Tính đến thời điểm hiện tại, trên thị trường đã và đang phát triển nhiều hệ thống Blockchain khác nhau như Ethereum, Solana, Terra, … Nhưng có lẽ điểm hạn chế lớn nhất giữa các Blockchain chính là khả năng kết nối với nhau. Nhằm giải quyết vấn đề này dự án Wormhole đã dần được hình thành. Vậy Wormhole là gì? Tỷ giá TerraUSD token hiện tại tăng hay giảm? Cùng Topsanfx tìm hiểu nhé!
Contents
- 1 Hệ sinh thái Wormhole
- 2 Wormhole sở hữu đặc điểm gì?
- 3 Nguyên tắc hoạt động của Wormhole
- 4 Roadmap – Lộ trình phát triển Wormhole
- 5 Sản phẩm, doanh thu dự án Wormhole
- 6 Những mặt hạn chế của dự án Wormhole
- 7 Thông tin về Wormhole token
- 8 Tỷ giá TerraUSD (Wormhole) token hôm nay
- 9 Một số câu hỏi liên quan
- 10 Lời kết
Hệ sinh thái Wormhole
Wormhole là gì?
Wormhole một cầu nối cross-chain có khả năng liên kết nhiều blockchain như Ethereum, Solana, Terra, Binance Smart Chain, Polygon, Avalanche và Oasis, … Đây chính là dự án truyền tin (message-passing protocol) được thiết lập giữa các blockchain với nhau nhằm giúp mọi NĐT dễ dàng chuyển giao tài sản.
- Wrapped token là gì? Có nên đầu tư vào Wrapped token?
- Taproot là gì? Những lợi ích mà Taproot đem lại cho Bitcoin
- Ronin Wallet là gì? Cách chuyển SLP từ Binance sang Ronin
- Erg Coin là gì? Có nên cân nhắc đầu tư vào Erg Coin hay không?
Nhờ đó mà những tiềm năng từ các dự án blockchain được tận dụng một cách triệt để. Mặc khác, dự án này còn cho phép thực hiện các hoạt động đồng bộ trễ thấp và tạo điều kiện cho việc sử dụng các dữ liệu một cách tự do mà không có sự chậm trễ.
Vai trò của dự án Wormhole
Sự hình thành của Wormhole đã mở ra một trang mới khắc phục những vấn đề còn tồn đọng của các Blockchain về khả năng liên kết cụ thể như sau:
- Khắc phục các vấn đề còn tồn đọng trong quá trình chuyển giao các token giữa các dự án Blockchain với nhau.
- Cải thiện những vấn đề hạn chế về khả năng tương tác, giao dịch từ các loại hợp đồng thông minh cũng như các ứng dụng hiện có trên nền tảng Blockchain. Đặc biệt, sự phát triển của các DeFi rất cần sự can thiệp của Wormhole để cải thiện được vấn đề này.
Wormhole sở hữu đặc điểm gì?
Hỗ trợ các Non-EVM chain
Wormhole có khả năng hỗ trợ trong việc truyền các dữ liệu và tài sản từ các Blockchain không tương thích với EVM như Solana, Aptos, Sui, Acala với các EVM-chain như Ethereum và Polygon.
Bên cạnh đó, Wormhole còn hợp tác với nhiều validator uy tín khác để thiết lập nên các hệ thống bảo mật hệ dựa trên 19 validator Certus One, Everstake, Staked và Chorus One.
Cầu NFT qua các chuỗi với nhau
Có thể dễ dàng nhìn nhận và đánh giá cổng Wormhole NFT sẽ giúp mọi đối tượng người dùng thuận tiện hơn trong quá trình gửi các NFT của chính họ qua các giao diện Blockchain khác. Thực tế thì đây chính là tính năng mà các cầu nối mã thông báo không được hỗ trợ.
Hỗ trợ nhiều blockchain
Nhờ các tính năng được tích hợp sẵn tại Wormhole mà mọi người dùng có thể dễ dàng tham gia vào nhiều giao thức DeFi mà không cần sự can thiệp của các giải pháp phi tập trung. Từ đó, người dùng hoàn toàn dễ dàng chuyển các token ERC-20 từ Ethereum sang các chuỗi khác. Đồng thời, các chủ sở hữu cũng dễ dàng truy cập đến các hệ sinh thái DeFi của Ethereum.
