Với sự phát triển vô cùng mạnh mẽ của mình, tiền điện tử hay tiền số nhận được vô số sự quan tâm từ cả các tổ chức đến cá nhân. Tuy có nhiều hứa hẹn là vậy, thị trường này cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro từ các tin tặc có thể xâm nhập vào hệ thống và gây ra những thiệt hại không đáng có. Chính vì lý do trên mà ví lạnh đã được ra đời. Vậy ví lạnh là gì? Có nên dùng ví lạnh hay không sẽ là chủ đề của bài viết ngày hôm nay.
Contents
Ví lạnh là gì?
Có 2 loại ví lưu trữ tiền điện tử được nhiều người sử dụng, được đặt tên là ví lạnh và ví nóng.
Ví lạnh là một thiết bị chuyên dụng được dùng để “lưu trữ” tiền điện tử. Hình dạng bên ngoài của nó trông giống như một chiếc USB, các nhà giao dịch hoặc người dùng chỉ có thể truy cập và tiến hành giao dịch khi có ví lạnh. Vai trò và công dụng chính của ví lạnh là tạo ra một lớp mã hóa, là một chiếc chìa khóa bảo mật cho các loại tiền điện tử mà nó có hỗ trợ.
Đây là một thiết bị tháo rời nên đa phần các ví lạnh sẽ ở trong trạng thái offline. Khi cần giao dịch, mua bán hay chuyển/nhận tiền thì người dùng sẽ liên kết ví lạnh với internet. Bên cạnh đó, toàn bộ thông tin mà người dùng lưu trữ trong ví lạnh cũng sẽ được bảo vệ an toàn bằng con chip Secure Element. Nhờ sự bảo vệ 2 lớp đó mà ví lạnh sẽ tránh được sự tấn công của cả virut lẫn hacker, vì vậy, tài sản và dữ liệu trong ví lạnh sẽ được an toàn tuyệt đối.
Còn có một loại ví khác cũng được phân loại là ví lạnh chính là vì giấy. Tuy nhiên, nó không được sử dụng nhiều vì khó bảo quản và dễ rách.
Các loại ví lạnh
Ví giấy
Ví giấy chỉ là một mảnh giấy có đầy đủ các thông tin như địa chỉ công khai, khóa cá nhân và QR code để người sở hữu có thể sử dụng khi giao dịch. Chỉ người sở hữu ví giấy mới có đầy đủ các thông tin và phương tiện để đăng nhập vào khối tiền điện tử có địa chỉ trên ví.
Đây chính là một cách vô cùng hữu hiệu để bảo vệ tài sản điện tử của người dùng khỏi các tấn công trên máy tính hay không gian mạng.
An toàn là thế, nhưng ví giấy rất dễ bị hư hỏng, rách, nhàu hay thất lạc. Rất nhiều nhà đầu tư đã chọn cách cất vào két sắt cá nhân hoặc gửi ở các két an toàn tại ngân hàng để bảo quản ví giấy.
Ví phần cứng
Đây chính là loại ví phổ biến và được nhiều người tin tưởng sử dụng nhất. Ví phần cứng là các công cụ lưu trữ vật lý, thông thường, chúng sẽ có hình dạng như một chiếc USB và được dùng để lưu trữ các khóa cá nhân. Các ví phần cứng không cần phải kết nối với internet, vì thế, chúng được bảo vệ an toàn khỏi các thành phần gây hại có thể đến từ máy tính hay không gian mạng.
Ngoài ra, người dùng còn có thể cài đặt mã PIN cho ví phần cứng để tăng độ an toàn cho ví. Nếu có bị mất thì cũng không ai ngoài chủ sở hữu nó có thể dùng được.
Ví phần mềm ngoại tuyến
Ví phần mềm ngoại tuyến của ví lạnh có thể hiểu đơn giản là giống với với ví phần mềm của ví nóng. Thế nhưng, phần mềm này được thiết kế đặc biệt để cài đặt và sử dụng trên các thiết bị, dụng cụ không liên kết với Internet như điện thoại di động, máy tính xách tay,..
