Giải chấp là một khái niệm vô cùng quen thuộc với lĩnh vực ngân hàng. Tuy nhiên, trong chứng khoán cũng có khái niệm bán giải chấp cổ phiếu. Vậy, giải chấp là gì? Làm sao để tránh việc này khi tham gia đầu tư. Hãy cũng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết bên dưới nhé!
Contents
Giải chấp là gì?
Khi chủ sở hữu của tài sản không còn khả năng chi trả cho khoản vay theo đúng thời hạn cam kết, ngân hàng sẽ tiến hành tịch thu tài sản mà họ đã thế chấp. Sau đó, để thu lại tiền, ngân hàng sẽ bán đấu giá các tài sản đã tịch thu được để thanh lý chúng sớm nhất có thể. Việc thanh lý tài sản thế chấp của ngân hàng chính là giải chấp.
Chỉ khi hợp đồng vay được thanh lý, tài sản mới được giải chấp. Điều này đồng nghĩa với việc tài sản thế chấp không còn các nghĩa vụ đảm bảo cho các khoản vay của chủ sở hữu với ngân hàng. Nói một cách đơn giản, khi thanh lý hợp đồng, giải chấp tài sản thì tài sản không còn là tài sản đảm báo cho khoản vay.
Về cơ bản, người đi vay khi đến thời hạn trả nợ gốc cho ngân hàng thì phải tiến hành giải chấp tài sản. Trong trường hợp khách hàng không thanh lý hợp đồng đúng thời hạn thì khoản nợ của khách hàng sẽ trở thành nợ xấu, nợ quá hạn, gây ảnh hưởng đến điểm tín dụng của người đi vay.
- Đặc điểm đầu tư chứng khoán quốc tế là gì?
- Rủi ro gì khi đầu tư chứng khoán phái sinh
- Chiến lược đầu tư chứng khoán cơ sở dễ thắng nhất
- Chứng quyền là gì? Chứng quyền có lừa đảo không
- Chứng khoán số là gì? Đánh giá rủi ro và cơ hội
Bán giải chấp cổ phiếu là gì?
Bán giải chấp cổ phiếu là việc một công ty chứng khoán tiến hành bán bớt cổ phiếu trong tài khoản của các nhà đầu tư để hạ tỷ lệ nợ của họ về mức an toàn đã được quy định trước.
Thông thường, các nhà đầu tư tham gia giao dịch ký quỹ sẽ là các nhà đầu tư thường bị bán giải chấp cổ phiếu. Khi cổ phiếu bị giảm giá sâu, về dưới mức mà các công ty chứng khoán cho phép nhưng các nhà đầu tư vẫn chưa nộp thêm tiền vào tài khoản.
Trước khi tiến hành bán giải chấp cổ phiếu, các công ty chứng khoán sẽ thông báo cho khách hàng của họ trước từ 1 đến 2 ngày. Các nhà đầu tư phải nạp thêm tiền vào tài khoản ký quỹ lên đến mức an toàn tối thiểu do công ty chứng khoán quy định nếu không muốn bị bán giải chấp cổ phiếu.
Ví dụ: Nhà đầu tư có 1.000.000.000 VND và muốn mua 40.000 cổ phiếu A trị giá 2.000.000.000 VND (50.000 VND/cổ phiếu) sử dụng gói vay của công ty chứng khoán B là 3:7.
Vậy, công ty chứng khoán B cho khách hàng vay:
2.000.000.000 x 70% = 1.400.000.000 VND.
Nhà đầu tư chỉ cần bỏ vốn:
2.000.000.000 x 30% = 600.000.000 VND.
Quy định tỷ lệ ký quỹ của Công ty chứng khoán B là phải duy trì tỷ lệ tối thiểu cao hơn 30%. Khi thị trường bị biến động và xuất hiện tín hiệu xấu, giá cổ phiếu A giảm xuống còn 35.000 VND/cổ phiếu, lúc đó tổng tài sản của nhà đầu tư còn:
35.000 x 40.000 = 1.400.000.000 VND.
Vốn vay của khách hàng chỉ còn:
1.000.000.000 – (15.000 x 40.000) = 400.000.000 VND.
Tỷ lệ ký quỹ trên tài khoản lúc đó là:
(400.000.000/1.400.000.000) x 100% = 28,6%.
Mức này nhỏ hơn so với quy định tỷ lệ ký quỹ duy trì tối thiểu. Vì vậy, khách hàng sẽ bị call margin. Tức là lệnh gọi ký quỹ của công ty chứng khoán đề nghị nhà đầu tư nộp thêm tiền hoặc tăng số lượng chứng khoán thế chấp.
Nếu giá cổ phiếu tiếp tục giảm xuống còn 33.000 VND/cổ phiếu, tổng tài khoản hiện có là:
33.000 × 40.000 = 1.320.000.000 VND.
