RSI là chỉ báo quan trọng mà trader nào đầu tư forex tại các sàn giao dịch đều phải biết. Vậy, RSI là gì? Việc cài đặt và sử dụng RSI ra sao? Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về loại chỉ báo này cũng như cách sử dụng chỉ báo RSI trong Forex như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất.
Contents
Chỉ báo RSI là gì?
Năm 1978, trong cuốn sách “New Concepts in Technical Trading Systems” ông J. Welles Wilder đã trình bày về chỉ báo RSI. Relative Strength Index là tên tiếng Anh của RSI, được gọi là chỉ số sức mạnh tương đối.
Chỉ báo RSI là một chỉ báo quan trọng được sử dụng trong phân tích kỹ thuật, cung cấp cho nhà giao dịch các tín hiệu về động lượng giá tăng/giảm và thường được vẽ bên dưới biểu đồ giá. Dựa vào các chỉ số này các nhà đầu tư có thể đánh giá các điều kiện quá mua hoặc quá bán của thị trường.
RSI không chỉ có giá trị với thị trường chứng khoán mà còn có giá trị với các thị trường tài chính khác như thị trường tương lai, thị trường ngoại hối, …
Ý nghĩa của chỉ báo RSI
Trong thị trường forex, chỉ báo RSI là một chỉ số quan trọng. Dựa vào nó các nhà đầu tư sẽ xác định được khi nào vào lệnh và khi nào đóng lệnh. Dựa vào hình minh họa chúng ta xác định được ý nghĩa của vùng quá mua và vùng quá bán trong giao dịch Forex
- Vùng quá mua (overbought): khi đường RSI > 70
- Vùng quá bán (oversold): khi đường RSI < 30
Chỉ báo RSI sẽ dao động với biên độ từ 0 đến 100. Nếu như biên độ dao động về gần 100 nghĩa là sức mua của thị trường tăng mạnh. Còn nếu biên độ dao động về gần 0 thì sức bán đang tăng cao.
Công thức tính RSI
Để đơn giản hóa việc tính toán, RSI đã được chia thành các thành phần cơ bản:
RSI = 100 / 100 – (1 + RS)
RS (sức mạnh tương đối), mức lãi trung bình (AG: Average Gain) và mức lỗ trung bình (AL: Average Loss)
RS = Mức lãi trung bình / Mức lỗ trung bình
Mức lãi hoặc lỗ trung bình được sử dụng là phần trăm lãi hoặc lỗ trung bình trong khoảng thời gian được tính. Mức lỗ ở đây được biểu thị bằng giá trị dương.
Thời gian tiêu chuẩn được sử dụng để tính giá trị RSI là 14 kỳ.
Chỉ báo RSI cho bạn biết điều gì?
Có hai tín hiệu cơ bản được cung cấp bởi chỉ báo RSI. Vì đây là một chỉ báo hàng đầu nên các tín hiệu có thể xuất hiện trước khi giá thực tế biến động.
Tình trạng quá mua và quá bán
Chỉ báo RSI được xem là quá mua khi có giá trị trên 70 và quá bán khi dưới 30. Các mức giá trị này cũng có thể được điều chỉnh nếu cần thiết để phù hợp hơn với điều kiện thị trường. Ví dụ: nếu một cặp tiền liên tục đạt đến mức quá mua là 70, bạn có thể điều chỉnh mức này thành 80.
Bạn nên tập trung vào các tín hiệu và kỹ thuật giao dịch phù hợp với xu hướng, nói cách khác là hãy sử dụng tín hiệu tăng giá khi giá đang trong xu hướng tăng và các tín hiệu giảm giá khi thị trường ở xu hướng giảm sẽ giúp bạn tránh được các cảnh báo sai từ RSI.
Tín hiệu phân kỳ
Tương tự như MACD, chỉ báo RSI cũng mang đến tín hiệu về sự phân kỳ là dấu hiệu cho khả năng đảo chiều trên thị trường.