Ngoài ra, Wormhole cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các ứng dụng phi tập trung được thiết lập tại các giao diện này. Đồng thời giúp các nền tảng sử dụng Blockchain layer 1 khác nhau có thể làm giải pháp cho các Layer 2. Những tiền đề này góp phần không nhỏ giúp các nhà phát triển dễ dàng xây dựng các sàn giao dịch phi tập trung đa chuỗi, DAO đa chuỗi.
Nguyên tắc hoạt động của Wormhole
Như đã được đề cập, sự ra đời của các Wormhole Core Layer góp phần không nhỏ giúp giải quyết các vấn đề về sự tương tác. Chúng được hoạt động thông qua các hợp đồng được tích hợp trên chuỗi Blockchain (Core Contract). Nguyên tắc hoạt động của dự án này sẽ được thể hiện qua hai cơ chế sau đây.
Wormhole Core Layer
Thực tế, phần quan trọng nhất của các Wormhole Core Layer chính là các Guardian Network (đây là thành phần thứ hai của nền tảng này). Mục đích của chúng là theo dõi và xác nhận các thông điệp được gửi từ các blockchain thông qua hợp đồng Core Contract này.
Guardian Network gồm 19 Guardians. Khi đó, một thông điệp sẽ được đánh giá là không hợp lệ khi 2/3 tổng số các Guardian đã kiểm tra cũng như chấp nhận nó. Có thể hiểu rằng, đây chính là một chữ ký xác minh được thiết lập nhằm mục đích đánh giá được tính xác định của thông điệp.
Wormhole Token Bridge
Một tính năng tất yếu khá quan trọng của Wormhole chính là Wormhole Token Bridge. Cơ chế này đảm nhận vai trò chuyển giao các loại tài sản tiền điện tử không tin cậy và không được phép giao dịch giữa các Blockchain Layer 1. Chẳng hạn như Ethereum, Solana, Terra, Binance Smart Chain, Polygon, Avalanche và Oasis.
Roadmap – Lộ trình phát triển Wormhole
Sản phẩm, doanh thu dự án Wormhole
Một trong những tiền đề quan trọng đã tạo nên những khoản danh thu cho dự án Wormhole này chính là các sản phẩm tất yếu sau đây:
Portal Bridge
Dự án này thuộc trong nhóm cross-chain bridge và chúng được thiết lập bởi Wormhole. Để chuyển giao các loại tài sản giữa các blockchain với nhau Portal Bridge đã sử dụng cơ chế lock & mint. Cơ chế lock & mint được mô phỏng đơn giản như sau:
- Người dùng chuyển ETH (Ethereum) qua Portal
- ETH này sẽ bị khóa trong hợp đồng thông minh
- Một đồng coin mới được tạo ra từ việc khóa ETH (tên wrapped ETH) trên Chain B (blockchain đích).
Tiếp đó, người dùng sẽ dễ dàng hoán đổi các wrapped ETH này thành các token khác trên chain B. Hiện tại, dự án này đã và đang hỗ trợ 22 chain khác nhau như: Solana, Ethereum, Terra Classic, BNB Chain, Fantom, Karura, Acala, Near, Aptos, Celo, Polygon, Avalanche, Oasis, Algorand, Aurora, …
Portal NFT Bridge
Nhiệm vụ của dự án này là giúp người dùng dễ dàng chuyển các NFT của bản thân sang các chain như đa dạng khác như:
- Ethereum
- Solana
- BNB Chain
- Polygon
- Avalanche
- Fantom
- Oasis
- Karura
- Aptos
- Celo
Tính đến thời điểm hiện tại, NFT Portal đã và đang tham gia hỗ trợ các chuẩn token ERC-721 (với metadata) và chuẩn token SPL. Những chuẩn này đều có tầm ảnh hưởng đến mọi quá trình hoạt động của dự án này.
Carrier
Carrier được ra mắt trên thị trường vào tháng 3/2023 bởi Automata Network và được thiết lập từ Wormhole. Dự án này đang thực hiện hỗ trợ 12 blockchain lớn như:
- Solana
- Ethereum
- BNB Chain
- Polygon
Trong tương lai, các tính năng của dự án này cũng sẽ được triển khai và công bố dần gồm nhiều chức năng về swap cũng như cơ chế bảo vệ 2FA nhằm tối ưu hóa được các tính năng bảo mật của bridge. Những dự án này đóng vai trò khá quan trọng trong việc tạo nên nguồn doanh thu dồi dào cho dự án cũng như những đối tác có liên kết trực tiếp với Wormhole.