Vốn của khách hàng lúc này sẽ còn:
1.000.000.000 – (17.000 × 40.000) = 320.000.000 VND.
Như vậy, lúc này tỷ lệ ký quỹ trên tài khoản là:
320.000.000 / 1.320.000.000 = 24%.
Khi đó cổ phiếu sẽ bị bán giải chấp.
Các dấu hiệu cho thấy xuất hiện bán giải chấp cổ phiếu
Việc phải bán giải chấp cổ phiếu xảy ra khi các nhà đầu tư sử dụng margin hay còn gọi là đòn bẩy tài chính. Các công ty chứng khoán có nhiều cách thức để xử lý tài khoản margin. Khi thị trường chứng khoán bị lao dốc hay chỉ một mã cổ phiếu bị rớt giá, cách duy nhất thường được áp dụng nhất để giải quyết là bán giải chấp cổ phiếu.
Khi công ty chứng khoán công bố ra thị trường việc họ sẽ cắt margin một mã cổ phiếu nào đó, các nhà đầu tư đang nắm giữ mã cổ phiếu A và có sử dụng đòn bẩy tài chính sẽ phải lựa chọn: Bán cổ phiếu ra thị trường; Nạp thêm tiền vào tài khoản margin cho công ty chứng khoán hoặc cả hai biện pháp. Các nhà đầu tư sẽ có thời gian trong khoảng 2 đến 5 phiên giao dịch để tiến hành xử lý margin trên tài khoản.
Ví dụ cổ phiếu PVX có tính thanh khoản lớn nhất trên sàn HNX nhưng cũng kèm theo đợt sóng mạnh vì vậy được nhiều người ưa chuộng và sử dụng margin. Tuy nhiên nếu thị trường không đi đúng hướng theo kỳ vọng, nhà đầu tư có thể bị bán giải chấp cổ phiếu từ công ty chứng khoán để thu hồi tiền vay của khách hàng.
Xem thêm: Margin là gì?
Cách phòng tránh để cổ phiếu không bị giải chấp
Khi tham gia đầu tư, không một nhà đầu tư nào muốn tài khoản của mình chịu sự can thiệp của công ty chứng khoán và bị bán giải chấp cổ phiếu. Lý do là vì các nhà đầu tư sẽ bị tổn thất khá nhiều khi cổ phiếu của họ bị đem đi bán giải chấp.
Để tránh khỏi tình trạng này, các nhà đầu tư cần phải theo dõi và để tâm đến tỷ lệ ký quỹ của tài khoản khi thị trường xuất hiện những biến động không đáng có. Nhất là những biến động đó có liên quan đến mã cổ phiếu mình đang sở hữu.
Các chuyên gia tài chính không khuyến cáo nhà đầu tư theo dõi thường xuyên danh mục đầu tư. Tuy nhiên nếu nhà đầu tư có số dư ký quỹ lớn thì cần phải theo dõi hằng ngày. Qua đó giúp nhà đầu tư biết được danh mục của mình đang ở đâu, có đang gần chạm mức ký quỹ duy trì an toàn tối thiểu hay không.
Ngoài ra, khi tham gia đầu tư, các nhà đầu tư chỉ nên áp dụng kỹ thuật đòn bẩy khi đã có cho mình một số kinh nghiệm nhất định. Bên cạnh đó còn phải nắm chắc kỹ thuật đòn bẩy để mang lại lợi nhuận tốt nhưng không gặp phải rủi ro cao.
Các nhà đầu tư không nên giao dịch ký quỹ vào những cổ phiếu mang tính đầu cơ mà chỉ sử dụng khi thị trường có xu hướng rõ ràng. Tuy nhiên cần áp dụng ở mức độ vừa phải, an toàn cho tài khoản. Trước khi lên kế hoạch đầu tư cần phân tích kỹ lưỡng và tìm hiểu kỹ về tỷ lệ ký quỹ của các công ty chứng khoán.
Các nhà đầu tư cũng có thể sử dụng có ứng dụng đầu tư chứng khoán để có thể phân tích và tìm được điểm vào lệnh mua/bán phù hợp nhằm thu lại lợi nhuận cao nhất.
Lời kết
Trên đây là các thông tin về giải chấp, bán giải chấp cổ phiếu cũng như cách phòng tránh. Tổn thất khi đầu tư là một việc không thể tránh khỏi nhưng cũng không có nhà đầu tư nào mong muốn gặp phải. Vì vậy các nhà đầu tư luôn phải cẩn trọng mỗi khi đưa ra quyết định.
Rất mong bài viết này có thể mang đến thông tin hữu ích cho bạn. Chúc bạn thành công!
Xem thêm bài liên quan