Các điểm đặc trưng của ví lạnh
- Tính bảo mật cao và khả năng bảo vệ tối ưu, ví lạnh có thể bảo vệ tài sản của người dùng khỏi các phần mềm độc hại nhờ việc không kết nối với bất kỳ blockchain hay mạng internet nào.
- Người dùng có thể lưu trữ một số lượng lớn tiền số trong ví lạnh và hoàn toàn yên tâm về độ an toàn và sự hiệu quả của nó.
- Người dùng có thể tiến hành giao dịch mà không cần chờ đợi hay thông qua bên thứ 3 để xử lý các khóa và tiền.
- Là công cụ liên lạc rất hạn chế, tăng cường độ bảo mật cho tài sản.
- Có thể cài đặt thêm mã PIN như một lớp bảo mật bổ sung, nhờ vào đó, khả năng ví bị người khác sử dụng có thể bị loại trừ.
- Gần như tương thích với toàn bộ hệ điều hành.
- Ví giấy không gặp phải các sự cố như lỗi phần mềm, lỗi thiết bị.
- Có thể tạo ra các hạt giống. Người dùng có thể khôi phục các khóa đã tạo và thu hồi lại tiền của mình.
Điểm yếu – Điểm mạnh của ví lạnh
Bất kỳ sản phẩm điện tử nào cũng có những điểm mạnh, điểm yếu riêng của mình, ví lạnh cũng không nằm ngoài số đó.
Điểm mạnh
- Bảo mật cao: Nhờ tính năng lưu trữ tất cả các thông tin quan trọng bằng hình thức offline, không hề liên kết với không gian mạng nên ví lạnh có thể bảo vệ được các thông tin đó khỏi virus, các phần mềm có mã độc hay tin tặc.
- Sự ổn định: Như đã đề cập, ví lạnh vô cùng ổn định và không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khách quan như lỗi từ hệ thống, lỗi từ phần mềm hay mạng lag.
- Tính linh hoạt: Bên cạnh đó, ví lạnh khá nhỏ, chỉ bằng một chiếc USB hay thậm chí chỉ là một mẩu giấy, vì vậy ví lạnh rất dễ để mang theo trong túi mà không hề chiếm diện tích.
- Không cần những thủ tục rắc rối: Khác với ví nóng, người dùng ví lạnh không cần đăng nhập vào hệ thống hay tiến hành các bước để xác nhận danh tính.
- Phần mềm cho ví phần cứng: Các nhà sản xuất tạo ra một phần mềm kèm với ví phần cứng. Phần mềm này giúp người dùng xem danh sách các khoản đầu tư mà vẫn bảo đảm an toàn cho khóa cá nhân.
Điểm yếu
- Thiếu tiện dụng: Trước mỗi lần giao dịch, người dùng cần kết nối mạng cho ví lạnh. Một khi người dùng không mang theo ví thì sẽ không thể giao dịch được.
- Chi phí đắt đỏ: Người dùng cần phải bỏ ra một số tiền từ 50-200 USD. Ngoài ra, nếu có nhu cầu sử dụng ví phần mềm ngoại tuyến, người dùng phải bỏ thêm tiền để mua thêm điện thoại hoặc máy tính mới.
- Tốc độ xử lý giao dịch kém: Khi giao dịch bằng ví lạnh, người dùng sẽ tốn nhiều thời gian hơn vì phải hoàn tất một loạt các thao tác khác nhau.
- Khó lưu trữ, bảo quản: Các loại ví cứng khá dễ bị hỏng hóc do rơi vỡ, đối với ví giấy thì có thể bị rách, hoặc ướt. Vì vậy, dù có ưu điểm là nhỏ gọn, dễ mang theo nhưng ví lạnh vẫn có nhược điểm là khó bảo quản. Chính điều này sẽ tăng khả năng mất tài sản của chủ sở hữu.
