Biểu đồ Point and Figure là một loại biểu đồ được nhiều trader quan tâm đến. Do đó, bài viết dưới đây Topsanfx sẽ trình bày chi tiết về khái niệm, đặc điểm, cách cài đặt, cách giao dịch với biểu đồ Point and Figure để các trader có thể nắm rõ hơn. Cùng theo dõi bài viết với Topsanfx nhé!
Contents
- 1 Giới thiệu sơ lược về biểu đồ Point and Figure
- 2 Giới thiệu về Box, Box-size và đồ thị 3 ô đảo chiều
- 3 Kháng cự, hỗ trợ và trendline trong biểu đồ Point and Figure
- 4 Các đường trendline chính trong P&F
- 5 Các mô hình giá cơ bản trong biểu đồ Point and Figure
- 5.1 Mô hình mua Double-Top (Double-top Buy Signal)
- 5.2 Mô hình bán Double-Bottom (Double-bottom Sell Signal)
- 5.3 Mô hình mua Triple-Top (Triple-top Buy Signal)
- 5.4 Mô hình bán Triple-Bottom (Triple Bottom Sell signal)
- 5.5 Mô hình “Máy bắn đá” lên (Bullish Catapult)
- 5.6 Mô hình “Máy bắn đá” xuống (Bearish Catapult)
- 5.7 Mô hình tam giác cân (Symmetrical triangle)
- 5.8 Mô hình tam giác rào chắn tăng, giảm (descending triangle và ascending triangle)
- 6 Các giai đoạn của giá trong đồ thị P&F
- 7 Hướng dẫn cách cài đặt biểu đồ Point and Figure
- 8 Một số câu hỏi thường gặp
- 9 Lời kết
Giới thiệu sơ lược về biểu đồ Point and Figure
Biểu đồ Point and Figure là gì?
Point and Figure Chart (P&F Chart) là biểu đồ Điểm và Hình hoặc có thể gọi là biểu đồ Caro. Biểu đồ Point and Figure là một loại biểu đồ giao dịch được sử dụng trong phân tích kỹ thuật để theo dõi các biến động giá của một tài sản hoặc thị trường.
Không giống như biểu đồ nến hoặc biểu đồ đường truyền thống, biểu đồ Point and Figure chỉ vẽ các biến động giá quan trọng, bỏ qua những biến động không đáng kể. Do đó, biểu đồ Point and Figure rất hữu ích để xác định các mức hỗ trợ và kháng cự, đường xu hướng và điểm phá vỡ quan trọng, có thể giúp các nhà giao dịch đưa ra quyết định giao dịch sáng suốt hơn.
Ai là người tạo ra biểu đồ Point and Figure?
Nhiều ý kiến cho rằng Charles Dow là người phát minh ra biểu đồ Point and Figure. Bởi lẽ Charles Dow là người đã đặt nền móng cho bộ môn “phân tích kỹ thuật hiện đại”.
Figure Chart (Đồ thị hình)
Thời sơ khai khi chưa có phân tích kỹ thuật, phần mềm hay chỉ báo mà chỉ có Figure Chart – một tờ giấy ghi lại sự chuyển động của giá (trong ngày, trong tuần hoặc trong tháng).
Dựa vào hình đồ thị giá 1 năm của công ty Amalgamated Copper năm 1993 ở trên, chúng ta có thể biết được:
- Giá tạo đỉnh ở 52$.
- Giá tạo đáy ở 34$.
- Giá đóng cửa ở mức 47$.
- Giá 39$ là mức giá được giao dịch nhiều nhất trong năm (24 lần).
- Xu hướng tăng đang thắng thế.
Point Chart (Đồ thị điểm)
Sau đó thì một số nhà phân tích thấy rằng việc lúc nào cũng ghi lại chuyển động giá bằng con số khá rắc rối. Từ đó, họ ghi lại chuyển động giá bằng các dấu tick, dấu nhân hoặc dấu chấm (không dùng số và cột giá được chuyển sang bên trái hoặc bên phải gọi là trục trung – vertical axis)
Point Chart khác với Figure Chart ở điểm là nó có thể ghi nhận được những chuyển động mang tính phân số mà nếu thể hiện bằng Figure chart sẽ làm rối đồ thị khiến cho đồ thị bị khó đọc như 1/2,1/4 hay 3/4.