Những mặt hạn chế của dự án Wormhole
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật đã được thống kê tại các danh mục nêu trên. Thì nền tảng Wormhole vẫn còn vướng phải nhiều vấn đề cũng như sự bất cập như sau:
- Tính năng bảo mật của Wormhole chưa thực sự an toàn như những gì mà dự án đã thông báo trước đó. Những lỗ hổng này đã bị kẻ xấu tấn công trên các giao thức Solana.
- Điển hình là sự kiện cross-chain Wormhole bị hacker vào ngày 03/02/2022 đã khiến 120.000 wETH bị thất thoát nghiêm trọng. Xét theo giá trị ở thời điểm hiện tại thì lượng Wrapped Ethereum này có giá trị khoảng hơn 325 triệu USD.
Đến tối ngày 03/02, hệ thống cũng đã đưa ra những thông báo liên quan đến việc khôi phục lại toàn bộ số tiền WETH đã bị đánh cắp. Cũng như tối ưu hóa được các cầu nối cross – chain hoạt động bình thường trở lại theo các nguyên tắc ban đầu của giao diện.
Thông tin về Wormhole token
- Token Name: TerraUSD (Wormhole) Token
- Ticker: UST
- Blockchain: Ethereum
- Token Standard: ERC-20
- Contract: 0xa693b19d2931d498c5b318df961919bb4aee87a5
- Token type: Utility
- Total Supply: 42,531,101 UST
- Circulating Supply: Updating…
Tỷ giá TerraUSD (Wormhole) token hôm nay
Một số câu hỏi liên quan
Đội ngũ dự án, nhà đầu tư, đối tác Wormhole
Tính đến thời điểm hiện tại thì đội ngũ của dự án vẫn chưa được công bố trên thị trường. Jump Trading là quỹ đầu tư đóng vai trò quan trọng trong việc khôi phục số tiền bị mất trong cuộc tấn công trị giá 325 triệu USD vào Wormhole trước đó. Jump Trading, là một trong những nhà tài trợ lớn nhất cho Wormhole vào thời điểm đó, đã bù đắp khoản lỗ bằng cách mua khoảng 300 triệu đô la ETH trên thị trường.
Bên cạnh đó, Wormhole vẫn có sự hiện diện của các quỹ khác như Chorus One, Arrington Capital, Big Brain Holdings…
Wormhole hiện có nhiều dự án được phát triển với nhiều đối tác được tham gia. Theo đánh giá có hơn 50 dự án khác nhau từ 19 chain mà Wormhole đang tích hợp. Nhờ đó mà Portal Bridge cũng đã thừa hưởng được nhiều lợi ích đến từ các mối quan hệ hợp tác này.
Wormhole chủ yếu nhắm vào phân khúc khách hàng của các dự án trên thị trường cần sử dụng các giải pháp chuỗi chéo (phân khúc B2B). Bởi vì chi phí được thu qua Portal Bridge (Cầu nối cho lĩnh vực B2C) hiện là công ty con của công ty Wormhole, nên phí người dùng cho các giao dịch chuyển đổi tài sản qua Portal sẽ chủ yếu là phí gas.
Mua bán TerraUSD token ở đâu?
Hiện nay, các nhà đầu tư hoàn toàn có thể thực hiện các hoạt động mua bán TerraUSD token tại nhiều sản giao dịch khác nhau. Chẳng hạn như các sàn giao dịch sau:
- Sushiswap
- Uniswap (v2)
- OKX
- Binance
- Raydium
- Curve Finance,…
Bên cạnh đó, nếu anh em muốn sở hữu những UST thì bạn vẫn có thể cân nhắc thực hiện Swap với token LUNA hoặc các đồng stablecoin khác. Đây cũng chính là một trong những cách thức sở hữu UST dễ dàng nhất tính đến thời điểm hiện tại.
Ví lưu trữ đồng TerraUSD
Để lưu trữ các đồng TerraUSD này, người dùng có thể lựa chọn một trong các kiểu ví cơ bản sau đây:
- Trust Wallet
- MetaMask
- Binance Chain Wallet
- imToken
- MyEtherWallet
- Ledger
- Trezor, ..
Lời kết
Trên đây là toàn bộ những thông tin đánh giá chi tiết về khái niệm Wormhole là gì cũng như những kiến thức liên quan khác đến dự án này. Hy vọng thông qua những thông tin mà Topsanfx cung cấp sẽ phần nào giúp bạn hiểu rõ được những vấn đề mà dự án này đã và đang đảm nhận để giải quyết.
Xem thêm