- Giới hạn số lượng lưu trữ: Ví lạnh có tính chất lưu trữ như USB, vì vậy nó cũng có sự giới hạn về dung lượng và khả năng lưu trữ. So với ví nóng thì khả năng lưu trữ của ví lạnh thấp hơn khá nhiều.
So sánh Ví nóng và Ví lạnh
Ví nóng | Ví lạnh | |
Chế độ | Sử dụng trực tuyến, thao tác cài đặt và sử dụng dễ dàng | Sử dụng ngoại tuyến, chỉ có thể giao dịch khi có ví. |
Độ bảo mật | Độ an toàn thấp, dễ bị tấn công bởi virus, tin tặc. | Độ an toàn cao, bảo vệ tuyệt đối khỏi virus, tin tặc và phần mềm độc. |
Tốc độ giao dịch | Thời gian giao dịch ngắn, chỉ cần kết nối mạng để tiến hành giao dịch. | Thời gian giao dịch lâu, cần hoàn tất nhiều thủ tục để tiến hành giao dịch. |
Loại coin hỗ trợ | Đa dạng, nhiều loại | Còn hạn chế, không thể tích hợp nhiều loại với nhau. |
Số lượng coin hỗ trợ | Không giới hạn | Có giới hạn |
Cách sử dụng | Chỉ cần liên kết mạng và một vài thao tác đơn giản là người dùng đã có thể đăng ký và giao dịch thông qua ví nóng. | Ví phần cứng:
Khi lưu trữ tiền, người dùng phải gửi tiền của mình ở ví nóng đến địa chỉ công khai của ví phần cứng. Khi gửi tiền từ ví phần cứng cho người khác, người dùng cần liên kết mạng cho ví bằng ứng dụng riêng biệt, sau đó sử dụng khóa riêng để xác nhận giao dịch. Với ví giấy: Khi muốn gửi tiền từ ví giấy, người dùng cần quét mã QR in trên ví, sau đó đăng nhập vào ví nóng và thực hiện chuyển tiền. |
Giá bán | Miễn phí cho cả việc đăng ký và sử dụng | Nếu sử dụng ví phần cứng, người dùng cần mua nó với giá từ 50 USD đến 200 USD. |
Xác minh tài sản | Khi đăng nhập vào ví nóng, người dùng cần sử dụng các các giấy tờ tùy thân như hộ chiếu, căn cước hay chứng minh thư để xác nhận. | Không cần xác minh. |
Ai nên dùng ví lạnh?
Ví giấy
Ví giấy sẽ là một sự lựa chọn thích hợp cho các nhà đầu tư chọn các đầu tư chú trọng vào giá trị, những người muốn xem tiền điện tử như một tài sản để tích lũy và không có ý định bán ra. Với cơ chế hoạt động hoàn toàn offline, số tiền trong tài khoản của các nhà đầu tư có thể được đảm bảo an toàn ở mức cao nhất.
Nếu không muốn chi ra một khoảng tiền từ 50 USD đến 200 USD để mua ví phần cứng thì người dùng hoàn toàn có thể chọn ví giấy để thay thế. Thế nhưng, ví giấy cần được bảo quản thật cẩn thận vì nó dễ bị rách hay lạc mất.
Ví phần cứng
Cũng giống như ví giấy, ví phần cứng thích hợp cho các nhà đầu tư có ý định tích trữ tiền điện tử với số lượng lớn trong thời gian dài. Thay vì sử dụng ví nóng và phải đối mặt với các sự nguy hiểm đến từ không gian mạng, thì sử dụng ví lạnh để đảm bảo an toàn cho số tài khoản của mình có thể được xem là một sự lựa chọn đúng đắn. Nếu chỉ cần bỏ ra khoảng hơn 100 USD để bảo vệ số tài sản lên đến 4 hay 5 chữ số thì điều đó vô cùng hợp lý.