Point & Figure chart
Để đơn giản hơn thì hai loại đồ thị trên được kết hợp thành một thể thống nhất (Point and Figure). 2 ký tự X (đại diện cho CẦU) và O (đại diện cho CUNG) sẽ được dùng thay cho số, dấu chấm,…
Giới thiệu về Box, Box-size và đồ thị 3 ô đảo chiều
Boxes và Box size
Boxes có nghĩa là ô, được ký hiệu là X, O. Đây là cái cơ bản nhất của đồ thị Point & Figure. X là tăng, còn O là giảm.
Có thể tưởng tượng rằng Boxes cũng tương tự như cây nến trong đồ thị Candle-Stick, thanh trong Bar-Chart hay điểm trong Line-Chart.
Kích cỡ của 1 Box-size (được Tom Dorsey đề xuất)
Price Range | Box size |
Under 0.25 | 0.065 |
0.25 to 1.00 | 0.125 |
1.00 to 5.00 | 0.25 |
5.00 to 20.00 | 0.50 |
20.00 to 100 | 1.00 |
100 to 200 | 2.00 |
200 to 500 | 4.00 |
500 to 1,000 | 5.00 |
1,000 to 25,000 | 50.00 |
25,000 and up | 500.00 |
Trục tung và trục hoành
Đồ thị P&F không có trục thời gian mà chỉ ghi lại chuyển động của giá. Do đó P&F được nhấn mạnh bằng cụm từ “Sự thuần khiết của price action”.
3 boxes reversal – 3 Ô Đảo chiều
Tại đồ thị P&F phổ biến nhất là loại Chart “3 ô đảo chiều”. Bản chất của đồ thị P&F là ghi lại những chuyển động giá do đó khi giá tăng hoặc giảm sẽ tạo thành 1 cột giá.
Đồ thị 3 ô đảo chiều nghĩa là gì? Tức là để có thể tạo thành một cột mới thì giá phải di chuyển ngược với trạng thái trước đó ít nhất 3 boxes.
Kháng cự, hỗ trợ và trendline trong biểu đồ Point and Figure
Kháng cự, hỗ trợ
Mỗi lần giá tạo thành một cột giá đầy đủ và đảo chiều thì đó chính là mức hỗ trợ và kháng cự gần đây nhất tại thời điểm đó.
Break-out
Break-out là hiện tượng giá vượt qua khỏi các vùng kháng cự, hỗ trợ. Cách đánh Break-out là cách đánh phổ biến nhất với P&F.
Nếu như đánh dài hạn theo P&F, trader có thể kill thị trường bằng cách nhồi lệnh theo xu hướng tại thời điểm giá phá khỏi các mức kháng cự, hỗ trợ hình thành trước đó.
Trend lines
Đối với biểu đồ Point and Figure có một loại trend đó là đường trend “Khách quan” 45° – 45° Objective trend lines.
Các đường trendline chính trong P&F
Sẽ có 4 đường trendline trong 2 đường chính và 2 đường phụ
- Hai đường chính: bao gồm Bullish Support Line (Đường hỗ trợ tăng) và Bearish Resistance Line (Đường kháng cự giảm)
- Hai đường phụ: bao gồm Bullish Resistance Line (Đường kháng cự tăng) và Bearish Support Line (Đường hỗ trợ giảm)
Bullish Support Line (Đường hỗ trợ tăng)
Quan sát biểu đồ giá dầu WTI năm 2007 – 2008 nằm trên một đường hỗ trợ tăng, đường này kẻ từ đáy của đồ thị và hướng theo góc 45 độ lên phía trên.
Đường trend này được gọi là khách quan bởi lẽ nó được hình thành khi đáy đồ thị được hình thành, đồng thời hướng 45 độ lên phía trên và không bị chi phối bởi việc hình thành đỉnh đáy.
Bearish Resistance Line (Đường kháng cự giảm)
Đường kháng cự giảm được hình thành từ đỉnh đồ thị kẻ một đường bán vuông góc 45° theo hướng xuống.
