Kênh giá được xem là một công cụ phân tích kỹ thuật khá hữu ích nhưng để vận dụng được nó không hề dễ dàng nhất là đối với những ai chưa có kinh nghiệm nhiều trong Forex. Vậy kênh giá là gì? Cách sử dụng như thế nào? Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về công cụ này.
Kênh giá là gì?
Kênh giá (price channel) gồm có 2 đường thẳng song song trong đó 1 đường là đường xu hướng hiện tại của thị trường, đường còn lại được vẽ song song sao cho phần lớn vùng giá đều nằm giữa 2 đường.
Chức năng chính của kênh giá chính là dùng để nhận diện xu hướng giá hiện tại từ đó tìm kiếm các cơ hội giao dịch lý tưởng. Bên cạnh đó nhà giao dịch có thể dễ dàng nhận thấy thời điểm break out để chuẩn bị trước cho xu hướng mới của thị trường.
Cách vẽ kênh giá
Up Price Channel (Kênh giá tăng)
Xuất hiện ở xu hướng tăng giá của thị trường do đó 2 đường xu hướng sẽ dốc lên. Đường xu hướng nằm dưới hay ngưỡng hỗ trợ là đường chính, đường xu hướng phía trên được vẽ song song và phải đi qua đỉnh gần nhất của xu hướng tăng.
Kênh giá tăng sẽ kết thúc khi giá phá vỡ ra khỏi ngưỡng hỗ trợ bên dưới để bắt đầu hình thành xu hướng giảm. Hoặc tăng mạnh vượt lên đường kháng cự phía trên để hình thành xu hướng tăng mới.
Down Price Channel (Kênh giá giảm)
Kênh giá giảm hình thành ở thị trường giảm nên 2 đường xu hướng sẽ dốc xuống. Đường xu hướng nằm trên hay ngưỡng kháng cự là đường xu hướng chính, đường còn lại phía dưới sẽ được vẽ song song và phải đi qua đáy gần nhất của xu hướng giảm.
Kênh giá giảm sẽ kết thúc khi giá phá vỡ khỏi ngưỡng kháng cự bên trên để bắt đầu hình thành xu hướng tăng, hoặc giảm mạnh xuống phá vỡ đường hỗ trợ để hình thành xu hướng giảm mới.
Sideway Price Channel (Kênh giá đi ngang)
Được hình thành ở thị trường sideway, thời điểm này thị trường không có nhiều biến động mà sẽ di chuyển trong một khoảng gần như ngang nhau.
Để vẽ kênh giá đi ngang cũng tương tự cách xác định thị trường sideway, vẽ 1 đường đi ngang qua các đỉnh và 1 đường đi qua các đáy.
Cách sử dụng kênh giá để giao dịch
Kênh giá có thể vận dụng vào nhiều chiến lược giao dịch khác nhau, dưới đây là 2 cách phổ biến và được sử dụng nhiều nhất:
- Dùng xu hướng kênh giá để giao dịch.
- Nhận diện điểm break out kênh giá để giao dịch.
Dùng xu hướng theo kênh giá để giao dịch
Để đảm bảo độ hiệu quả của cách giao dịch này thì bắt buộc kênh giá phải có độ dốc lớn đồng nghĩa giá trên thị trường đang giảm mạnh hoặc tăng mạnh
Theo kênh giá tăng
Vào lệnh: đặt lệnh mua khi giá hồi và chạm ngưỡng hỗ trợ bên dưới ở lần thứ 3.
Dừng lỗ: đặt ở đáy gần nhất trước điểm đặt lệnh
Chốt lời: đặt chốt lời sau khi vào lệnh và đợi giá chạm ngưỡng hỗ trợ
Theo kênh giá giảm
Vào lệnh: chờ giá hồi lại đường xu hướng phía trên lần thứ 3 thì vào lệnh mua.
Dừng lỗ: đặt tại đỉnh gần nhất trước khi vào lệnh.
Chốt lời: sau khi giá chạm đường xu hướng ở dưới.
Theo kênh giá đi ngang
Lúc này thị trường đang ở trạng thái nghỉ ngơi nên tốt nhất bạn không nên vào lệnh. Để có thể thắng lệnh khi giao dịch trong thị trường sideway đòi hỏi bạn phải có đủ kinh nghiệm cũng như kỹ năng để tìm được tín hiệu giao dịch tốt.
Một điều cần lưu ý nếu muốn giao dịch lúc thị trường đang không có nhiều biến động như thế này là bạn cần quan sát biên độ dịch chuyển của giá và tự xem xét khả năng thành công nếu đặt lệnh.
Nhận diện điểm break out kênh giá để giao dịch
Dựa vào thời điểm giá phá vỡ 2 đường xu hướng để xác định đảo chiều và vào lệnh là một cách giao dịch phổ biến nhưng chứa nhiều rủi ro. Vì thời điểm break out chính là lúc đang ở mức quá cao hoặc quá thấp nên tỷ lệ mắc phải rủi ro sẽ càng cao.
Để đảm bảo bạn nên chú ý đến khối lượng giao dịch của thị trường tại thời điểm đó. Nếu lượng giao dịch lớn, nhiều người mua bán trên thị trường lúc đó thì cách này sẽ dễ thắng hơn, nếu lượng người giao dịch quá ít thì có thể giá phá vỡ không đủ và bị từ chối.
Qua bài viết này hy vọng bạn đã hiểu mô hình kênh giá là gì cũng như cách vận dụng nó vào giao dịch như thế nào cho hiệu quả. Chúc các bạn có một ngày giao dịch hiệu quả.