Tuy nhiên, nếu số tiền điện tử mà các nhà đầu tư muốn bảo quản chỉ là một con số nhỏ khoảng dưới 300 USD thì không cần phải đầu tư cho một chiếc ví phần cứng. Vì số tiền để mua ví phần cứng cũng xấp xỉ lượng tiền điện tử đó.
Các loại ví lạnh phổ biến hiện nay
Ledger Nano X
Ledger Nano X là chiếc ví lạnh có một khả năng bảo mật và bảo vệ tiền điện tử một cách tối ưu nhất. Chiếc ví này hỗ trợ người dùng tích lũy và bảo quản các đồng tiền phổ biến như Bitcoin, Litecoin hay các đồng tiền số khác ở chế độ offline an toàn.
Chiếc ví lạnh Ledger Nano X có khả năng kết nối Bluetooth, nhờ vào đó, người dùng có thể dùng nó mà không cần dùng dây cáp. Nhà sản xuất nhấn mạnh với người dùng rằng dù Bluetooth bị tấn công, Ledger Nano X có chức năng Secure Element, vì vậy nó sẽ yêu cầu người dùng cấp phép để thay đổi bất cứ thông tin hay dữ liệu nào.
Ngoài ra, Ledger Nano X còn có các công nghệ tiên tiến để thêm một lớp bảo mật bằng mã PIN, hay dễ dàng xem địa chỉ ví, sử dụng ví bằng smartphone và kết nối ví bằng cáp USB type C.
Ví được bán với giá: 3.990.000 VND.
Cool Wallet
Cool Wallet được nhà sản xuất tung ra với hai dòng Cool Wallet Pro là bản cao cấp và Cool Wallet S – bản cơ bản.
Bản Cool Wallet S có thiết kế như một chiếc thẻ ATM, rất tiện để bảo quản trong túi hay ví tiền. Chiếc ví này không thấm nước và có độ dẻo dai cao.
Người dùng có thể kết nối Cool Wallet S với bất kỳ chiếc điện thoại thông minh nào có hệ điều hành là Android hay IOS. Ngoài ra, nó còn hỗ trợ người dùng việc thao tác với nó thông qua ứng dụng mà nhà sản xuất cung cấp. Nhờ tính năng này mà người dùng có thể giao dịch bất kỳ lúc nào. Bên cạnh đó, Cool Wallet S sử dụng công nghệ bảo mật hiện đại hàng đầu giúp tiền của người dùng được bảo vệ tốt nhất.
Từ năm 2020, nhà sản xuất đã trang bị thêm tính năng giúp người dùng có thể mua bán tiền của họ qua ChangeHero hay Changelly. Đây là một điều vô cùng tiện lợi cho các nhà đầu tư theo xu hướng giao dịch mỗi ngày.
Cool Wallet S cũng hỗ trợ rất nhiều đồng như Bitcoin, Ethereum, Steller, Binance Coin,… và các token ERC – 20.
Ví được bán với giá: 2.261.655 VND.
Trezor
Được sản xuất bởi SatoshiLabs. Trezor cũng hoạt động theo nguyên tắc chung của ví lạnh là lưu trữ các Private Key của người dùng ở offline. Ví này yêu cầu người dùng phải nhập mã PIN khi có bất kỳ thao tác nào trên nó. Ngoài ra, Trezor còn có tính năng giúp người dùng khôi phục lại tiền của mình từ thiết bị khác bằng cách cung cấp cho họ một mật khẩu dự phòng.
Người dùng đánh giá Trezor là một ví phần cứng khá phức tạp khi so sánh với các loại ví mới sau này. Người dùng cần đọc thật kỹ các hướng dẫn từ nhà sản xuất để có thể sử dụng thành thạo.
Trezor cũng là một trong các ví hỗ trợ nhiều loại tiền ảo khác nhau, hơn 1400 loại. Trezor Ethereum hiện hỗ trợ tất cả Token ERC-20.