Bullish Resistance Line (Đường kháng cự tăng)
Đường này được hình thành lúc giá tạo tín hiệu mua đầu tiên và phá vỡ đường kháng cự giảm trước đó. Đường kháng cự tăng được kẻ từ cột X phía dưới của cột giảm O đối diện tín hiệu mua.
Bearish Support Line (Đường hỗ trợ giảm)
Đường hỗ trợ giảm là ngưỡng chặn lại để giá không giảm quá sâu trong 1 xu hướng giảm. Đường này được xác định bằng cách lấy tín hiệu bán đầu tiên phá qua đường trend tăng.
Lấy cột X đối diện kẻ từ đáy của cột đỏ sát phía bên phải.
Đường trend được hình thành khi nào?
Đường trend sẽ được hình thành từ xu hướng đầu tiên của đồ thị. Khi có tín hiệu mua hoặc bán phá vỡ xu hướng đó thì sẽ có một đường trend mới được tạo ra.
Cách hoạt động của các đường đường trend trong đồ thị P&F như sau: Khi một đường trend bị phá vỡ thì ngay lập tức một đường trend đối nghịch được hình thành tại đáy (hoặc đỉnh) gần nhất mà không cần quan tâm đến đáy (hay đỉnh) thứ 2, thứ 3 để hình thành nên một đường trendline.
Các mô hình giá cơ bản trong biểu đồ Point and Figure
Mô hình mua Double-Top (Double-top Buy Signal)
Tín hiệu mua double-top sẽ được hình thành khi giá phá lên khỏi mức cản đã hình thành trước đó. Trader sẽ tiến hành mua tại ô giá break-out và dừng lỗ khi giá phá khỏi vùng double-bottom.
Mô hình bán Double-Bottom (Double-bottom Sell Signal)
Tín hiệu bán double-bottom này sẽ hình thành lúc giá phá lên khỏi mức hỗ trợ trước đó. Trader sẽ tiến hành bán tại ô giá break-out và dừng lỗ trong trường hợp giá phá khỏi vùng double-top.
Mô hình mua Triple-Top (Triple-top Buy Signal)
Trường hợp giá test lại 2 lần mà vẫn chưa phá được mức cản trước đó, và lần thứ 3 thì giá mới phá được lên khỏi mức cản này thì đây chính là tín hiệu mua mạnh, tỷ lệ thắng sẽ cực kỳ cao, và dừng lỗ khi giá quay lại + phá mức hỗ trợ trước đó.
Mô hình bán Triple-Bottom (Triple Bottom Sell signal)
Trường hợp giá test lại 2 lần mà vẫn chưa phá được mức cản trước đó, và lần thứ 3 thì giá mới phá được lên khỏi mức cản này thì đây chính là tín hiệu bán mạnh, tỷ lệ thành công cực cao, dừng lỗ khi giá quay lại + phá mức hỗ trợ trước đó.
Mô hình “Máy bắn đá” lên (Bullish Catapult)
Mô hình này có tên gọi như vậy bởi vì có thể tưởng tượng nó giống như một chiếc máy bắn đá trong game đế chế (AOE) với thân máy sẽ là mô hình 3-top, cần cẩu đá là mô hình 2-top giúp đẩy giá lên cực xa. Đặt dừng lỗ cho tín hiệu này khi giá quay trở lại phá vỡ mức hỗ trợ trước đó.
Mô hình “Máy bắn đá” xuống (Bearish Catapult)
Mô hình này là đảo nghịch của mô hình “máy bắn đá” lên.
Mô hình tam giác cân (Symmetrical triangle)
- Tín hiệu mua là khi giá phá khỏi đỉnh gần nhất, đặt dừng lỗ khi giá phá khỏi đáy gần nhất.
- Tín hiệu bán là khi giá phá khỏi đáy gần nhất, đặt dừng lỗ khi giá phá khỏi đỉnh gần nhất.
