mức lãi suất này sẽ có thể cao gấp 5 lần so với lãi suất được quy định tại khoản 1 điều 468 của Bộ luật Dân sự.
- Tiêu sản là gì? Phân biệt giữa tiêu sản và tài sản
- Tài sản ròng là gì? Công thức tính và ý nghĩa tài sản ròng
- Tháp tài sản là gì? Kinh nghiệm xây dựng tài sản bền vững
Có thể hiểu rằng, nếu lãi suất khoản vay đó cao hơn 20%/năm (theo quy định Bộ Luật dân sự) thì mặc nhiên đây là hoạt động cho vay nặng lãi. Để dễ dàng xác định được số tiền lãi thực tế của khoản vay hiện tại. Bạn có thể xác định theo công thức tính như sau:
Số tiền lãi/ ngày = số dư thực tế * lãi suất tính lãi/365
Hoặc công thức:
Số tiền lãi trên ngày = lãi suất/1.000.000
Ví dụ anh H cho anh A vay với số tiền ban đầu là 10 triệu đồng, lãi suất được áp dụng là 5 nghìn/1 triệu/ngày. Khi đó, số tiền lãi thực tế hàng tháng anh A phải tất toán là 5*10= 50 nghìn/ngày.
Các quy định về cho vay nặng lãi mới nhất
Cách xác định lãi suất cho vay nặng lãi
Theo nghị định 167/2013/NĐ-CP, khoản vay này sẽ được xác định là hoạt động cho vay nặng lãi nếu như mức lãi suất cho vay 150% lãi suất của ngân hàng nhà nước Việt Nam.
Nhưng tại quy định mới nhất tại nghị định 144/2021/NĐ-CP, lãi suất cho vay tuyệt đối không được vượt quá 20%/năm. Nếu vượt quá lãi suất này thì hiển nhiên sẽ quy sang tội cho vay nặng lãi và bị xử phạt theo các quy định chung.
Cho vay lãi suất cao có phạm tội không?
Hoạt động cho vay nặng lãi sẽ được xem là hành vi phạm tội và có thể rơi vào trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đặc biệt, nếu hoạt động cho vay này đi kèm với các hành vi cơ bản sau đây:
- Khoản lợi nhuận thu được từ hoạt động cho vay nặng lãi đạt 30 triệu đồng trở lên.
- Tần suất cho vay nặng lãi được thực hiện nhiều lần. Đặc biệt, nếu khoản vay nặng lãi được thực hiện nhiều lần (mỗi lần dưới 30 triệu). Khi tổng hợp các lần trên đạt trên 30 triệu thì mặc nhiên vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Chủ thể cho vay thực hiện các hoạt động đòi nợ như dùng vũ lực, bôi nhọ. gây thương tích, …
- Khoản vay nặng lãi trên 30 triệu đồng (chưa thu tiền từ khoản lợi này) thì vẫn bị quy kết trách nhiệm hình sự với các khung hình phạt tương ứng.
Cơ chế xử phạt cho vay nặng lãi
Tại nghị định 144/2021/NĐ-CP, bắt đầu từ 01/01/2022, các quy định về việc xử phạt đối với bất kỳ các hoạt động cho vay nặng lãi sẽ được áp dụng. Bên cạnh đó, hoạt động cho vay nặng lãi sẽ còn được áp dụng theo điều 201 của Bộ luật hình sự với số tiền phạt tối thiểu đạt từ 50 triệu đồng hoặc có thể bị phạt tù.
Vay nặng lãi có tác động và ảnh hưởng đến xã hội ra sao?
Mọi hoạt động cho vay nặng lãi đều có nhiều ảnh hưởng và tác động tiêu cực đến xã hội hiện nay. Chúng sẽ mang đến nhiều vấn đề hệ lụy nghiêm trọng như sau:
- Các hoạt động cho vay nặng lãi đều có tác động trực tiếp đến trật tự an toàn xã hội. Dễ gây nên nhiều vấn đề bạo lực, sử dụng vũ khí, cưỡng đoạt tài sản, …
- Việc cho vay nặng lãi sẽ gây nên gánh nặng tài chính cho chính cá nhân vay vốn và gia đình.
- Nhiều trường hợp, tan cửa nát nhà cũng bởi vì việc thực hiện các hoạt động cho vay nặng lãi. Vì số tiền lãi quá lớn dẫn đến tình trạng không trả được khiến nhiều người suy nghĩ tiêu cực.
Bị ép viết giấy vay nợ khi vay nặng lãi có phải trả không?
Việc cho vay với lãi suất cao và bị ép viết giấy vay nợ luôn xảy ra khá phổ biến trên thị trường hiện nay. Thực tế, nếu bị ép viết giấy vay nợ thì cá nhân đi vay hoàn toàn không phải tất toán khoản nợ này. Trường hợp, nạn nhân bị bên cho vay gọi điện hoặc đe dọa dưới bất kỳ hình thức nào thì nên báo ngay với cơ quan chức năng can thiệp.
Vì hành động ép giấy viết nợ luôn là điều bất chính và sẽ bị xử phạt theo các quy định tại Luật hình sự về tội cho vay nặng lãi.
Xử lý như thế nào khi bị bên cho vay nặng lãi uy hiếp đòi nợ?
Nếu chẳng may rơi vào trường hợp bị uy hiếp bằng các hình thức dùng vũ lực từ bên cho vay. Thì khi đó, người đi vay có thể thực hiện theo các cách như sau:
- Người dân cần báo ngay với các cơ quan chính quyền để họ có thể bảo vệ bạn.
- Tuyệt đối không nên ký vào bất kỳ những giấy vay tiền liên quan đến các khoản vay nặng lãi.
- Cho dù trong hoàn cảnh như thế nào đi chăng nữa thì cá nhân vay vốn tuyệt đối không nên bán nhà, tự tử hoặc bán đất cho các đối tượng đòi nợ.
Trên đây là toàn bộ những nội dung chi tiết về hoạt động cho vay nặng lãi trên thị trường hiện nay. Hy vọng những kiến thức nêu trên sẽ góp phần giúp bạn hiểu rõ hơn về hoạt động cho vay này.
Xem thêm