Ví được bán với giá: 2.261.655 VND
Ledger Nano S
Là phiên bản ví lạnh đến từ nhà Ledger. Tương tự các loại ví lạnh khác, Ledger Nano S giúp người dùng bảo vệ tài sản một cách an toàn và tối ưu nhất.
Lần đầu nhận được và sử dụng Ledger Nano S, người dùng sẽ phải chọn mã PIN bảo mật, ít nhất 4 chữ số. Những lần sử dụng sau, người dùng phải nhập thủ công mã PIN này để sử dụng thiết bị. Sau khi đã xác nhận xong mã PIN, người dùng sẽ được nhận một cụm gồm 24 từ để khôi phục. Nếu người dùng quên mã PIN thì có thể dùng cụm trên để khôi phục và tạo mã mới.
Các bản Firmware cũng được nhà sản xuất cập nhật thường xuyên cho ví lạnh để nâng cao sự bảo mật của ví.
Ngoài ra, ví lạnh Ledger Nano S được thiết kế từ vỏ thép không gỉ, rất bền nên không cần phải lo về việc hư hỏng thiết bị do rơi vỡ.
Hiện tại, ví lạnh Ledger Nano S hỗ trợ khoảng 1500 đồng coin và vẫn đang được cập nhật thêm.
Ví được bán với giá: 1.990.000 VND.
Keepkey
Keepkey cũng sẽ đưa cho người dùng mã PIN và cụm khôi phục để người dùng có thể thuận tiện sử dụng thiết bị. Thỉnh thoảng, Keepkey sẽ đổi mã PIN, nhờ đó, mã PIN của người dùng sẽ được bảo vệ và mức độ bảo vệ thiết bị cũng được nâng cao.
Keepkey khá được ưa chuộng nhờ tính thân thiện, dễ dàng thao tác và thiết kế đẹp mắt của nó. Keepkey có kích thước gấp đôi các ví khác như Ledger hay Trezor, màn hình hiển thị của nó rộng, giúp người dùng có thể đọc được địa chỉ tiền của mình mà không cần cuộn màn hình. Thế nhưng, cũng vì màn hình rộng mà Keepkey có một kích thước lớn và dễ bị trầy xước khi người dùng mang theo.
Keepkey chỉ có 1 nút để bật/tắt, các thao tác trên nó đều sẽ được thực hiện trên điện thoại hoặc máy tính thông qua app. Việc cài đặt Keepkey cũng đơn giản và nhanh chóng.
Thế nhưng, 1 khuyết điểm của Keepkey so với các ví lạnh phần cứng khác là chỉ hỗ trợ 54 loại coin, một con số khá khiêm tốn.
Một số điều cần chú ý khi sử dụng ví lạnh
- Nên sử dụng các loại ví tốt, được các chuyên gia đánh giá cao như: Ledger, Trezor, Cool Wallet,…
- Cụm khôi phục 24 ký tự là một cụm vô cùng quan trọng. Tuyệt đối không cho người khác biết hoặc nhập vào các website, phần mềm khác.
- Khi sử dụng ví giấy, người dùng nên cất giữ cẩn thận ở nơi khô thoáng, tránh ẩm mốc tránh việc ví bị rách, ướt hay mất.
- Thường xuyên theo dõi các thông tin từ nhà sản xuất để không bỏ lỡ việc cập nhật phiên bản mới, tăng bảo mật.
- Xem xét cẩn thận các thông tin trước khi tiến hành giao dịch để tránh các tình trạng mất mác tài sản. Các thông tin hiển thị trên ví phần cứng và màn hình các thiết bị điện tử phải khớp với nhau.
- Với các nhà giao dịch theo trường phái giao dịch thường xuyên, các nhà giao dịch nên dùng cả ví nóng và ví lạnh để việc sử dụng và giao dịch diễn ra thuận tiện hơn.
Trên đây là các thông tin về ví lạnh và một số gợi ý cho người dùng. Rất mong các thông tin trên giúp ích được cho bạn. Chúc bạn thành công!