Mô hình tam giác rào chắn tăng, giảm (descending triangle và ascending triangle)
Bán khi giá phá khỏi tam giác rào chắn giảm khi giá phá đáy gần nhất, đặt dừng lỗ nếu giá phá được những mức cản rào chắn trước đó. Mô hình này tạo nên ít nhất một 3-top và thất bại trong việc break-out trước khi phá khỏi một đáy tăng dần.
Mua khi giá phá khỏi tam giác rào chắn tăng khi giá phá đỉnh gần nhất, đặt dừng lỗ nếu giá phá được các mức hỗ trợ rào chắn trước đó. Mô hình giá này tạo nên ít nhất một 3-bottom và thất bại trong việc break-out trước khi phá khỏi một đỉnh giảm dần.
Các giai đoạn của giá trong đồ thị P&F
Giai đoạn phá vỡ (breakout)
Breakout là giai đoạn mà giá phá vỡ khỏi đường xu hướng và xác nhận tín hiệu mua hoặc bán. Đây là giai đoạn tốt nhất để giao dịch trong P&F.
Tuy nhiên giai đoạn khởi đầu của xu hướng luôn là giai đoạn có nhiều cạm bẫy có thể quyets SL của trader bất cứ lúc nào.
Giai đoạn hậu phá vỡ
Giai đoạn này xu hướng đã đi vào “form”, giá sẽ tăng hoặc giảm liên tục với xung lực cực lớn. Trong giao dịch với P&F việc giữ lệnh là việc phải làm để đợi giai đoạn này xảy ra. Một khi xu hướng đạt đến cực độ thì không gì có thể ngăn cản được.
Giai đoạn mệt mỏi
Đến giai đoạn này giá đã di chuyển đi khá xa và đang bắt đầu tích lũy. Tại đây, giá sẽ không ổn định, mô hình giá cũng phức tạp hơn. Thời điểm này không nên giao dịch, hoặc giao dịch cầm chừng và mở thêm vị thế.
Giai đoạn hồi quy
Giai đoạn này là thời điểm rất tốt để giao dịch trong P&F sau đó kết thúc một vòng quay của giá.
Tại đây, trader sẽ có hai lựa chọn giao dịch:
- Một là hồi quy và tiếp diễn xu hướng trước đó
- Hai là phá vỡ đường xu hướng và bắt đầu một xu hướng mới.
Hướng dẫn cách cài đặt biểu đồ Point and Figure
Bước 1: Đăng nhập vào website (Investing.com)
Bước 2: Nhập cặp tiền tệ hoặc bất cứ mã cổ phiếu nào cần phân tích vào ô khoanh đỏ
Bước 3: Nhấn vào ô “Technical Chart” mình khoanh đỏ.
Bước 4: Nhấn vào chỗ hình răng cưa có chữ “Format”
Bước 5: Chỉnh thông số set-up như hình
- HL: Có thể chọn đồ thị lấy giá đóng cửa (Closed) để làm tham số hoặc HL là giá thấp nhất cao nhất như trong hình.
- Traditional: Là dạng đồ thị P&F cổ xưa, truyền thống
- Box-size: Là số bước giá đại diện cho 1 Ô, có thể chọn 10 pip, 20 pip với fx, 5$ hay 10$ với vàng,…..
- Reversal Amount: Số ô đảo chiều cần thiết để tạo thành 1 cột mới
Bước 7: Nhấn OK thì sẽ hiện ra hình như bên dưới
Bước 8: Lock Scale
Một số câu hỏi thường gặp
Đồ thị Point and Figure có gì hay hơn những đồ thị khác?
- Đồ thị P&F sẽ loại bỏ độ nhiễu nhờ vào quy tắc ba ô đảo chiều. Với tính năng này những biến động nhỏ, không đáng kể của giá sẽ được bỏ qua, và đồ thị chỉ ghi nhận những biến động lớn. Điều này sẽ giúp nhà đầu tư không bị dao động.
- Đồ thị P&F có kháng cự, hỗ trợ, trendline rõ ràng hơn và sửu dụng hiệu quả hơn so với đồ thị nến
- Đồ thị này sẽ giúp giải phóng tư duy và quyết định cho nhà đầu tư. Đồ thị sẽ nhìn đơn giản, không lộn xộn nếu nhà đầu tư biết cách sử dụng.