- Phân kỳ RSI tăng – Giá giảm trong khi đường RSI tăng, đây là tín hiệu tăng giá mạnh trên biểu đồ.
- Phân kỳ RSI giảm – Giá tăng trong khi đường RSI giảm, đây là một tín hiệu giảm giá mạnh trên biểu đồ
Hướng dẫn cài đặt đường RSI trên MT4
Bạn thực hiện các bước dưới đây để cài đặt RSI trên MT4:
- Bước 1: Mở phần mềm MT4. Nếu bạn chưa có thì hãy cài đặt MT4 trước tiên nhé. Sau đó, chọn Insert trên thanh menu > Indicator > Oscilatoirs > Relative Strength Index
- Bước 2: Hộp thoại điều chỉnh cho RSI xuất hiện. Bạn sẽ điều chỉnh chu kỳ là 14 ngày, chọn màu cho đường RSI ở mục Style.
Cách sử dụng RSI trong giao dịch hiệu quả
Kết hợp RSI và MACD
MACD là một chỉ báo động lượng theo xu hướng cho thấy mối quan hệ giữa hai đường trung bình động. MACD đo lường mối quan hệ giữa hai đường trung bình động trong khi chỉ báo RSI đo lường sự thay đổi giá. Hai chỉ báo này thường được sử dụng cùng nhau để cung cấp cho nhà phân tích bức tranh kỹ thuật hoàn chỉnh về thị trường.
Các chỉ số này đều đo lường động lượng tuy nhiên lại đo lường các yếu tố khác nhau nên đôi khi đưa ra các tín hiệu trái ngược nhau.
Nhà giao dịch cần vào lệnh ngay khi nhận được tín hiệu quá mua hoặc quá bán từ cả RSI và MACD, sau đó nếu một trong hai chỉ báo cung cấp tín hiệu thoát thì bạn cũng nên đóng vị thế.
RSI Failure Swing
RSI Failure Swing là một kỹ thuật nâng cao của giao dịch Phân kỳ RSI. Trong trường hợp RSI phân kỳ, giá và chỉ báo ngược hướng với nhau cho thấy sự mất đà trong xu hướng.
Chiến lược RSI Failure Swing được sử dụng để tìm điểm vào lệnh bằng cách dự đoán sự đảo chiều xu hướng. Điều này có nghĩa là vị thế vào lệnh ngược lại với xu hướng hiện tại.
Khi RSI dao động thấp, trước khi thất bại trong xu hướng tăng hoặc đỉnh được hình thành ngay trước khi thất bại trong xu hướng giảm thì chỉ báo này sẽ báo hiệu thời điểm đặt lệnh.
Trong xu hướng tăng, nhà giao dịch có thể vào lệnh mua và trong xu hướng giảm nhà giao dịch có thể vào vị thế bán.
Sử dụng RSI kết hợp đa khung thời gian
Bước 1: Tìm và xác định xu hướng, ở khung D1 biểu hiện mức quá mua hoặc quá bán.
- Nếu quan sát thấy trên khung D1 của RSI < 30 thì sẽ biểu hiện cho việc quá bán. thị trường sắp đảo chiều từ giảm sang tăng. Tại lúc này nên vào lệnh Buy.
- Nếu quan sát thấy trên khung D1 của RSI > 70 thì sẽ biểu hiện cho việc quá mua, thị trường sắp đảo chiều từ tăng sang giảm. Tại lúc này nên vào lệnh Sell.
Bước 2: Xác định điểm vào lệnh trên H4
- Chờ giá vào vùng quá bán trên khung H4 thì vào lệnh Buy.
- Chờ giá vào vùng quá mua trên khung H4 thì vào lệnh Sell
Kết luận
RSI là một chỉ báo mạnh mẽ mang đến nhiều tín hiệu giao dịch đảm bảo. Qua bài viết này hy vọng các bạn đã biết cách sử dụng chỉ báo RSI trong giao dịch Forex như thế nào để thu được lợi nhuận tối ưu nhất. Chúc các bạn giao dịch thuận lợi.