Quy tắc giao dịch với Point and Figure là gì?
Nguyên tắc 1: Chỉ mua (Long, Buy, …) nếu giá nằm phía trên đường Hỗ trợ tăng.
Nguyên tắc 2: Chỉ bán (Short, Sell,…) nếu giá nằm dưới đường Kháng cự giảm.
Nguyên tắc 3:
- Nếu đã mở vị thế mua, trader cần phải giữ vị thế cho đến khi nhận thấy một tín hiệu bán xuất hiện trên đồ thị mới được đóng vị thế.
- Nếu giá vẫn nằm phía trên đường hỗ trợ tăng, tiếp tục mở vị thế với tín hiệu mua tiếp theo đồng thời đóng tất cả các vị thế khi tín hiệu bán đầu tiên xuất hiện.
Nguyên tắc 4:
- Nếu đã mở vị thế bán, bạn phải giữ vị thế cho đến khi bạn nhận thấy một tín hiệu mua xuất hiện trên đồ thị mới đóng vị thế.
- Nếu giá vẫn nằm phía dưới đường kháng cự giảm, tiếp tục mở vị thế với tín hiệu bán tiếp theo và đóng tất cả các vị thế khi tín hiệu mua đầu tiên xuất hiện. Một lần nữa, hãy đi theo xu hướng vì đó là người bạn tốt của bạn.
Nguyên tắc 5: Không bao giờ được giao dịch nghịch xu hướng trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Nguyên tắc 6: Hãy dịch chuyển đường trend để xem xét các đường trend phụ bất cứ khi nào có thể.
- Nếu trader đang giao dịch phía trên đường Hỗ trợ tăng, dịch chuyển đường trend khi có một tín hiệu bán và liền sau đó có một tín hiệu mua.
- Nếu trader đang giao dịch phía dưới đường Kháng cự giảm, dịch chuyển đường trend khi có một tín hiệu mua đi liền sau đó là một tín hiệu bán.
Nguyên tắc 7: Nếu giá phá xuống khỏi đường Hỗ trợ tăng – Bắt đầu đổi vị thế từ mua sang bán.
Nguyên tắc 8: Nếu giá phá lên khỏi đường Kháng cự giảm – Bắt đầu đổi vị thế từ bán sang mua.
Nguyên tắc 9: Nếu đang mở vị thế mua và đang có lời, hãy dời điểm dừng lỗ tới vị trí mà một tín hiệu bán có thể xảy ra.
Nguyên tắc 10: Nếu đang mở vị thế bán và đang có lời, hãy dời điểm dừng lỗ tới vị trí mà một tín hiệu mua có thể xảy ra.
Lưu ý: Với hai nguyên tắc 9 và 10 có một ngoại lệ là Nếu giá di chuyển > 18 box mà không đảo chiều, thì trader có thể dời điểm dừng lỗ về điểm 4 box đảo chiều đầu tiên.
Hạn chế của biểu đồ Point and Figure là gì?
- Biểu đồ Point and Figure có thể chậm phản ứng với thay đổi giá
- Mặc dù biểu đồ này hiệu quả trong xu hướng mạnh vì những chuyển động nhỏ ngược xu hướng được lọc ra. Tuy nhiên, trường hợp một sự đảo chiều xảy ra, nó có thể xóa đi đáng kể lợi nhuận hoặc thậm chí dẫn đến thua lỗ lớn. Bởi vì lượng đảo chiều thường rất lớn, nếu một nhà đầu tư chỉ sử dụng biểu đồ P&F thì sẽ không thể thấy sự đảo chiều cho đến khi giá đã di chuyển đáng kể so với họ.
Lời kết
Bài viết trên chia sẻ tất tần tật về biểu đồ Point and Figure. Hy vọng qua bài viết này, nhà đầu tư đã có thể nắm được chi tiết về biểu đồ P&F. Cảm ơn đã theo dõi bài viết.
Xem thêm:
Hướng dẫn sử dụng biểu đồ thanh Bar Chart
Biểu đồ dot plot – công cụ dự đoán lãi suất thị trường tài chính Mỹ